Xây dựng Đảng về đạo đức

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Loan | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Xây dựng Đảng về đạo đức thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề:
XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC

Người thực hiện: HOÀNG NGỌC LOAN
Đơn vị: HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ QUẬN 8
GIÁO ÁN THAM GIA HỘI THI
GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GIỎI
Chuyên đề:
XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC

Người thực hiện: HOÀNG NGỌC LOAN
Đơn vị: HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ QUẬN 8
GIÁO ÁN THAM GIA HỘI THI
GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GIỎI
“Trong một thời gian dài, lý luận xây dựng Đảng tập trung nhấn mạnh trên ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đó chỉ là điều kiện cần chứ không đủ. Sẽ là không đầy đủ, là thiếu hụt nếu không tính đến hoặc xem nhẹ vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức.
Việc đồng nhất một cách giản đơn “xây dựng Đảng về tư tưởng với xây dựng Đảng về đạo đức” trên thực tế đã dẫn đến xem nhẹ vấn đề đạo đức trong Đảng. Đó là hạn chế lớn cần phải khắc phục. Phải hết sức coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức, từ đạo đức của người đảng viên đến đạo đức của người lãnh đạo, của cơ quan lãnh đạo”.
(Trích lời GS Hoàng Chi Bảo – HĐLLTƯ)
LỜI MỞ ĐẦU
Một khi đạo đức trong Đảng yếu kém sẽ tác động nguy hại tới chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng và cũng dẫn đến suy đồi đạo đức trong xã hội. Không có bảo đảm đạo đức thì tổ chức đảng không thể trong sạch, vững mạnh, không có sức chiến đấu. Để xảy ra tình trạng đó, tư tưởng chỉ còn là hình thức hoặc bị hình thức hóa. Chính trị dù có đúng đắn cũng không có sức mạnh để thực hiện. Trong những tình huống phức tạp, không có những giá trị đạo đức ràng buộc, chính trị sẽ mất phương hướng và sai lầm.
Do đó, xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức. Đây là điểm nhấn, điểm mới tại Đại hội Đảng lần thứ XII, trong nội dung xây dựng Đảng, là sự bổ sung hết sức cần thiết trong đổi mới tư duy về xây dựng Đảng hiện nay.
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội;
II. Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
III. Nhiệm vụ chủ yếu xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay;
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1. Những vấn đề chung về đạo đức:
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1. Những vấn đề chung về đạo đức:
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại. Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói, (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói; tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm, moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học.
Ở phương đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. 
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1. Những vấn đề chung về đạo đức:
1.1. Khái niệm “Đạo đức”: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”. Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao động; tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn minh, lành mạnh; có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1. Những vấn đề chung về đạo đức:
2. Cấu trúc của đạo đức: Đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, bao gồm:
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1. Những vấn đề chung về đạo đức:
2. Cấu trúc của đạo đức: Đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, bao gồm:
Ý thức đạo đức: “Là ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Mặt khác, nó còn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người”. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức là sự thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những quy tắc đạo đức xã hội đặt ra; qua đó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức. Về mặt cấu trúc, ý thức đạo đức gồm tình cảm đạo đức, tri thức đạo đức, lý tưởng đạo đức, ý chí đạo đức. Trong đó, tình cảm thể hiện cảm xúc của con người trước hiện tượng đạo đức, tri thức đạo đức giúp con người lựa chọn cái gì nên làm và cái gì không nên làm; lý tưởng đạo đức quyết định phương hướng, mục đích hoạt động của con người và ý thức đạo đức là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, trở ngại để thực hiện hành vi đạo đức.
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1. Những vấn đề chung về đạo đức:
2. Cấu trúc của đạo đức: Đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, bao gồm:
Hành vi đạo đức: “Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức”. Cụ thể hơn, hành vi đạo đức là những cử chỉ, những việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực và các giá trị đạo đức.
Để phân biệt một hành vi đạo đức hay phi đạo đức, không chỉ căn cứ vào kết quả của hành vi mà còn phải căn cứ vào động cơ của hành vi. Hành vi đạo đức phải có nguyên nhân vì lợi ích của người khác, của xã hội và mục đích cũng là mang lại lợi ích cho người khác, cho xã hội.
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1. Những vấn đề chung về đạo đức:
2. Cấu trúc của đạo đức: Đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, bao gồm:
Quan hệ đạo đức: Là hệ thống những quan hệ xã hội, tác động qua lại giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét về mặt đạo đức. Quan hệ đạo đức vận động, biến đổi theo quá trình phát triển của xã hội, trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội hay hệ giá trị đạo đức của một giai cấp cũng có sự vận động, phát triển. Quan hệ đạo đức có các đặc tính là tính tự giác và tính tự nguyện. Tính tự giác thể hiện ở sự nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân mỗi nguời trong những tình huống cụ thể khi tham gia vào quan hệ đạo đức. Tính tự nguyện thể hiện ở nhu cầu và ham muốn của bản thân mỗi người trong quan tâm, tương trợ, giúp đỡ người khác...
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1. Những vấn đề chung về đạo đức:
Ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức là những yếu tố cấu tạo nên cấu trúc đạo đức, không tồn tại độc lập, mà có quan hệ biện chứng với nhau
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
2. Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội:
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
2. Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội:
MỜI CÁC ANH CHỊ XEM HÌNH ẢNH SAU
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
2. Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội:
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
3. Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội:
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
3. Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội:
CHIA TỔ THẢO LUẬN
THỜI GIAN: 10 PHÚT
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
3. Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội:
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
3. Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội:
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
3. Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội:
I. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
3. Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội:
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
1. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Phim tư liệu về Bác Hồ
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
1. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
1. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Hai
là,
xây
đi đôi
với
chống
Xây đi đôi với chống là muốn xây dựng phải chống, chống nhằm mục đích xây. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chống chủ nghĩa cá nhân.
Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, trong tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa sát hợp với các tầng lớp, đối tượng.
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
1. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
- Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
- Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
- Tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tư tưởng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình. Xây dựng Đảng vì đạo đức trước hết mỗi tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên, từ trung ương đến cơ sở phải quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc này.
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
2. Xây dựng Đảng về đạo đức “là đạo đức, là văn minh:
Đứng trước bối cảnh và yêu cầu của thực tiễn cách mạng, xây dựng Đảng về đạo đức càng trở nên quan trọng, trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác xây dựng Đảng.
Xây dựng Đảng về đạo đức là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi thành lập Đảng, có giá trị hiện thực trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng
Xây dựng Đảng là đạo đức trước hết phải kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng, xuất phát từ mục đích cao quý của Đảng để hy sinh, phấn đấu.
Xây dựng Đảng về đạo đức phải tuân theo những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức, xây đi đối với chống, nêu gương về đạo đức và phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
2. Xây dựng Đảng về đạo đức “là đạo đức, là văn minh:
Mời học viên xem đoạn phim tư liệu “Bài phát biểu bế mạc kỳ họp Hội nghị TƯ4 – Khóa XII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”
(đoạn từ 19.50’ đến hết)
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
3. Nội dung xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh:
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
3. Nội dung xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh:
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”
- Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Trung thành với những nguyên lý lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời phải biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mình trong mỗi giai đoạn cách mạng.
- Đảng phải đấu tranh chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, xuyên tạc, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tăng cường việc nghiên cứu, quán triệt, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, để xây dựng Đảng trong sạch trên cơ sở “có lý, có tình”, làm hạt nhân cho sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
3. Nội dung xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh:
Phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng
Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động.
Đảng phải thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản tổ chức và sinh hoạt đảng.
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
3. Nội dung xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh:
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
3. Nội dung xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh:
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
3. Nội dung xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh:
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
1. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp giữa tư tưởng truyền thống quý báu của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại, đặc biệt là với chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, hoàn thiện nhất của một người Việt Nam. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là thực hiện các chuẩn mực đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, đạo đức cộng sản và những chuẩn mực đạo đức nhân đạo, nhân văn tiên tiến nhất của thời đại.
- Phong cách Hồ Chí Minh là những đặc trưng nổi bật, độc đáo trong toàn bộ đời sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh (thống nhất giữa tư tưởng và hành vi đạo đức) Đó là phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...
- Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội X (tháng 4- 2006), Bộ Chính trị khóa X đã ban hành ChỈ thị số 06-CT/TW, ngày 6-11-2006 tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng và toàn dân. Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị khóa XI yêu cầu “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó đề cập đến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác... Ngày 15-5-2016, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đề ra trong Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5- 2016 của Bộ Chính trị là biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
1. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
2. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, “nói không đi đôi với làm”
- Quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bé phái, “lợi ích nhóm”, “nói không đi đôi với làm”, những biểu hiện tiêu cực của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng từ một nguy cơ đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách trong Đảng và xã hội ta.
- Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII),cũng chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
- Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) tiếp tục đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp là: về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Trong nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Đại hội yêu cầu: “Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và của toàn bộ hệ thống chính trị.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:

