Xa hoi hoc dai cuong

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Miền | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: xa hoi hoc dai cuong thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC



Giảng viên: Vũ Thị Thùy Dung
Khoa XHH & CTXH
ĐT: 0979319099
Email: [email protected]
1. Đối tượng nghiên cứu của XHH
XHH được August Comte (1798 - 1857) đưa ra lần đầu tiên vào năm 1838. Ông là người có công xây dựng nền móng đầu tiên cho XHH
Được ghép từ hai từ “Socius” tiếng Latinh: “xã hôi” và “Logos” tiếng HLạp có nghĩa là “học thuyết/lý thuyết”.
1. Đối tượng nghiên cứu của XHH (tiếp)
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.
1. Đối tượng nghiên cứu của XHH (tiếp)
Cách tiếp cận vi mô: đối tượng nghiên cứu của XHH là hành động xã hội của con người, nghiên cứu bản thân con người các nhóm nhỏ và các mối quan hệ của họ với môi trường xung quanh.
Cách tiếp cận vĩ mô: tập trung vào nghiên cứu cơ cấu xã hội, các quá trình xã hội, những tiến trình và những quy luật xã hội
Cơ cấu của xã hội học- phân loại
Căn cứ vào mức độ trừu tượng, khái quát của tri thức xhh:
- Xã hội học lý thuyết
- Xã hội học thực nghiệm
- Xã hội học ứng dụng
Căn cứ vào cấp độ riêng – chung của xhh:
- XHH đại cương
- XHH chuyên ngành
Cơ cấu ngành của XHH
Căn cứ vào khu vực địa lý, hành chính, ktế:
- XHH nông thôn
- Xã hội học đô thị
Căn cứ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội:
- XHH kinh tế
- Xã hội học chính trị
- Xã hội học văn hóa…..
…..
2. Chức năng của XHH
XHH có 3 chức năng cơ bản:
- Chức năng nhận thức
- Chức năng thực tiễn
- Chức năng tư tưởng
Chức năng nhận thức
Cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và con người
Phát hiện các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động và phát triển của các quá trình, hiện tượng; các mối tác động qua lại giữa con người và xã hội.
Xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chức năng thực tiễn
Vận dụng các quy luật xhh trong hoạt động thực tiễn
Đồng thời giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội
Dự báo những gì sẽ xảy ra và đề xuất các giải pháp để cải thiện thực tiễn.
Chức năng tư tưởng
Trang bị thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa DVLS, tư tưởng HCM…
Giúp hình thành và phát triển phương pháp tư duy nghiên cứu khoa học và khả năng suy xét phê phán
Nhiệm vụ của XHH
Nghiên cứu lý luận: vừa củng cố hệ thống khái niệm vừa hướng tới phát triển những lý thuyết mới
Nghiên cứu thực nghiệm: 1/kiểm nghiệm, chứng minh gthuyết khoa học; 2/ Phát hiện bằng chứng và vấn đề mới; 3/ Kích thích và hình thành tư duy xã hội học
Nghiên cứu ứng dụng
Quan hệ giữa XHH với các khoa học khác
1. XHH và Triết học (TH)
- Triết học nghiên cứu những qluật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
- QH giữa XHH với TH là qhệ giữa khoa học cụ thể với thế giới quan khoa học
- TH làm nền tảng, thế giới quan, cơ sở pp luận nghiên cứu của xhh macxit.
XHH và Tâm lý học (TLH)
MQH liên quan đến cặp chủ đề cơ bản: “con người – xã hội”; “hành động xã hội – cơ cấu xã hội”
XHH và Nhân chủng học
Nhân chủng học chú trọng tìm kiếm các xhội sơ khai, tiền hiện đại, trong khi XHH tìm hiểu xã hội hiện tại
Nhân chủng học có ảnh hưởng rõ rệt tới xhh: nhiều khái niệm, phương pháp của xã hội học bắt nguồn và phát triển từ nhân chủng học
Kết luận
XHH là khoa học nghiên cứu quy luật hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. Trong mqh với các khoa học khác, xhh có xu hướng “nhận” nhiều hơn “cho”. XHH không ngừng tiếp thu các thành tựu của các khoa học khác.
Sự ra đời và phát triển của xhh
1. Những tiền đề kinh tế - xã hội
2. Những đại diện tiêu biểu
1. Tiền đề kinh tế xã hội cho sự ra đời xhh
Những biến đổi kinh tế và nhu cầu thực tiễn
- XHH xuất hiên ở Châu Âu đầu tk XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử.
- Cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối tk XIX đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó (Anh – Pháp – Đức) làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội…
- Các hình thức tổ chức kiểu pk trước kia bị lung lay, xáo trộn…
