Xác định giá trị tài liệu lưu trữ Đảng với yêu cầu xây dựng cơ sở sử liệu cho nghiên cứu lịch sử
Chia sẻ bởi Nguyễn Lệ Nhung |
Ngày 27/04/2019 |
72
Chia sẻ tài liệu: xác định giá trị tài liệu lưu trữ Đảng với yêu cầu xây dựng cơ sở sử liệu cho nghiên cứu lịch sử thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Vài nét về việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ Đảng với
yêu cầu xây dựng cơ sở sử liệu cho nghiên cứu lịch sử
Nguyễn Lệ Nhung
1. Nhiệm vụ xác định giá trị tài liệu trong quá trình xây dựng các nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử là một trong những vấn đề cơ bản của ngành lưu trữ học hiện nay. Nhiệm vụ này được thực hiện tốt sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá được độ tin cậy, tính chính xác và toàn vẹn của tài liệu văn kiện, khả năng sử dụng chúng trong nghiên cứu lịch sử. Ở đây, chúng ta thấy được mối liên hệ qua lại rất mật thiết giữa công tác đánh giá tài liệu với công tác xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử. Nếu làm tốt công tác đánh giá sẽ thúc đẩy công tác xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử và ngược lại, bởi lẽ thực tế của công tác đánh giá tài liệu lưu trữ Đảng cho thấy rằng các phương pháp được sử dụng trong sử liệu học để xem xét bản chất của nguồn sử liệu luôn là một định hướng quan trọng cho việc lựa chọn nguồn tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử. Nguồn tài liệu được lựa chọn bảo quản trong kho lưu trữ Đảng các cấp, trước hết mang tính chất là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng của cơ sở sử liệu học lịch sử xã hội. Giá trị của chúng được xác định như là một nguồn sử liệu và bằng phương pháp phân tích sử liệu học các tài liệu văn kiện của Đảng. Lý luận đánh giá tài liệu lưu trữ Đảng hiện nay không thể chỉ quan tâm đến nhiệm vụ của chính mình trong phạm vi lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ mà còn phải chú ý đến những yêu cầu chung của khoa học lịch sử, trước hết là yêu cầu xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử. Điều đó sẽ tạo ra sự thuận lợi cơ bản cho công tác đánh giá tài liệu, bởi nó sẽ đặt toàn bộ hoạt động đánh giá trên cơ sở nghiên cứu đối tượng cụ thể là các nguồn tài liệu văn kiện và làm cho công tác này phát triển mạnh mẽ cùng với yêu cầu ngày càng tăng của khoa học lịch sử. Như vậy, tính chất sử dụng các nguồn tài liệu văn kiện, các phương pháp nghiên cứu đối với chúng của các nhà sử liệu học và các nhà sử học chính là những định hướng quan trọng trong quá trình lựa chọn tài liệu văn kiện để bảo quản cũng như xây dựng cơ sở sử liệu lịch sử Đảng. Trên phương diện đó, mối liên hệ giữa lưu trữ học, sử liệu học và sử học nằm trong một hệ thống liên hoàn, cái nọ nối tiếp cái kia như là những mắt xích liên tục, và như vậy, có thể coi nhà lưu trữ học đồng thời cũng phải là nhà sử liệu học.
2. Dưới góc độ sử liệu học, một số tiêu chuẩn giá trị của tài liệu như tiêu chuẩn nội dung, mức độ chính xác của tài liệu, thời gian và địa điểm hình thành tài liệu được đặc biệt chú ý, bởi lẽ nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng đòi hỏi phải lựa chọn tài liệu có nội dung phong phú, có khả năng phản ánh được các quy luật của sự phát triển xã hội cũng như các sự kiện lịch sử cụ thể. Để xây dựng được một cơ sở sử liệu phong phú, không nên thu hẹp phạm vi lựa chọn tài liệu văn kiện trong quá trình đánh giá, nhưng các tài liệu văn kiện được lựa chọn vào bảo quản trong các kho lưu trữ Đảng không được trùng lặp về thông tin hoặc bao gồm cả những thông tin kém giá trị. Và vì thế, phương pháp thông tin sẽ phát huy tác dụng của nó một cách có hiệu quả trong mối liên hệ với nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử.
