Xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề

Chia sẻ bởi Giáp Thị Ngà | Ngày 03/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ
Ths. Lương Thị Bình
Trung tâm Nghiên cứu GDMN
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Mục tiêu bài học
Sau khi học bài này, học viên sẽ nắm được:

Các yếu tố cần đảm bảo khi tổ chức nội dung giáo dục theo chủ đề. Các bước xây dựng chủ đề.
Bước đầu biết cách xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề.
Có ý thức trong việc xây dựng kế hoạch chủ đề nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ.
Nội dung
Tìm hiểu về chủ đề và các bước xây dựng các hoạt động GD theo chủ đề.
Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề
Thực hành xây dựng kế hoạch 1 chủ đề cụ thể
Tìm hiểu về chủ đề và các bước xây dựng các hoạt động GD theo chủ đề
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của mình hãy trình bày:
Chủ đề là gì ? Kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ đề ?
Khi xây dựng chủ đề cần quan tâm đến vấn đề gì ?
Các bước xây dựng chủ đề ?
Tìm hiểu về chủ đề và các bước xây dựng các hoạt động GD theo chủ đề
Hoạt động 2: Trình bày kết quả thảo luận nhóm

Các nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Các nhóm khác bổ sung ý kiến, thảo luận
Tìm hiểu về chủ đề và các bước xây dựng các hoạt động GD theo chủ đề (tiÕp)
Khái niệm chủ đề:
Chủ đề là nội dung hoặc phần kiến thức mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV, diễn ra trong khoảng thời gian thích hợp.
Một chủ đề lớn có thể bao gồm một số chủ đề nhỏ. Phạm vi kiến thức và hoạt động của một chủ đề không bị khép kín mà được mở rộng linh hoạt.
Kế hoạch hoạt động chủ đề gồm yêu cầu, nội dung và các hoạt động giáo dục
Các yếu tố cần đảm bảo khi tổ chức nội dung GD theo chủ đề
Chủ đề cần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú và cung cấp những kiến thức gần gũi những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thực tế của trẻ.
Chủ đề cần được thể hiện trong các hoạt động của trẻ cả ngày ở lớp
Chủ đề cần được thể hiện thông qua việc lựa chọn và cung cấp các đồ dùng, học liệu ở các khu vực chơi trong lớp.
Chủ đề cần đảm bảo đủ thời gian cho trẻ tìm hiểu, khám phá (ít nhất là 1 tuần), đảm bảo vừa lặp đi, lặp lại, vừa mở rộng các cơ hội học cho trẻ hằng ngày.
Các bước xây dựng chủ đề 
1.Chọn chủ đề: Chúng ta muốn trẻ biết gì khi khám phá chủ đề này? Chúng ta muốn trẻ làm gì để nắm được nội dung đó.
2.Xây dựng mục tiêu của chủ đề: Đối với chủ đề lớn cần xác định mục tiêu tổng thể về TC, NT, NN, TCXH. Đối với chủ đề nhỏ hoác các bài học cần đưa ra các yêu cầu về Kiến thức, Kỹ năng và Tháo độ, Tình cảm mà trẻ cần đạt được.
Môc tiªu ®Ò ra cña chñ ®Ò cÇn b¸m s¸t môc tiªu cña tõng lÜnh vùc ph¸t triÓn, c¸c chØ tiªu cÇn cô thÓ, cã thÓ ®o ®¹c ®­îc, võa søc, phï hîp víi ®é tuæi nh»m gióp trÎ tõng b­íc ®¹t ®­îc môc tiªu gi¸o dôc mÇm non ë cuèi tuæi mÉu gi¸o