Tiền đề chính trị xã hội, tư tưởng
Cuộc đại cách mạng Pháp 1789 đã làm thay đổi căn bản thể chế, trật tự xã hội và các thiết chế xh châu Âu.
Quyền lực chính trị chuyển sang gcấp tư sản và một số người nắm giữ tư liệu sản xuất.
Mâu thuẫn sâu sắc giữa gcvs và gcts lên đỉnh cao làm bùng nổ cuộc cmvs đầu tiên trên TG 1871- Công xã Pari và sau này là cm tháng 10Nga 1917
Đặt ra câu hỏi làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội??
Tiền đề lý luận và phương pháp luận
Các nhà tư tưởng ở Anh thường cổ vũ và bênh vực quyền con người nhằm biện minh cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện ở nước này.
Các nhà triết học Pháp cho rằng cần xóa bỏ, thay thế trật tự xã hội cũ bằng trật tự xã hội mới phù hợp hơn với bản chất và nhu cầu con người.
Hiện thực xã hội được giải thích bằng các khái niệm, phạm trù và phương pháp nc khoa học
Các nhà XHH tiền bối
August Comte (1798 - 1857): nhà triết học, nhà xã hội học
Những đóng góp của Comte đv xhh
Thứ nhất, Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội, giai thích những biến đổi xã hội và góp phần vào việc lập lại trật tự xã hội.
Thứ hai, Comte cho rằng bản chất của XHH là sử dụng các PPKH để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết.
Thứ ba là về mặt PP luận, đóng góp trong đối tượng nghiên cứu của xhh về cơ cấu xã hội
Karl Marx (1818 - 1883)
Marx là nhà Triết học, nhà kinh tế học Đức và nhà lý luận phong trào công nhân thế giới, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản.
Những đóng góp của Marx đv xhh
Hệ thống quan điểm của Marx phản ánh sâu sắc những biến động xã hội thế kỷ XIX….
Hai phát kiến vĩ đại của Marx là lý luận về giá trị thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Những đóp góp chủ yếu
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Quy luật phát triển của lịch sử xã hội
Những đóng góp của Spencer
Xã hội như một cơ thể sống
Nghiên cứu về thiết chế xã hội
Những đóng góp của E.Durkheim
Emile Durkheim (1858 - 1917), nhà xã hội học Pháp nổi tiếng, người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng (functionalism) và chủ nghĩa cơ cấu (structuralism).
Những tác phẩm tiêu biểu: “Phân công lao động trong xã hội” (1893), Các quy tắc của phương pháp xã hội học (1895), Tự tử (1897), “Các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo” (1912).
Quan điểm của Durkheim về xhh
Đối tượng nghiên cứu của xhh
Hệ phương pháp nghiên cứu
Hệ thống các khái niệm
Đối tượng nc của xhh
Theo Dur, đtnc của xhh là sự kiện xã hội. SKXH được hiểu với hai nghĩa: (1) các sự kiện xã hội vật chất như nhóm, dân cư và tổ chức xã hội, (2) các sự kiện xã hội phi vật chất như hệ thống giái trị chuẩn mực, phong tục, tập quán xã hội.
Đối tượng nc của xhh (tiếp)
Ba đặc trưng cơ bản của SKXH: Thứ nhất, sự kiện xã hội phải là những gì ở bên ngoài cá nhân, Thứ hai, các sự kiện xã hội bao giờ cũng là chung đối với nhiều cá nhân, nghĩa là được cộng đồng xã hội cùng chia sẻ, chấp nhận. Thứ ba, bao giời sự kiện xã hội cũng có sức mạnh kiểm soát, hạn chê, cưỡng chế hành vi, hành động của các cá nhân.
Đối tượng nc của xhh (tiếp)
Theo Durkheim xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân và có trước cá nhân với nghĩa là cá nhân được sinh ra trong xã hội và phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội. Vì vậy xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội và các hiện tượng xã hội với tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện.
Đối tượng nc của xhh (tiếp)
Thực chất xã hội học Durkheim chủ yếu xoanh quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội . Durkheim cố gắng trả lời câu hỏi như làm thế nào có thể đảm bảo tự do cá nhân mà không làm tăng tính ích kỷ của con người trong khi vẫn tạo ra được trật tự xã hội. Điều này liên quan đến bối cảnh xã hội Pháp thời đó.
Phương pháp nc trong xhh
Áp dụng phương pháp thực chứng
Các quy tắc áp dụng trong PPNC XHH
Nhóm quy tắc thứ nhất đòi hỏi, khi quan sát các sự kiện xã hội, nhà xã hội học phải loại bỏ các thành kiến của cá nhân, coi sự kiện xh như sự vật.
Quy tắc 2
Quy tắc 3