Một trong những phương pháp phổ biến trong nghiên cứu giá trị tài liệu và xây dựng các nguồn sử liệu là phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn sử liệu. Trong phạm vi công tác đánh giá, nó cũng có thể đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc lựa chọn tài liệu văn kiện. Có nhiều trường hợp giá trị của văn kiện lịch sử được xác định do sự so sánh, đối chiếu nhiều nhân tố cấu thành khác nhau như ngôn ngữ, tự dạng, tác giả, thời gian, hình thức truyền đạt văn bản, v.v... Phương pháp đó cho phép làm sáng tỏ ý nghĩa của các nguồn sử liệu, độ tin cậy của chúng và cho chúng ta khả năng vận dụng chúng để nghiên cứu lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã quan niệm một cách đúng đắn rằng giai đoạn phân tích sử liệu học chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình đánh giá các tài liệu văn kiện lịch sử. Mà trên thực tế, những tài liệu văn kiện thuộc phạm trù lịch sử chiếm một khối lượng rất lớn trong các kho lưu trữ
yêu cầu xây dựng cơ sở sử liệu cho nghiên cứu lịch sử
Nguyễn Lệ Nhung
1. Nhiệm vụ xác định giá trị tài liệu trong quá trình xây dựng các nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử là một trong những vấn đề cơ bản của ngành lưu trữ học hiện nay. Nhiệm vụ này được thực hiện tốt sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá được độ tin cậy, tính chính xác và toàn vẹn của tài liệu văn kiện, khả năng sử dụng chúng trong nghiên cứu lịch sử. Ở đây, chúng ta thấy được mối liên hệ qua lại rất mật thiết giữa công tác đánh giá tài liệu với công tác xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử. Nếu làm tốt công tác đánh giá sẽ thúc đẩy công tác xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử và ngược lại, bởi lẽ thực tế của công tác đánh giá tài liệu lưu trữ Đảng cho thấy rằng các phương pháp được sử dụng trong sử liệu học để xem xét bản chất của nguồn sử liệu luôn là một định hướng quan trọng cho việc lựa chọn nguồn tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử. Nguồn tài liệu được lựa chọn bảo quản trong kho lưu trữ Đảng các cấp, trước hết mang tính chất là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng của cơ sở sử liệu học lịch sử xã hội. Giá trị của chúng được xác định như là một nguồn sử liệu và bằng phương pháp phân tích sử liệu học các tài liệu văn kiện của Đảng. Lý luận đánh giá tài liệu lưu trữ Đảng hiện nay không thể chỉ quan tâm đến nhiệm vụ của chính mình trong phạm vi lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ mà còn phải chú ý đến những yêu cầu chung của khoa học lịch sử, trước hết là yêu cầu xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử. Điều đó sẽ tạo ra sự thuận lợi cơ bản cho công tác đánh giá tài liệu, bởi nó sẽ đặt toàn bộ hoạt động đánh giá trên cơ sở nghiên cứu đối tượng cụ thể là các nguồn tài liệu văn kiện và làm cho công tác này phát triển mạnh mẽ cùng với yêu cầu ngày càng tăng của khoa học lịch sử. Như vậy, tính chất sử dụng các nguồn tài liệu văn kiện, các phương pháp nghiên cứu đối với chúng của các nhà sử liệu học và các nhà sử học chính là những định hướng quan trọng trong quá trình lựa chọn tài liệu văn kiện để bảo quản cũng như xây dựng cơ sở sử liệu lịch sử Đảng. Trên phương diện đó, mối liên hệ giữa lưu trữ học, sử liệu học và sử học nằm trong một hệ thống liên hoàn, cái nọ nối tiếp cái kia như là những mắt xích liên tục, và như vậy, có thể coi nhà lưu trữ học đồng thời cũng phải là nhà sử liệu học.
2. Dưới góc độ sử liệu học, một số tiêu chuẩn giá trị của tài liệu như tiêu chuẩn nội dung, mức độ chính xác của tài liệu, thời gian và địa điểm hình thành tài liệu được đặc biệt chú ý, bởi lẽ nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng đòi hỏi phải lựa chọn tài liệu có nội dung phong phú, có khả năng phản ánh được các quy luật của sự phát triển xã hội cũng như các sự kiện lịch sử cụ thể. Để xây dựng được một cơ sở sử liệu phong phú, không nên thu hẹp phạm vi lựa chọn tài liệu văn kiện trong quá trình đánh giá, nhưng các tài liệu văn kiện được lựa chọn vào bảo quản trong các kho lưu trữ Đảng không được trùng lặp về thông tin hoặc bao gồm cả những thông tin kém giá trị. Và vì thế, phương pháp thông tin sẽ phát huy tác dụng của nó một cách có hiệu quả trong mối liên hệ với nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử.
Một trong những phương pháp phổ biến trong nghiên cứu giá trị tài liệu và xây dựng các nguồn sử liệu là phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn sử liệu. Trong phạm vi công tác đánh giá, nó cũng có thể đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc lựa chọn tài liệu văn kiện. Có nhiều trường hợp giá trị của văn kiện lịch sử được xác định do sự so sánh, đối chiếu nhiều nhân tố cấu thành khác nhau như ngôn ngữ, tự dạng, tác giả, thời gian, hình thức truyền đạt văn bản, v.v... Phương pháp đó cho phép làm sáng tỏ ý nghĩa của các nguồn sử liệu, độ tin cậy của chúng và cho chúng ta khả năng vận dụng chúng để nghiên cứu lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã quan niệm một cách đúng đắn rằng giai đoạn phân tích sử liệu học chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình đánh giá các tài liệu văn kiện lịch sử. Mà trên thực tế, những tài liệu văn kiện thuộc phạm trù lịch sử chiếm một khối lượng rất lớn trong các kho lưu trữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Lệ Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)