Xã Hội Nguyên Thuỷ

Chia sẻ bởi Phạm Văn Hào | Ngày 27/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Xã Hội Nguyên Thuỷ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài thảo luận môn lịch sử thế giới cổ trung đại
Nhóm thực hiện : Nhóm III
Câu hỏi 1 : Nguyên nhân ta rã của xã hội nguyên thuỷ?
Nội dung cần trình bày :
Nêu vấn đề.
Giải quyết vấn đề
- Sự xuất hiện của đồ kim loại dẫn tới sự phát triển của nông nghiệp : trồng trọt, chăn nuôi, TCN và thương nghiệp.
+ Sự phát triển của Công cụ lao động
+ Sự phát triểm của sản xuất
- Sự chuyển biến từ CXTT mẫu hệ sang CXTT phụ hệ.
- Sụ xuất hiện chế độ tư hữu và sự ra đời của giai cấp và nhà nước ra đời.
+ Chế độ tư hữu ra đời
+ Xuất hiện giai cấp và nhà nước
Kết luận vấn đề
Nêu vấn đề
Xã hội nguyên thuỷ ( XHNT) là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên mà con người đã trải qua. Đây là HTKT tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại. Sự xuất hiện xã hội có giai cấp và sự ra đời của nhà nước đầu tiên đánh dấu sự tan rã của XHNT. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của XHNT, trong bài thảo luận này chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân quan trọng phải nói đến đầu tiên đấy là sự phát triển của công cụ lao động mà quan trọng nhất chính là việc Người nguyên thuỷ biết cách sử dụng và chế tác công cụ bằng kim loại.
Sự phát triển của công cụ lao động.
Buổi đầu của XHNT, công cụ chủ yếu của con người là đồ đá. Công cụ đồ đá mỗi ngày được cải tiến, song năng suất lao động đem lại không cao. Về sau người ta phát hiện ra kim loại.Công cụ lao động bằng kim loại ra đời, lúc đầu là đồng nguyên chất về sau là đồng thau - Hợp kim đồng và thiếc - đem lại năng suất cao hơn hẳn so với đồ đá.
Công cụ kim loại bằng kim loại xuất vào TNK IV TCN, nhưng giai đoạn này đồ đá vẫn tiếp tục phát triển ( cách mạng đá mới). Vì thế người ta gọi thời kì này là TK "đá đồng". Đây là TK đánh dấu bước phát triển cao hơn của trình độ sức sản xuất. Tuy nhiên, lúc đầu đông nguyên chất mềm, cần nhiệt độ nóng chảy cao, nên việc chế tạo công cụ còn nhiều hạn chế ( chủ yếu dùng làm đồ trang sức).
Về sau, đồng thau ra đời với tính năng cứng, sắc bén, con người chế tạo ra nhiều công cụ LĐ tốt bền hơn, giúp cho năng suất tăng cao.
Vào cuối TNK II và đầu TNK I- TCN, đồ sắt ra đời đã loại trừ hoàn toàn các công cụ bằng đá. F.Enghen viết : "sắt cho phép người ta có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang những miền rừng rú rộng lớn hơn;sắt khiến cho người thợ thủ công có một công cụ cứng và sắc mà không có một loại đá nào hay một loại kim khí nào quen thuộc có thể đương đầu với nó được ".Sắt dùng để chế tạo vũ khí, cày, cuốc, búa rìu. Sắt đã đẩy mạnh nền sản xuất TCN : nghề luyện sắt, chế tạo công cụ sắt. Với cái cày bằng sắt, do súc vật kéo, thì việc khai hoang trồng trọt trên qui mô lớn - nông nghiệp dùng cày mới có thể thực hiện được.