Max Weber (1864 - 1920)
Nhà xã hội học người Đức
Chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ
Được phong GS khi mới 32 tuổi (năm 1896)
Người có kiến thức uyên thâm cả về quá trình đào tạo và tự học
Max Weber (1864 - 1920)
Những tác phẩm tiêu biểu:
+ “Tính khách quan” trong khoa học xã hội và chính sách cộng đồng” (1903)
+ “Đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” 1904.
+Xã hội học về tôn giáo (Sociology of Religion) (1912), Tôn giáo Trung Quốc (The religion of China) (1913), Tôn giáo Ấn Độ (The religion of Indian) (1916-1917).
Quan điểm của Weber về phương pháp luận: trong sự phân biệt giữa KHXH – KHTN
Lý thuyết về hành động xã hội
Chủ nghĩa tư bản và sự phân tầng xã hội
Những nghiên cứu về tôn giáo
Lý thuyết về hành động xã hội
Quan niệm của Weber về xã hội học cho thấy hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học
Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gán cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động kể cả hành động thụ động và không hành động (quyết định chờ đợi không làm gì cả) được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai: ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động
Phân loại hành động xã hội
Hành động xã hội
Duy lý truyền thống
Duy lý giá trị
Duy cảm
Duy lý công cụ
Phân loại hành động xã hội
- Hành động duy lý-công cụ là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất. Ví dụ rõ ràng nhất là hành dộng kinh tế.
- Hành động duy lý giá trị là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý. Ví dụ một số hành vi tín ngưỡng…
Phân loại hành động xã hội (tiếp)
- Hành động duy cảm (cảm xúc) là hành động có trạng thái cảm xúc hoạc hành động có tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc sem xét, phân tích mối quan hệ công cụ, phương tiện và mục đích hành động. Ví dụ hành động của đám đông quá khích hay hành động tức giận gây ra.
- Hành động duy lý - truyền thống là loại hành động tuân thủ những thói quen, ghi lễ phong tục, tập quán đã được truyền từ đời này qua đời khác. Ví dụ, hành động theo “người xưa”, “cổ nhân nói các cụ dạy”,…
Weber lập luận rằng, đặc trưng quan trọng nhất của xã hội học hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi li tỉ mỉ, chính sác về mối quan hệ công cụ/ phương tiện và mục đích/kết quả.
Các nghiên cứu của Weber cho thấy là chỉ trong xã hội hiện đại phương Tây chủ nghĩa duy lý mới phát triển tràn ngập vào các lĩnh vực đời sống kinh tế, luật pháp, chính trị, văn hóa , tôn giáo, xã hội… Điều đó phần nào giải thích câu hỏi tại sao trước đây chủ nghĩa tư bản hiện đại đã ra đời, phát triển trong xã hội phương Tây mà không phải ở nơi khác.
Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản và phân tầng xã hội
Trong công trình “Đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, Weber đã giải thích một cách hệ thống vấn đề mối liên hệ giữa tôn giáo, kinh tế và xã hội mà trước đó chưa ai nghiên cứu triệt để.
Phần lớn các chủ doanh nghiệp, các thương gia là những người theo đạo Tin Lành.
Weber cho rằng, chủ nghĩa tư bản phương Tây bị kích thích bởi hai loại hành động trái ngược nhau. Một mặt con ngưới say mê làm việc và sản xuất ra nhiều của cải hơn hẳn nhu cầu tiêu dung cá nhân. Mặt khác các cá nhân có xu hướng tiết kiệm và kiềm chế hưởng thụ cá nhân đối với của cải làm ra.
Những lời giáo huấn của đạo Tin Lành đã trở thành một đạo đức mới trong xã hội phương Tây - đạo đức Tin Lành.