- Nêu gương là một phương pháp cơ bản trong giáo dục đạo đức, lối sống. Nội dung nêu gương gồm 7 lĩnh vực: về tư tưởng chính trị; về đạo đức, lối sống, tác phong; về tự phê bình và phê bình; về quan hệ với nhân dân; về trách nhiệm trong công tác; về ý thức tổ chức kỷ luật và về đoàn kết nội bộ.
- Quy định số 101-QĐ/TW yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
- Kế hoạch số 02-KH/TW ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư khóa XII về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị cũng yêu cầu thực hiện nghiêm Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư khóa XI.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
4. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
Nội dung kiểm tra gồm 9 lĩnh vực:
Nội dung kiểm tra gồm 9 lĩnh vực:
- Việc nghiên cứu, quán triệt các nội dung cơ bản của tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân cán bộ, đảng viên.
- Về tinh thần yêu nước, kiên định thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về chống suy thoái, dao động về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Về ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân bằng những việc làm thiết thực, cụ thể; việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo chính đáng của nhân dân; chống biểu hiện về sự vô cảm, quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân.
- Về tình thương yêu, đoàn kết, hợp tác với đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác quốc tế; chống chia rẽ, bè phái, cục bộ địa phương, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
4. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
Nội dung kiểm tra gồm 9 lĩnh vực:
Nội dung kiểm tra gồm 9 lĩnh vực:
- Về thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về đức tính khiêm tốn, trung thực, dũng cảm.
- Về chống phô trương hình thức; chống tham nhũng, lãng phí, dối trá, hối lộ, bê tha, trụy lạc, nói không đi đôi với làm, chạy theo danh vọng, địa vị, lợi ích cá nhân thuần tuý, lạm dụng quyền lực.
- Về trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, cán bộ, đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Về thực hiện các chuẩn mực đạo đức và đạo đức nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị, tổ chức ban hành theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Việc động viên cha, mẹ, vợ, chồng và giáo dục con giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không vi phạm pháp luật và lợi dụng quyền hạn của mình để trục lợi.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Trải qua lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang, Đảng ta đã thực sự là “con nòi của giai cấp công nhân”, “lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng” (Lời Hồ Chí Minh), là một Đảng cách mạng chân chính mà lý do duy nhất để Đảng tồn tại, “chỉ vì dân, phấn đấu hy sinh cũng chỉ vì nhân dân, vì Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân”. Song trong đổi mới, nền kinh tế thị trường đã tác động vào đời sống xã hội, vào đời sống của Đảng, của đội ngũ cán bộ đảng viên, cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Tác động ấy đi liền với những phát sinh khi Đảng đã cầm quyền. Tiền bạc, chức quyền, danh lợi cùng với chủ nghĩa cá nhân đã xâm nhập, thẩm thấu vào các quan hệ giữa con người với tổ chức.
KẾT LUẬN
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã bộc lộ ra một cách nghiêm trọng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cấp cao. Quan liêu, xa dân, thói vô trách nhiệm, thậm chí cả thói vô cảm đã ở mức độ nặng nề. Tham nhũng vừa là nguy cơ, vừa là quốc nạn bởi nó đã trở nên phổ biến, ở mọi nơi, với những mức độ, hậu quả khác nhau. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng.
Suy thoái đạo đức, lối sống tất yếu đi liền với những biến dạng (tha hóa) về động cơ chính trị, về lý tưởng cách mạng. Nó cũng đi liền với suy thoái tư tưởng, chính trị, sự yếu kém, rệu rã về tổ chức. Thực trạng này đang đe dọa tới sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ như Đảng đã cảnh báo. Đây là vấn đề của mọi vấn đề cấp bách trong Đảng hiện nay.
KẾT LUẬN
Trong một thời gian dài, lý luận xây dựng Đảng đã không quan tâm đầy đủ tới vấn đề cốt tử này. Chúng ta thường chỉ nhấn mạnh xây dựng Đảng trên ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đó chỉ là điều kiện cần chứ không đủ. Sẽ là không đầy đủ, là thiếu hụt nếu không tính đến hoặc xem nhẹ vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức.
Đồng nhất một cách giản đơn xây dựng Đảng về tư tưởng với xây dựng Đảng về đạo đức, trên thực tế đã dẫn đến xem nhẹ vấn đề đạo đức trong Đảng. Đó là hạn chế lớn cần phải khắc phục. Phải hết sức coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức, từ đạo đức của người đảng viên đến đạo đức của người lãnh đạo, của cơ quan lãnh đạo.
KẾT LUẬN
Một khi đạo đức trong Đảng yếu kém sẽ tác động nguy hại tới chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng và cũng dẫn đến suy đồi đạo đức trong xã hội. Không có bảo đảm đạo đức thì tổ chức đảng không thể trong sạch, vững mạnh, không có sức chiến đấu. Để xảy ra tình trạng đó, tư tưởng chỉ còn là hình thức hoặc bị hình thức hóa. Chính trị dù có đúng đắn cũng không có sức mạnh để thực hiện. Trong những tình huống phức tạp, không có những giá trị đạo đức ràng buộc, chính trị sẽ mất phương hướng và sai lầm.
Do đó, xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức. Đây là điểm nhấn, điểm mới trong nội dung xây dựng Đảng, là sự bổ sung hết sức cần thiết trong đổi mới tư duy về xây dựng Đảng hiện nay.
KẾT LUẬN
KẾT THÚC BÀI GIẢNG






CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ QUAN TÂM CHÚ Ý
CỦA CÁC ANH CHỊ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)