Xây dựng chương trình

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương Thảo | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: xây dựng chương trình thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy cô và các bạn đến với
bài thuyết trình
Nhóm 7
Chủ đề: Xây dựng đề cương chi tiết của một chuyên đề tự chọn theo hướng mở rộng và nâng cao trong chương trình môn Toán THPT với chủ đề “Lượng giác”.
Mục tiêu
Nội dung
Tài liệu học tập
Định hướng phương pháp dạy học
Định hướng đánh giá
CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC
Đối tượng: Học sinh lớp 12 có nguyện vọng thi vào ngành Toán học và Sư phạm Toán học.
Nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực sau:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực tính toán.
+ Năng lực ICT.
+ Năng lực suy luận.
Những năng lực này thể hiện qua :
Kiến thức.
Kỹ năng.
Thái độ.
I. Mục tiêu của chuyên đề.
I. Mục tiêu của chuyên đề.
a. Kiến thức.
+ Hiểu các khái niệm: đường tròn lượng giác, cung lượng giác, góc lượng giác, độ dài của cung lượng giác, số đo của cung lượng giác, số đo của góc lượng giác, giá trị của cung lượng giác, hàm số lượng giác, phương trình lượng giác.
+ Hiểu và ứng dụng các định lí: định lí Sin, Cosin trong tam giác.
+ Nắm vững và vận dụng thành thạo các công thức lượng giác cơ bản, các phương pháp giải phương trình lượng giác.
+ Hiểu được vai trò và ứng dụng của lượng giác trong các ngành khoa học khác (Vật lí, Khoa học kĩ thuật,...).
I. Mục tiêu của chuyên đề.
b. Kỹ năng.
Sử dụng thành thạo các kí hiệu toán học, logic.
Biết biến đổi công thức lượng giác.
Kỹ năng tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm.
Kỹ năng trình bày.

I. Mục tiêu của chuyên đề.
c. Thái độ.
+Thấy được toán học có tính thực tiễn.
+ Phát triển tư duy toán học từ chuyên đề lượng giác.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Thái độ tập trung, tích cực tham gia để chủ động nắm chắc kiến thức.

II. Nội dung của chuyên đề.
III.Tài liệu tham khảo.
[1] Sách giáo khoa toán cơ bản 10,11 – NXB giáo dục.
[2] Đại số 10 nâng cao – NXB giáo dục. Đại số và giải tích 11 nâng cao - NXB giáo dục.
[3] Lượng giác , một số chuyên đề và ứng dụng – Võ Anh Khoa, Hoàng Bá Minh.
IV. Định hướng phương pháp giảng dạy.

Rèn luyện cho học sinh năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn, tác động đến tính cách, đem lại niềm vui, hứng thú học hỏi cho học sinh.
Giáo viên phải chủ động trong phương pháp dạy học của mình. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhưng phải phù hợp với đối tượng học sinh.
Áp dụng phương pháp dạy học tương tác: có sự tương tác, hợp tác giữa thầy và trò, giữa hoạt động dạy và hoạt động học.
Người giáo viên rèn luyện cho học sinh tính tự học, tự tư duy thông qua giờ giải bài tập.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác để phù hợp với năng lực của từng học sinh.
V. Định hướng phương pháp kiểm tra,
đánh giá.
Kiểm tra thường xuyên thông qua bài tập cá nhân, bài tập nhóm, kết quả thảo luận nhóm, thực hành.
Kiểm tra định kì kết thúc mỗi phần bằng bài thi viết 1 tiết.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên các bài kiểm tra và các bài làm việc theo nhóm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)