Tóm lại, lý thuyết của Weber về chue nghĩa tư bản thực chất là việc chỉ ra một tập hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, kinh tế và phi kinh tế, cá nhân và xã hội cùng vận động tạo nên xã hội tư bản hiện đại ở phương Tây.
Phân tầng xã hội
Theo Weber, lĩnh vực kinh yế không còn đóng vai trò quyết định duy nhất đối với sự phân chia gíai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại.
Weber định nghĩa rằng giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội sống trong điều kiện kỉnh tế thị trường. Cơ hội sống được hiểu là các cơ may nảy sinh từ việc nắm giũ, sử dụng và mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Phân tầng xã hội (tiếp)
Các cơ may sống bắt nguồn từ vốn, tài sản, sức lao động, kỹ năng, tay nghề và dịch vụ và vì vậy phụ thuộc vào điều kiện của thị trường. Những thay đổi điều kiện thị trường kéo theo thay đổi trong cơ cấu giai cấp.
Lý thuyết xã hội học của Weber về phân tầng xã hội nói riêng và về xã hội tư bản hiện đại nói chung đều đã nói tới vai trò của cả hai yếu tố kinh tế và yếu tố phi kinh tế trong quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu xã hội
Phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm
PPNC XHH là tổng hợp tất cả những phương pháp, kĩ thuật và cách thức nghiên cứu xã hội học nhằm làm sáng tỏ bản chất, các đặc trưng, cơ cấu xu hướng và tính quy luật của hiện tượng và các quá trình xã hội.
Các bước tiến hành một cuộc nghiên cứu
B1: Xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
B2: Xây dựng các giả thuyết, lập mô hình lí thuyết
B3: Xây dựng bảng hỏi
B4: Lựa chọn phương pháp lấy mẫu
B5: Xác định phương pháp thu thập thông tin
B6: Tiến hành điều tra điền dã
B7: Lập phương án xử lí thông tin và tiến hành xử lí thông tin
B8: Đánh giá phân tích và báo cáo kết quả
Xây dựng giả thuyết và thao tác hóa khái niệm
Giải thuyết trong nghiên cứu xã hôi học là những dự đoán khoa học về cơ cấu đối tượng xã hôi, về đặc tính, về bản chất của các yếu tố, các mối quan hệ tạo nên đối tượng đó về cơ chế hoạt động, về sự phát triển của chúng.
Giả thuyết là cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu và là công cụ phương pháp luận chủ yếu để tổ chức quá trình nghiên cứu, vì giả thiết là mắt xích giữa quan điểm lý luận với cơ sở thực nghiệm của nghiên cứu
Các loại giả thuyết thường gặp
Giả thiết về mô tả: Loại giả thiết này nhằm thiết lập trạng thái thực tế của sự kiện, các hiện tượng xã hội.
Giả thiết giải thích. Giả thiết này hướng đến việc tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng và các quá trình xã hội đã nêu ra trong giả thiết mô tả.
Giả thiết xu hướng. Loại giả thiết này nhằm chỉ ra xu hướng, tính lặp lại của quá trình nào đó. Giả thiết xu hướng vượt ra ngoài phạm vi một sự kiện xã hôi học riêng biệt.
Xác định các biến
Biến độc lập còn gọi là biến thực nghiệm hay biến trực tiếp mà chúng ta có thể kiểm tra qua thực tế.
Biến phụ thuộc hay còn gọi là biến trung gian. Đó là những yếu tố mà sự biến đổi của nó do các biến độc lập quy định.
Sơ đồ thao tác hóa khái niệm
B3: Xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi như một tập hợp gồm rât nhiều câu hỏi được xếp trật tự trên cơ sở nguyên tắc tâm lí, lô gic và theo nội dung… nhất định.
Bảng hỏi là một công cụ đắc lực cho nghiên cứu thực nghiệm.
Bảng hỏi là sự thể hiện bên ngoài của các giả thiết cũng như mục tiêu đề tài của một nghiên cứu nào đó
Xây dựng bảng hỏi là một công việc trí tuệ rất vất vả. Chất lượng của bảng hỏi phụ thuộc vào tay nghề của tác giả cũng như khâu chuẩn bị của tác giả trong các bước tạo dựng chương trình nghiên cứu