Các bước xây dựng chủ đề
3.Xây dựng mạng nội dung chủ đề:
Thể hiện ý tưởng về ND chính trong CT liên quan đến chủ đề cần cung cấp KT, KN và hình thành thái độ cho trẻ.
Nội dung trong từng mạng và giữa các mạng có mối liên hệ qua lại với nhau. Mạng nội dung giúp GV biết trình tự thực hiện nội dung. Từ chủ đề chính GV có thể phân chia thành các chủ đề nhánh.
.
Các bước xây dựng chủ đề
4. Xây dựng mạng hoạt động: là đưa ra các Hoạt động giáo dục mà GV dự kiến cho trẻ trải nghiệm hằng ngày, hằng tuần để khám phá, trải nghiệm các nội dung của CĐ. Đây là bước chuẩn bị cho việc xây dựng KH hoạt động tuần của GV.
5. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tuần.
6. Lên kế hoạch đánh giá: Đánh giá trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc chủ đề.
Các bước thực hiện chủ đề
Bước1. Chọn chủ đề thích hợp: Chọn trong Chương trình hoặc xây dựng CĐ xuất phát từ hứng thú của trẻ hoặc thực tế của địa phương.
Bước 2. Giới thiệu chủ đề: Qua trò chuyện, đàm thoại, tạo tình huống, câu đố, bài hát, thông báo với gia đình,…
Bước 3. Khám phá chủ đề: Thông qua các hoạt động khám phá, trải nghiệm của trẻ (tập trung, theo nhóm, cá nhân)
Bước 4. Đóng chủ đề: Trò chuyện, chia sẻ, vẽ minh họa về những điều đã học, đã nhớ, giới thiệu chủ đề mới.

Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề

Thảo luận nhóm

Dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của mình chị cho biết:
Khi xây dựng kế hoạch GD theo chủ đề chị thường tiến hành theo các bước nào?
Khi xây dựng kế hoạch GD theo chủ đề bạn thường quan tâm đến nguyên tắc gì?
Trình bày kết quả thảo luận nhóm
Các nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận của nhóm

Các nhóm khác bổ sung ý kiến, thảo luận
Các yêu cầu khi xây dựng
kế hoạch chủ đề
Nội dung chủ đề xuất phát trên nhu cầu khám phá, khả năng và kinh nghiệm của trẻ, từ đó phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Kiến thức được cung cấp theo nguyên tắc đồng tâm phát triển, mở rộng dần từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp.
Đặt tên cho chủ đề cần đơn giản, gần gũi với trẻ.
Mỗi chủ đề chứa đựng lượng nội dung cần thiết, phong phú phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp.
Các yêu cầu khi xây dựng
kế hoạch chủ đề (tiếp)
Đa dạng hóa các hoạt động GD, tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động. Tích hợp các kỹ năng khác nhau của các lĩnh vực phát triển trong các hoạt động của trẻ.
Giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về thế giới mà trẻ đang sống
Cung cấp cho trẻ ý tưởng trong trò chơi đóng vai.
Các hoạt động trong chủ đề cần an toàn đối với trẻ.
Các yêu cầu khi xây dựng
kế hoạch chủ đề (tiếp)
Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề bao gồm kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn
Kế hoạch dài hạn: Đưa ra định hướng chung cho cả năm học nhằm đạt được những mục tiêu phát triển trẻ theo từng độ tuổi, giúp GV xem xét những chủ đề nào sẽ đưa vào năm học, lên KH chuẩn bị học liệu, từ đó xây dựng các kế hoạch ngắn hạn để thực hiện CT. Thông thường KH dài hạn do BGH đề ra trên cơ sở của CT hiện hành.
Kế hoạch ngắn hạn: Phân phối các ND, HĐ giáo dục liên quan đến chủ đề trong từng tuần và vào các thời điểm trong CĐSH hằng ngày.
Các yêu cầu khi xây dựng
kế hoạch chủ đề (tiếp)
Các bước xây dựng KH GD theo chủ đề
Xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mong muốn trẻ đạt được qua khám phá chủ đề.
Lập mạng nội dung: Liệt kê các nội dung liên quan tới chủ đề phù hợp với nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ. Chọn những gì trẻ có thể và nên học.
Xây dựng KH hoạt động theo tuần: Phân phối các nội dung và HĐ giáo dục trẻ vào bản kế hoạch tuần.
Thực hành xây dựng kế hoạch
một chủ đề cụ thể
Các nhóm thực hành xây dựng kế hoạch chủ đề

Các nhóm trình bày và thảo luận góp ý chung


Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Giáp Thị Ngà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)