Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

Chia sẻ bởi Nguyễn Phi Sang | Ngày 27/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



KÍNH CHÀO QUÝ CẤP LÃNH ĐẠO CÙNG QUÝ THẦY CÔ !

KĨ NĂNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

LÝ DO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM:
Cũng như hiệu trưởng đối với nhà trường, GVCN đối với lớp học cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Nếu xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN cùng lớp sẽ xác định được rõ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề ra được các hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những ưu tiên này.

TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM ?
I/ Nội dung cơ bản của bài học:
Một số khái niệm cơ bản: Kế hoạch chủ nhiệm; lập kế hoạch chủ nhiệm.
Cấu trúc nội dung bản kế hoạch chủ nhiệm.
Các bước xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
Cách xây dựng kế hoạch chủ nhiệm (dựa trên SWOT, SMART, 5W, 1H, 5M, 2C) theo loại kế hoạch công tác năm, tháng, tuần, hoạt động.
4
Hoạt động1- Xác định khái niệm
kế hoạch CN, lập kế hoạch CN
Câu hỏi 1: Trong thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp, thầy (cô) đã lập những loại kế hoạch nào?

Câu hỏi 2: Theo thầy (cô) thực chất của việc lập kế hoạch chủ nhiệm là gì?
(Phiếu học tập số 1, tr 31)
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
HĐ 2- CẤU TRÚC KH CHỦ NHIỆM
HĐ 2- CẤU TRÚC KH CHỦ NHIỆM
6.Kế hoạch từng tháng (từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau)- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
7. Kế hoạch Sơ kết học kì (học kì I từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau; học kì II từ tháng 2 đến tháng 5)- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
8. Kế hoạch Tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
9. Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
HOẠT ĐỘNG 3:
6 bước xây dựng kế hoạch:

Phân tích môi trường (SWOT)
Xây dựng chiến lược phát triển
Xác định mục tiêu cần đạt của lớp học
Xác định giải pháp cần tiến hành để đạt được MT
Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện KH
Viết văn bản và phê chuẩn văn bản trước thi thực hiện
HOẠT ĐỘNG 3:

Bước 1: Dùng SWOT để phân tích đặc điểm môi trường lớp học
- S(Strengths): Các điểm mạnh (đặc điểm chủ quan)
- W(Weaknesses): Các điểm yếu (đặc điểm chủ quan)
- O(Opportunities): Các cơ hội (đặc điểm khách quan)
- T(Threats): Các đe dọa, mối nguy hại (đặc điểm khách quan)
ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC (SWOT)
( Nguồn thông tin để xây dựng: Chỉ thị thực hiện kế hoạch năm học của Bộ, nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng kế hoạch năm học của Trường và đặc điểm riêng của Lớp: Qua học bạ năm học trước, GVCN cũ, phiếu điều tra HS đầu năm,…)
1/ Strengths – Các điểm mạnh (Để duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy)
* Khi phân tích các điểm mạnh (thuận lợi) thường phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Lớp của chúng ta có những điểm mạnh nào?
+ Những thành công của lớp trong năm học vừa qua là gì?
+ Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả mĩ mãn nhất ?
+ Cá tính, nhân cách của GVCN, cán bộ lớp, học sinh nào đó của lớp, ... có những nổi trội gì so với người khác?
+ Những thành tích của lớp, của cá nhân được xây dựng theo con đường nào, theo kiến thức cơ bản nào,... mà người khác không có ?
+ Từng tổ nhóm học sinh trong lớp có những điểm mạnh gì?
+ ...
2. Weaknesses – cá điểm yếu (Để “bốc thuốc” sửa chữa hoặc tìm cách thoát khỏi điểm yếu)
Khi phân tích các điểm yếu thường phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Lớp của chúng ta có những điểm yếu nào?
+ Những yếu tố nào dẫn đến thất bại của lớp trong năm học vừa qua?
+ Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả kém nhất ?
+ ….
3.Opportunities – các cơ hội (Để đánh giá một cách lạc quan, nắm bắt cơ hội )
Khi phân tích các cơ hội thường phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Chủ trương sắp tới của Nhà nước, Chỉ thị năm học của Bộ; Kế hoạch năm học (Sở, Phòng), ... sẽ đem lại những lợi thế gì cho trường, cho lớp chúng ta?
+ Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp gì cho nhà trường/ lớp hay không?
+ ….