Các loại bảng hỏi

Câu hỏi theo nội dung
Câu hỏi đóng, câu hỏi mở
Câu hỏi hỗn hợp
Câu hỏi kiểm tra
Các lọai câu hỏi khác…
Bố cục bảng hỏi
Gồm 3 phần:
- Phần mở đầu:
- Phần nội dung
- Phần kết
Phần mở đầu:
Bao gồm tên bảng hỏi, tên người hay tên cơ quan tổ chức nghiên cứu và giới thiệu. Trong lời giới thiệu cần nêu được mục tiêu ý nghĩa của nghiên cứu.
- Nhấn mạnh được nguyên tắc khuyết danh
- Gợi ý cách trả lời
Yêu cầu của mở đầu là phải ngắn gọn, khoa học, chính xác tạo nên sự tin tưởng, sự quan tâm thu hút của người trả lời .
Phần nội dung
Gồm tất cả câu hỏi nhằm thu thập thông tin chủ yếu cho đề tài. Vấn đề cơ bản trong việc này là sắp đặt câu hỏi.
Nguyên tắc đưa ra sắp đặt các câu hỏi như câu hỏi về cái chung trước, về cái riêng sau, câu hỏi đơn giản đến câu hỏi phức tạp, câu hỏi tổng quát trước câu hỏi cụ thể sau, câu hỏi khách quan trước, câu hỏi về thái độ chủ quan sau hoặc câu hỏi xếp theo thứ tự thời gian
Phần kết luận
Thông thường là những thông tin cá nhân của đối tượng được phỏng vấn.
Một vài câu hỏi tâm lý để rút khỏi cuộc phỏng vấn
Phương pháp chọn mẫu
Nguyên tắc thu thập thông tin:
- Thứ nhất thông tin phải có tính đại diện, nghĩa là thông tin thu được phải có giá trị cả tổng thể điều tra.
- Thứ hai thông tin phải đảm bảo mức độ chính xác, nghĩa là thông tin thu được phải phản ánh đúng với thực tế khách quan.
Gắn liền với thực tế thứ nhất của thông tin, trong nghiên cứu xã hội học người ta nói đến phương pháp chọn mẫu,
Gắn liền với đặc tính thứ hai của thông tin, nghiên cứu xã hội học người ta nói đến các phương pháp, kĩ thuật để thu thập thông tin như quan sát, phỏng vấn, ankét, thực nghiệm xã hôi học, phân tích tài liệu…
Các loại nghiên cứu có sd chọn mẫu
1/ Nghiên cứu tổng thể
2/ Nghiên cứu trường hợp
3/ Nghiên cứu chọn mẫu
Nghiên cứu chọn mẫu
Đó là một dạng nghiên cứu mà từ một tổng thể có N đơn vị chúng ta chọn ra n đơn vị để nghiên cứu, sao cho thông tin thu được tư việc nghiên cứu n đơn vị ta có thể suy ra thành thông tin của cả tổng thể. Số n đơn vị này gọi là kích thước mẫu, còn tập hợp N đơn vị này gọi là mẫu ( n
Ưu điểm của NCCM
- Tiết kiệm thời gian và kinh phí
- Tính đại diện thông tin cao
- Giá trị khoa học cao
Các loại chọn mẫu thường gặp
Chọn mẫu tỷ lệ
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Chọn mẫu tỷ lệ