Việc tìm ra lửa còn vĩ đại hơn việc phát minh ra máy hơi nước
Công cụ bằng đá
Sự phát triển của sản xuất
Nhờ sự tiến bộ trong việc chế tạo công cụ lao động và quá trình tích luỹ kinh nghiệm, đã dẫn tới sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Với việc sử dụng cày đồng, sắt, nông nghiệp lúa nước xuất hiện ở lưu vực các con sông lớn : Sông Nil, Ơphrat, Tigrơ, Hoàng Hà, S.ấn - Hằng ..Người ta biết chú ý tới công tác thuỷ lợi : Đào mương dẫn nước, đắp đê ngăn lũ để bảo vệ mùa màng. Năng suất lao động trong nông nghiệp nhờ thế mà tăng cao.
Nhờ sự phát triển của ngành trồng trọt không chỉ cung cấp đủ lương thực mà còn có dư thừa cho các bộ lạc chăn nuôi.Do đó hình thành nên các bộ lạc chuyên về chăn nuôi gia súc.=> ngành chăn nuôi phát triển. Sự phân công lao động làn thứ nhất : chăn nuôi thoát khỏi trồng trọt.(phân công xã hội làn I)

Cuối thời kì đồ đồng, bước sang thời kì đồ sắt, đã diễn ra sự phân công XH lần thứ II : giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Nghề dệt, nghề gốm, các nghề chế tạo đồ kim loại và các ngành nghề TC khác ngày càng đựơc chuyên môn hoá, làm cho của cải tăng lên nhanh chóng.
Nhờ sự phát triển của nông nghiệp, TCN chuyên môn hoá mà nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các bộ lạc thị tộc tăng cao => mầm mống của nghề Thương nghiệp ra đời. => diễn ra sự phân công XH lần III : tầng lớp thương nhân tách khỏi những người sản xuất, chuyên về việc trao đổi sản phẩm đã ra đời.
Như vậy, sự phát triển của LLSX đã dẫn đến sự chuyên môn hoá trong sản xuất và trao đổi SP. Quá trình CMH lại có tác dụng thúc đẩy NS LĐ, tạo ra SP ngày càng nhiều cho XH. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong SX, vì lần đầu tiên trên chặng đường dài LS, suốt TK đồ đá, con người từ chỗ sống bấp bênh đến chỗ tìm kiếm đủ thức ăn nuôi sống mình và lúc này vào buổi đầu thời đại kim khí SP họ làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa => XH xuất hiện chế độ tư hữu
Sự chuyển biến từ CXTT mẫu hệ sang CXTT phụ hệ.
Sự phát triển ngày càng cao của của nền SX XH ở thời đai kim khí đã đem lại những biến đổi mới trong XH, trước hết là sự thay đổi về địa vị người phụ nữ.
Sự phát triển của nông nghiệp dùng cày,chăn nuôi và TCN đòi hỏi sức vóc, kinh nghiệm của người đàn ông. Do NS LĐ tăng, SP người đàn ông làm ra không chỉ đủ ăn mà còn nuôi sống của GĐ. Địa vị kinh tế của họ trong GĐ được xác lập.
Từ hôn nhân quần hôn chuyển sang hôn nhân đối ngẫu - một vợ một chồng => con sinh ra biết mặt cha, lấy họ cha và có quyền kế thừa cha. GĐ phụ hệ dần thay thế cho GĐ mẫu hệ.
=> c/đ CXTT mẫu hệ đã được thay thế = c/đ CXTT phụ hệ.
Cùng với sự xuất hiện của chế độ phụ quyền thì trong XH cũng bắt đầu xuất hiện sự bất bình đẳng.Quyền của người đàn ông là vô hạn : từ quyền phân công lao động, dần dần họ nắm quyền quyết định mọi vấn đề, biến những thành viên khác trong GĐ thành kẻ phụ thuộc, thậm chí thành nô lệ.
Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại không chỉ làm cho NSLĐ tăng mà còn tạo đk cho nền SX cá thể phát triển. Lúc này con người không cần tiến hành LĐ tập thể với cả thị tộc mà theo từng đợn vị GĐ nhỏ. Những GĐ phụ hệ có xu hướng tách ra khỏi thị tộc, tìm tới những nơi có ĐK thuận lợi để sản xuất. Nhiều GĐ như vậy cùng sinh sống trên một địa phương tạo nên t/c công xã mới : Công xã láng giềng.
Công Xã láng giềng là: "Tổ chức XH đầu tiên của những người tự do không bị ràng buộc bởi quan hệ dòng máu" ( C.Mac).Tuỳ vào từng công xã tiến hành sảng xuất mà ta có công xã láng giềng làm nghề thủ công, chăn nuôi,buôn bán. Có cần phải nêu ý nghĩa CX Láng giềng không? thầy nói em làm thêm vào)
=> Sự xuất hiện GĐ phụ hệ và sự hình thành các công xã láng giềng là dấu hiệu chứng tỏ sự tan rã của XHNT.Loài người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại văn minh.
Sự xuất hiện chế độ tư hữu và XH có giai cấp, nhà nước ra đời.
Do CCLĐ ban đầu còn thô sơ, SP làm ra chỉ đủ ăn nên không có sự phân biệt đâu là của anh đâu là của tôi => tư hữu chưa xuất hiện.Nhưng do phát triển của CCLĐ, của nền SX dẫn tới NS LĐ tăng, SP dư thừa nhiều. Trong XH bắt đầu có sự tư hữu của một số cá nhân ( thường là các tộc trưởng, tù trưởng).
Sự tích luỹ của cải ngày càng nhiều dưới các hình thức ruộng tư, súc vật, hàng hoá hay tiền tệ .. Làm cho sự chênh lệch về tài sản, địa vị XH của các GĐ phụ hệ và cá nhân ngày càng sâu sắc. Dần dần XH TT phân hoá thành những lớp người giàu - nghèo. XH bắt đầu xuất hiện giai cấp.

Giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn g/c cũng phát sinh và không ngừng phát triển,đến một lúc nào đó không thể điều hoà được nữa thì g/c Qui tộc đặt ra bộ máy "nhà nước" làm công cụ thống trị. => nhà nước ra đời.
Nhà nước đầu tiên ra đời trong lịch sử vào khoảng cuối TNK IV, đầu TNK III - TCN. Đó là nhà nước cổ đại ở Ai Cập, Lưỡng Hà , Trung Quốc, ấn Độ... Đây la những nơi có ĐK thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp lúa nước, là những nơi mà quá trình phân hoá Xh, tập trung của cải tư hữu và đấu tranh giai cấp diễn ra sớm nhất.
=> Đến đây, "Nguyên tắc vàng" trong XH ko còn tồn tại nữa. Hiện tượng bất bình đẳng đi cùng với sự phát triển của XH dẫn tới sự tan rã của XHNT.
Kết luận
Như vậy, với cuộc cách mạng trong công cụ lao động đã làm thay đổi bộ mặt của XHNT : từ đời sống kinh tế đến phân hoá giai cấp và sự ra đời của nhà nước đánh dấu sự kết thúc của một hình thái xã hội mà loài người đã trải qua. Sự tồn tại của XHNT có ý nghĩa to lớn với lịch sử loài người.Đây không chỉ và XH đầu tiên con người trải qua,XH NT còn để lại những giá trị về văn hoá vật chất và tinh thần sơ khai của con người. Từ đây nhân loại chuyển sang các hình thái xã hội cao hơn.
Câu 2: Phân biệt CXTT mẫu hệ và CXTT phụ hệ?
Nội dung cần đạt :
- Tìm hiểu CXTT
- Phân biệt CXTT mẫu hệ và CXTT phụ hệ.