4.Threats – Khó khăn, thách thức (Để có kế hoạch ngăn các trở ngại từ bên ngoài)

Khi phân tích các cơ hội thường phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này có ảnh hưởng gì lớn đến lớp học của mình không? (ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu => địa phương nơi trường đóng => gia đình học sinh => lớp học)
+ Các quán Internet, game online, karaoke,... có ảnh hưởng gì đến học sinh trong Trường, hoặc lớp mình hay không?
+ Xu hướng bạo lực học đường có xâm nhập bào Trường, lớp mình không?
+ Đường giao thông xuống cấp và nạn kẹt xe, ùn tắc có ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh hay không?
Bước 2: Xây dựng chiến lược phát triển

Tuyên bố sứ mạng
* VD:Lớp 8A3- Trường THCS .... tạo dựng được môi trường học tập có chất lượng cao, nề nếp, kỉ cương, thân thiện để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng và tư duy sáng tạo của mình
- Xác định hệ thống giá trị cơ bản: đoàn kết, kỉ luật, nhân ái…
Xây dựng tầm nhìn:
* Ví dụ: Lớp 8A3- Trường THCS .... là một trong những lớp đứng đầu huyện mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi mà giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.
Bước 3: Dùng SMART để xác định mục tiêu của kế hoạch
- S (Specific): Cụ thể, dễ hiểu. Chỉ tiêu phải cụ thể, dễ hiểu vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.
- M (Mesureable): Đo lường được. Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết trong quá trình thực hiện có đạt được hay không?
- A (Attainable): Vừa sức để có thể đạt được.
- R (Result-oriented): Định hướng kết quả
- T (Time-bound): Giới hạn thời gian
VD: Cuối năm học, lớp 7A2 Trường THCS .... đạt danh hiệu “Lớp học thân thiện”. Xếp loại các đợt thi đua đạt từ thứ hai toàn trường trở lên. Học sinh thi đỗ tốt nghiệp 98% ,v.v..
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 5
Bước 4,5: 5W +1H+ 2C+5M: Dùng để xác định Nội dung, nhiệm vụ, phương pháp, các nguôn lực thực hiện:
5W: (Nội dung)
-What: Làm gì? Để làm gì?
- Why: Tại sao? ( lí do chọn công việc )
Where: Ở đâu?
When: Khi nào? (khi nào bắt đầu, kết thúc)
Who: Ai? (ai làm, ai kiểm tra, ai hỗ trợ …
* 1 H : How ( xác định phương pháp làm việc)
- Cách thức thực hiện từng công việc như thế nào?
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện là tài liệu nào?
- Tiêu chuẩn cần đạt của công việc là gì?
- Nếu cần máy móc, phương tiện thực hiện nhiệm vụ thì cách thức vận hành như thế nào?
*2C: Xác định cách thức kiểm soát, kiểm tra

5M: Xác định nguồn lực công việc
* 5M
- M(Money): Nguồn kinh phí
- M(Material): Nguồn vật liệu, hệ thống cung ứng
- M(Machine): Phương tiện
- M(Method): Phương pháp làm việc
- M(Man): nhân lực:

+ Những học sinh nào, tổ nào sẽ thực hiện công việc? Các em có đủ trình độ, kinh nghiệm, kĩ năng, phẩm chất, tính cách phù hợp không?
+ Ai hỗ trợ?
+ Ai kiểm tra?
+ Nếu cần nguồn phòng ngừa thì có đủ nguồn lực con người (trong lớp, ngoài lớp) để hỗ trợ không?

Bước 6: Hoàn thiện văn bản Kế hoạch, phê chuẩn Kế hoạch
- Khi viết văn bản và tuyên truyền kế hoạch, GVCN cần ghi nhớ 3 vấn đề cốt lõi là: Trọng tâm – Đúng hướng – Truyền đạt quảng bá.
- Các yếu tố cần và đủ để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm thành công là :
+ Sự tham gia tích cực của mọi thành viên lớp học (CBQL, GV bộ môn, HS, CMHS,... )
+ Phối hợp hài hòa các Kế hoạch hoạt động cụ thể của lớp học (Kế hoạch giáo dục đạo đức; Kế hoạch hoạt động ngoại khóa; Kế hoạch hoạt động của Chi hội cha mẹ học sinh, Kế hoạch hoạt động Chi đoàn,... ) vào những thời gian hợp lí.
+ Viết ra được các thông tin cần thiết và truyền đạt, quảng bá rộng rãi.
Lưu ý: không nên quá cứng nhắc trong kế hoạch, vì thực tế, trong hoạt động chung của trường, lớp vẫn không đủ dữ liệu để GVCN lập kế hoạch. Thậm chí những kĩ thuật xây dựng kế hoạch của GVCN vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy, kế hoạch năm, tháng, tuần của lớp chủ nhiệm cần phải luôn được cập nhật, bổ sung thêm để phù hợp với điều kiện thực tế.
Hoạt động 4: Thực hành
Thầy(cô) lập tiêu mục cho kế hoạch năm/tháng/ tuần nhé!