Mô hình mẫu mà có thể tái tạo được cơ cấu tổng thể ở dạng tỉ lệ nhất định theo một số đặc trưng nào đó. Trong các nghiên cứu xã hôi học các đặc trưng thường là: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, trạng thái hôn nhân…
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy

Đk: Đơn vị trong tổng thể phải có khả năng như nhau tham gia vào sự lựa chọn hay xác xuất cho việc lựa chọn của các đơn vị là phải ngang bằng nhau
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

- Bước 1. xác định đơn vị quan sát. Trên cơ sở dơn vị quan sát có thể chọn tiến hành ngẫu nhiên thuần túy hay chọn theo tỉ lệ để lấy một số dơn vị. Điều quan trọng là các đơn vị quan sát có các đặc diểm đặc trưng như nhau.
- Bước 2. Trên cơ sở một số đơn vị được chọn trong đơn vị quan sát đó sẽ chọn ra các đơn vị nghiên cứu để tiến hành khảo sát.Việc chọn các đơn vị nghiên cứu cũng có thể chọn đơn vị theo ngẫu nhiên hoặc chọn theo tỉ lệ.
Các phương pháp thu thập thông tin cụ thể
Phương pháp định lượng:
PP trưng cầu ý kiến
+ PP PV bằng bảng hỏi
Phương pháp định tính
+ Quan sát
+ PVS
+ Phân tích tài liệu

PP trưng cầu ý kiến
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong các nghiên cứu xã hôi học thực nghiệm. Trong qua trình trưng cầu người được hỏi trả lời theo cách viết vào bảng hỏi mà họ nhận được từ điều tra viên. Nguồn thông tin ở đây là các câu trả lời của người được hỏi thể hiện quan điểm, thái độ và ý thức anh ta.
Các loại trưng cầu ý kiến
Tại nhà/ nơi làm việc
Trưng cầu nhóm
TC qua bưu điện
Các loại trưng cầu ý kiến
PP PV bảng hỏi
Cuộc phỏng vấn thường tiến hành trện một bảng hỏi được tiễn hành một cách chu đáo.
Vai trò của người đi phỏng vấn gắn liền với việc làm rõ ràng những vẫn đề mà anh ta cần phải thực hiện trước người được hỏi, trên cơ sở các câu hỏi được xếp đặt được trình bày trong bảng hỏi. Tuy nhiên ở đây người phỏng vấn có thể có những câu hỏi phụ hay lời giải thích… nhằm làm rõ các mâu thuẫn trong các câu trả lời cũng như trong hành vi của người được hỏi.
Các loại PV
Các loại PV
PVS
PVBH
Các PV khác
PV nhiều lần
PV 1lần
Sự khác nhau giữa TCYK - PVBH
Trưng cầu ý kiến

Tiết kiệm t, công sức
Thu thập thông tin nhanh trên một diện rộng
Tính khuyết danh cao
Thường mất nhiều thông tin và bảng hỏi

Phỏng vấn bảng hỏi

Tốn thời gian và công sức hơn
Thu thập thông tin chậm hơn, kỹ càng hơn
Không mất thông tin và bảng hỏi
Xử lý thông tin
Trọng tâm trong phương án xử lý thông tin là xây dựng được các chỉ báo định lượng nhằm đo đạc các hiện tượng và các mối quan hệ xã hội của mục tiêu nghiên cứu.
Các bước trong xử lý thông tin
Làm sạch bảng hỏi
Mã hóa bảng hỏi
Chia nhóm thống kê
Thiết lập mối quan hệ giữa các biến
Hành động xã hội và tương tác xã hội
Nguồn gốc: Các lí thuyết xã hội học về hành động có nguồn gốc từ V.pareto, M. Weber, F.Znaniecki, G. Mead, T. Parsons và nhiều nhà xã hội học khác.
Xét trên phương diện triết học, hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các trường phái chính trị v.v...

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Miền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)