Tìm hiểu về CXTT
Nguyên nhân ra đời :
Sự phát triển của CCLĐ đã làm cho năng suất lao động tăng lên, chuyển nền kinh tế hái lượm sang nền kinh tế sản xuất. Từ đây cuộc sống cũng có sự biến đổi : Từ cuộc sống di cư sang cuộc sống định cư.
Việc tìm ra lửa và SD lửa đã giúp hoàn thiện về sinh lý con người đặc biệt là bộ não. Lửa còn giúp con người thắt chặt MQH cộng đồng trong bầy người nguyên thuỷ.
=> Như vậy do yêu cầu của CCLĐ, Sức SX, bầy người NT với mqh lỏng lẻo cố hữu của nó đã được thay thế bằng một t/c xh chặt chẽ ổn định hơn : XH CXTT.
Khái niệm về CXTT.
Khái niệm
CXTT là t/c xh chặt chẽ hơn so với bầy người nguyên thuỷ, đó là cộng đồng người được t/c theo mqh huyết thống, mọi thành viên đều gắn bó chặt chẽ với nhau, bình đẳng về lợi ích vật chất, địa vị XH và cùng hợp tác với nhau trong LĐSX.
Niên đại xuất hiện
Theo nhân chủng học : CXTT bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn người vượn trung gian cho tới người tinh khôn.
Theo các nhà khảo cổ học : CXTT xuất hiện từ hậu kì đá cũ phát triển thịnh vượng đến sơ - trung kì đá mới đến thời đại kim khí.
Như vậy nếu xét về thời gian CXTT xuất hiện cách chúng ta khoảng 4 vạn năm.
Công cụ lao động
Từ việc sử dụng những vật vốn có trong tư nhiên : cành cây, mảnh tước, con người tiến tới ghè đẽo cải thiện công cụ theo ý muốn của mình cho phù hợp với hoạt động sản xuất. Đặc biệt với cuộc cách mạng đá mới, sự ra đời của công cụ lao động bằng kim khí làm cho NSLĐ không ngừng được tăng lên.
Tổ chức
CXTT là một tập đoàn đông hơn, lớn hơn so với bầy người nguyên thuỷ trong đó có khoảng vài chục gia đình sinh sống gồm từ 3->4 thế hệ có quan hệ huyết thống.
Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa hợp thành một bộ lạc.Trong giai đoạn đầu của XH TT bộ lạc được chia làm 2 nửa gọi là "bào tộc", mỗi "bào tộc" được tổ chức nên bởi 2,4 thị tộc . Trong CXTT có một người đứng đầu gọi là thủ lĩnh ( ban đầu là phụ nữ về sau là đàn ông ta se tìm hiểu phần sau)
Mỗi một CXTT đều có giới hạn lãnh thổ và có tên gọi riêng. (có thể là tên các loài vật hoặc một vùng đất ..)
Hôn nhân.





Loài người chuyển từ tạp hôn sang thành quần hôn.

Nghệ thuật tôn giáo
Hình thành sơ khai về nghệ thuật : hội hoạ, điêu khắc, làm đồ trang sức ...
Tôn giáo : bắt đầu có quan niệm "vạn vật hữu linh" (mọi vật đều có linh hồn).
Kết luận
Trong suốt thời gian tồn tại CXTT trải qua 2 giai đoạn phát triển gắn liền với 2 hình thức t/c xh khác nhau : CXTT mẫu hệ và CXTT phụ hệ.
Giữa 2 hình thức có sự khác nhau cơ bản thông qua bảng so sánh :
Kết luận
C«ng x· thÞ téc lµ giai ®o¹n cao nhÊt cña XHNT víi 2 giai ®o¹n CXTT mÉu hÖ vµ CXTT phô hÖ.So víi CXTT mÉu hÖ th× CXTT phô hÖ ra ®êi sau vµ cã nhiÒu tiÕn bé h¬n.ChÝnh ®iÒu nµy t¹o nªn sù kh¸c biÖt gi÷a 2 h×nh thøc CXTT. C«ng x· thÞ téc tan r· còng lµ lóc mµ XHNT tan r·.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Hào
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)