Nhóm 1: Lập kế hoạch năm
Nhóm 2: Lập kế hoạch tháng
Nhóm 3: Lập kế hoạch tuần
KẾT LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG 4:
1/ KẾ HOẠCH NĂM HỌC: (dùng để tham khảo)
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP …
Năm học: …
Chủ đề năm học: …
I/ Đặc điểm môi trường lớp học:
1) Thuận lợi - Thời cơ
2) Khó khăn - Thách thức
II/ Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu:
( Nguồn thông tin để xây dựng: Trên cơ sở phân tích đặc điểm môi trường lớp (SWOT) và vận dụng nguyên tắc phân tích mục tiêu (SMART) phù hợp với đặc điểm môi trường hoạt động của lớp)

KẾT LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG 4

1/ Duy trì sĩ số:
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
2. Giáo dục trí tuệ
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
3. Giáo dục đạo đức
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
4. Giáo dục thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu

5. Giáo dục thể chất
a) Mục tiêu
b) Nhiệm vụ
c) Chỉ tiêu
6. Lao động và hướng nghiệp
a) Mục tiêu
b) Nhiệm vụ
c) Chỉ tiêu
8. Các hoạt động tập thể khác
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
III/ Các biện pháp chính: (1H + 5M) và
Khi xác định các giải pháp, với mỗi giải pháp cần trả lời các câu hỏi sau:
Cần làm gì để đạt đến mục tiêu?
Làm như thế nào?
Các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp là gì?

2/ KẾ HOẠCH THÁNG:
(5W+1H+5M+2C)
Kế hoạch công tác tháng cần xác định:
* Nguồn thông tin để xác lập kế hoạch tháng:
- Các công việc trong năm
- Các công việc trong tháng trước chưa thực hiện xong
- Các công việc mới phát sinh do trường giao thêm cho lớp
Nội dung kế hoạch tháng:
+ Các công việc quan trọng trong tháng
+ Thời gian thực hiện
+ Người thực hiện
+ Ghi chú ( yêu cầu kết quả)
+ Các công việc chưa xác định được trong lịch (nhưng phải làm trong tháng hoặc làm trong tháng sau)

3/ KẾ HOẠCH TUẦN:
(5W+1H+5M+2C)
Kế hoạch công tác tuần cần xác định:
* Nguồn thông tin để xác lập kế hoạch tuần:
- Các công việc trong tháng
- Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong
- Các công việc mới phát sinh do trường giao thêm cho lớp
Nội dung kế hoạch tuần:
+ Các công việc quan trọng trong tuần
+ Thời gian thực hiện
+ Người thực hiện
+ Ghi chú ( yêu cầu kết quả)
+ Các công việc chưa xác định được trong lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm trong tuần sau)


TỔ TRƯỞNG
THƯ KÝ
LỚP PHÓ LAO ĐỘNG
CÁN SỰ BỘ MÔN
LỚP PHÓ VĂN THỂ MỸ
LỚP PHÓ HỌC TẬP
LỚP TRƯỞNG
Từ khóa: Tham vấn
GỌI TÊN BỘ MÁY TỰ QUẢN LỚP HỌC
HOẠT ĐỘNG 8: THỰC HÀNH
Xây dựng một kế hoạch cho một công việc cụ thể về công tác chủ nhiệm
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC (tham khảo)
I/ Mục tiêu (SMART)
Xây dựng nội quy lớp học giúp:
- Giáo dục, nuôi dưỡng và bảo đảm sự phát triển lành mạnh, an toàn, thân thiện cho HS trong lớp.
Thể hiện văn hoá, truyền thống của tập thể lớp
HS hiểu những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp, đâu là giới hạn không được vượt qua.
- Giúp HS tự giác thực hiện chính những điều mình tự nguyện đặt ra.

