Xá tội vong nhân & lễ Vu lan
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Xá tội vong nhân & lễ Vu lan thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Ngày
xá tội vong nhân
&
Lễ Vu Lan
Thay lời kết
Cùng tỏ tấm lòng thành
Nguồn gốc lễ Vu Lan
Mỗi năm một lần, mọi linh hồn, bất kể khi sống thế nào, đến ngày đó vẫn được "xá tội", được hưởng sự yêu thương của đồng loại. Nhà nhà mua sắm đồ vàng mã, nấu cháo loãng, rang bỏng ngô chuẩn bị cúng ngoài trời để đãi "ma đói" - những cô hồn vờ vật không có người thân cúng giỗ. Chính vì vậy mà ngày lễ Vu Lan, ngày Rằm tháng Bảy, ngày xá tội vong nhân có thể được coi là ngày tình thương Việt Nam vì con người, vì cuộc sống hiền hòa, an lạc, tiến bộ cho mọi con người.
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
RằmTháng 7 âm lịch, người Việt có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ngày này cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh hay là Tết Trung Nguyên.
Nguồn gốc
Lễ Vu lan được kéo dài từ 8-15 tháng Bảy âm lịch và được nhiều người thành kính đón nhận như một ngày lễ lớn trong năm. Trong mùa lễ Vu Lan chữ Hiếu là cái hồn hòa quyện âm dương sâu lắng.
Theo Kinh Vu Lan Bồn, Mục Liên là một trong mười đệ tử thần thông của Đức Phật. Tuy nhiên, mẹ ngài là bà Thanh Đề, khi còn sống đã làm nhiều điều bạc ác.
Sau khi bà Thanh Đề chết, Mục Liên dùng "thiên nhãn thông" quan sát thấy mẹ mình bị đầy đoạ nơi địa ngục-nơi đầy rẫy quỷ đói, còn bà Thanh Đề thì gày còm ốm yếu, chỉ còn da bọc xương, ngày đêm đau khổ.
Ngài Mục Liên đã dùng bình bát đựng cơm đưa đến dâng mẹ nhưng do "ác nghiệp" quá nặng nên cơm, đồ ăn đều biến thành lửa đỏ than hồng.
Bất lực trước sự đau khổ của mẹ, ngài Mục Liên cầu xin Đức Phật chỉ dạy phương pháp để cứu mẹ khỏi chốn lưu đày.
Đức Phật bày cho cách, vào ngày Rằm tháng Bảy, hãy đem đồ ăn thức uống ngon quý, hoa quả cúng Phật và Chư tăng trong mười phương, thì mẹ ông thoát khỏi khổ nạn.
Mục Liên vâng theo lời Phật hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà Thanh Đề đã được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ...
Lễ Vu Lan thực sự là lễ báo hiếu
Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người ta đặc biệt trân trọng ơn cha mẹ sinh thành bởi cha mẹ sinh thành là cái gốc của mọi sự.
Cha mẹ tạo ra chúng ta thế nhưng muốn có cha mẹ lại phải nhớ đến ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Vì thế, trong những ngày lễ Vu Lan, chúng ta còn phải tưởng nhớ công ơn của cả ông bà, tổ tiên.
Báo Hiếu
lễ Tri Ân
Phụ Mẫu
Phật giáo Việt Nam (nhất là miền Nam) còn cụ thể hoá thêm phần sinh hoạt như lễ Tri Ân Phụ Mẫu bằng biểu trưng gắn “Bông hồng” để chia vui với những ai bông hồng còn thắm. Đồng thời các Chùa lớn, nơi đô thị có điều kiện còn tổ chức các chương trình thơ nhạc, đêm văn nghệ do Đoàn thanh niên Phật tử (tức gia đình Phật tử) thực hiện,
Từ những lời cảm tưởng điệu thơ ca, phím nhạc cùng với cảnh diễn xuất thể hiện sự “Nhớ ơn chín chữ Cù lao...”, những đề tài ấn tượng đi vào lòng người để điều hạnh phúc hay khổ đau do hành vi của con người tự gây ra và chuốc lấy để hướng mọi người trong cuộc sống có lòng nhân ái, vị tha, tương thân giúp đỡ để xã hội con người sống thăng tiến, có đạo đức tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên ngày nay, lễ báo hiếu theo tháng năm và những cách suy diễn dân gian đã bị biến tướng quá nhiều. Người ta coi đây như một dịp để thể hiện sự báo hiếu sai cách, hoang phí, xa xỉ nhằm cầu mong những điều viển vông, khó có thật trong cuộc sống. Cuộc sống và mức sống ngày càng phát triển, vì thế mà những năm gần đây, cứ đến dịp lễ Vu lan, rằm tháng Bảy này có hàng vạn các gia đình chuẩn bị rất nhiều tiền giấy, vàng mã cùng các đồ xả xỉ khác để đót cho người đã chết trong dịp Vu Lan.
Hôm nay, ngày PL. 2546 Vu Lan báo hiếu, các Phật tử tri ân “nhớ ơn, đáp nghĩa” thành tâm dâng lên Tam Bảo lòng thành kính và nguyện cầu bình an. Cầu nguyện quốc gia thịnh trị, hoà bình vĩnh cửu, nhân dân ấm lo hạnh phúc.
Mong rằng Phật tử không đem các hình thức mê tín như đốt vàng mã cho người quá vãng... mà làm giảm ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu của đạo Phật trong thời đại khoa học.
Lễ Vu Lan trên thế giới
Malaysia tổ chức lễ Vu Lan theo phong cách riêng khác với các nước khác tổ chức. Lễ Vu Lan đánh dấu bằng các buổi trình diễn nghệ thuật trên khắp cả nước. Lễ này được gọi là “Koh-tai,” một buổi trình diễn do các ca sĩ, nhạc công và vũ đạo tổ chức. Người dân khắp nơi cùng đến chung vui tham dự.
Nhật Bản, Lễ Vu Lan còn được gọi là lễ Urabon hay Obon. Lễ này tồn tài hơn 500 năm qua với nhiều ngày khác nhau tùy theo tôn giáo. Trng khi vùng đông bắc của Nhật (đạo Kanto) tổ chức lễ Vu Lan vào ngày 13 đến 16 tháng 7, vùng phía tây (đạo Kansai) lại tổ chức vào tháng tám. Lễ được tổ chức trong 3 ngày, ngày đầu là chào mừng lễ và ngày cuối là tiễn đưa. Mặc dù lễ ngày xưa là dâng lễ cho tổ tiên, hiện nay nó đã trở thành lễ dâng quà cho người lớn tuổi và người thân.
Lễ Vu Lan trên thế giới
Phật tử tổ chức ở nhiều nước trên thế giới như Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ và nhiều nước khác.
Theo truyền thống Phật giáo đại thừa, lễ hội rơi vào ngày 15/7 âm lịch. Lễ Vu Lan được tổ chức để tưởng nhớ đến một trong những đại đệ tử của Đức Phật là Ngài Mục Kiền Liên, người đã cứu mẹ thoát khỏi địa ngục báo hiếu thông qua những nghi lễ trì tụng chú nguyện của chư tăng. Ullambana là tên tiếng Sanskrit có nghĩa là “bị treo ngược.” Thêm vào đó, theo tiếng Pali có nghĩa là “bố thí đầy lòng từ bi”
Thay lời kết
Cùng tỏ tấm lòng thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)