II/ Cách thực hiện (5W+1H+5M)
Căn cứ vào Điều lệ và nội quy của nhà trường, nhiệm vụ năm học, GVCN yêu cầu HS quán triệt và có thể bổ sung thêm những chuẩn mực khác tạo nên văn hoá của tập thể lớp. Xây dựng nội quy lớp học với sự tham gia của HS toàn lớp.
Bước 1: GVCN nêu vấn đề, các tổ thảo luận các câu hỏi:
Em mong muốn lớp mình trở nên như thế nào?
Em mong muốn gì ở thầy cô và bạn bè?
- Để đạt được những điều mong đợi, mỗi người nên làm gì? Không nên làm gì?
Bước 2: Làm việc chung toàn lớp:
- Các tổ trình bày ý kiến của tổ mình trước lớp
GVCN cùng cả lớp dựa trên ý kiến của các tổ thảo luận, xây dựng, thống nhất nội quy của lớp
GVCN cùng cả lớp tiếp tục thảo luận về chế độ khen thưởng, kỉ luật đối với những việc làm đáng khen và đáng chê trên cơ sở các câu hỏi sau:
+ Ai sẽ giám sát việc thực hiện nội quy lớp học?
+ Điều gì sẽ cản trở việc thực hiện nội quy lớp học? Mỗi người phải vượt qua những thách thức, thói quen nào? Liệu có thể vượt qua hoặc thay đổi không?
+ Nếu vi phạm nội quy thì sẽ xử lí như thế nào? Nếu thực hiện tốt nội quy thì sẽ được khen thưởng ra sao?
Bước 3: Viết nội quy lớp học bằng chữ đẹp, khổ lớn, trang trí thật đẹp và treo nội quy lớp học ở vị trí ai cũng có thể đọc được.
IV/ Kiểm tra, đánh giá (2C)
Bổ sung thêm những việc nên làm (phiếu xanh), loại bỏ dần những hành vi không nên làm-nhưng đã thực hiện tốt (phiếu đỏ)
- Bổ sung quy định cho những vấn đề mới nảy sinh
HOẠT ĐỘNG 8: THỰC HÀNH
Thầy (cô) xây dựng một kế hoạch cho một công việc cụ thể về công tác chủ nhiệm (Kế hoạch: Tổ chức 1 tiết HĐNGLL; vận động HS bỏ học ra lớp; tập huấn cách truy bài 15 phút đầu giờ cho lớp CN; phát triển tập thể HS thành môi trường lớp học thân thiện,…
Hoạt động 9
Một số lưu ý và
một số ví dụ minh hoạ

1/ CÁCH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM
Để xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm hiệu quả, khả thi, GVCN cần tuân thủ theo quy trình 6 bước sau:
Bước 1: Phân tích môi trường lớp học (học bạ năm trước, trao đổi với thầy cô giáo CN cũ, phát mẫu phiếu điều tra cá nhân,…)
Bước 2: Xây dựng định hướng phát triển lớp học
Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt của lớp
Bước 4: Xác định các giải pháp cần tiến hành để đạt được mục tiêu
Bước 5: Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện kế hoạch
- Bước 6: Viết văn và phê chuẩn văn bản kế hoạch của lớp trước khi thực hiện

2/ Trước khi lập kế hoạch chúng ta cần:
Dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ năm học cùng với các chỉ tiêu mà nhà trường định hướng
Kết hợp với kết quả nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của học sinh (cá nhân và tập thể)
Các điều kiện, nguồn lực (từ trong tập thể lớp, trong trường, các lực lượng xã hội khác) và quan trọng là mong muốn của tập thể lớp cùng GVCN dự kiến sẽ đạt được những mục tiêu nào mà xây dựng kế hoạch.


3/ Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả lời:

+ Lớp chúng ta đang ở đâu?(hiện lớp ta đang ở trạng thái / giai đoạn phát triển nào?)
+ Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu?(chúng ta sẽ phát triển lớp đạt được các mức độ nào trong thời hạn xác định: Một học kì? Một năm học?)

+ Lớp chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện nào để tới được đó? (Làm thế nào để chúng ta đạt được các tiêu chí trong mục tiêu phát triển đó ?)
+ Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích?(Phát triển tập thể HS thành môi trường lớp học thân thiện)
4/ Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch CN:
Khi viết văn bản và tuyên truyền kế hoạch, GVCN cần ghi nhớ 3 vấn đề cốt lõi là: Trọng tâm- Đúng hướng- Tuyền đạt, quảng bá.
Các yếu tố cần và đủ để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm thành công là:
+ Sự tham gia tích cực của mọi thành viên lớp học (CBQ:, GV bộ môn, HS, CMHS,…)
+ Phối hợp hài hòa các kế hoạch hoạt động cụ thể của lớp học (kế hoạch giáo dục đạo đức; kế hoạch hoạt động ngoại khóa; kế hoạch hoạt động của chi hội CMHS, kế hoạch hoạt động cuả chi đội,…) vào những thời gian hợp lí
+ Viết ra được các thông tin cần thiết và truyền đạt, quảng bá rộng rãi.
THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ TIÊU MỤC CỦA CÁC KẾ HOẠCH SAU:
Sở GD&ĐT…. Cộng hòa……………
Trường…
Địa điểm… ngày…tháng…năm 2010
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Năm học:…
Căn cứ vào….
Phần I: KẾ HOẠCH CHUNG
Ví dụ 1: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 2. Biện pháp:………
Nội dung 3. Chỉ tiêu:……………
Giáo dục ý thức đạo đức
b) Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức
c) Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức
Ví dụ 3: KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ (2009)
( Bảo vệ của công và giữ gìn môi trường)
I/ Mục tiêu……….
II/ Chuẩn bị……….
III/ Kế hoạch chi tiết:

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phi Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)