Xa hoi hoc
Chia sẻ bởi Lâm Văn Tỉnh |
Ngày 21/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: xa hoi hoc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Khoa Xã hội học và Công tác xã hội.
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
VÕ THUẤN
[email protected]
Tài liệu tham khảo
H. Kromrey; Nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm, Nhà xuất bản Thế giới, 1999.
Giáo trình quản lý xã hội, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
Mai Huy Bích, Xã hội học gia đình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003.
Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew Webster, Nhập môn xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993.
Emile Durkheim, Các nguyên tắc của phương pháp xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993.
Tài liệu tham khảo
Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (chủ biên), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997
G. Endrweit và G. Trommsdorff, Từ điển xã hội học, Nhà xuất bản Thế Giới, 2002.
Nguyễn Minh Hoà (biên dịch), Xã hội học nhập môn, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1995.
Bùi Thanh Long (chủ biên), Giáo trình Xã hội học Đại cương, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
Tài liệu tham khảo
Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Xã hội học Đại cương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội, 1997.
Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhập môn xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993
Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Trần Hữu Quang biên soạn, Bài giảng xã hội học truyền thông, Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
T.Scheafer, Xã hội học, Nhà xuất bản Thống kê, 2003
Tài liệu tham khảo
Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Nhập môn xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Chung Á và Nguyễn Đình Tấn, Nghiên cứu Xã hội học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997.
Trịnh Duy Luân, Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004.
Therese L. Baker (sách tham khảo), Thực hành nghiên cứu xã hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1998.
Tống Văn Chung, Xã hội học nông thôn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Mục tiêu môn học
Qua môn học giúp sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Thông qua môn học giúp sinh viên hiểu được một số khái niệm cơ bản của xã hội học bao gồm: xã hội hóa, hành động xã hội, bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội, di động xã hội, cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội và giới thiệu tổng quát về các lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học.
Mục tiêu môn học
Giới thiệu cho sinh viên hiểu được một số chuyên ngành xã hội học chuyên biệt như: xã hội học truyền thông đại chúng, xã hội học gia đình, xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị, xã hội học văn hóa.
Giúp sinh viên hiểu được các bước tiến hành cũng như các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu xã hội học thực nghiệm.
Qua môn học giúp sinh viên hiểu và có thể vận dụng một số kiến thức xã hội học vào phân tích thực tiễn.
TỔNG QUAN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC (30 tiết)
Phần I: Những vấn đề cơ bản của xã hội học
Chương I: Dẫn nhập về xã hội học
Thuật ngữ xã hội học
Đối tượng nghiên cứu xã hội học
Chức năng xã hội học
Nhiệm vụ xã hội học
Phân loại xã hội học
Mối quan hệ giữa xã hội học và một số ngành khoa học khác.
Chương II: Sự ra đời và phát triển của xã hội học
Tiền đề để xã hội học ra đời
Lịch sử phát triển của xã hội học
A. Comte
E. Durkheim
H. Spencer
M. Weber
K. Marx
Một số lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học.
Chương III: Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu xã hội học
Cơ cấu xã hội
Xã hội hóa
Nhóm xã hội
Cộng đồng xã hội
Vị trí và vai trò xã hội
Bất bình đẳng và phân tầng xã hội
Hành động xã hội và tương tác xã hội
Thiết chế xã hội
Di động xã hội
Chuẩn mực xã hội
Sai lệch xã hội
Kiểm soát xã hội
Phần II: Một số chuyên đề nghiên cứu của xã hội học – xã hội học chuyên biệt
Xã hội học đô thị
Xã hội học nông thôn
Xã hội học gia đình
Xã hội học tội phạm
Xã hội học dư luận xã hội
Xã hội học văn hóa
Xã hội học truyền thông đại chúng
Phần III: Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Chương I: Lý luận về phương pháp nghiên cứu xã hội học
Chương II: Các khái niệm về nghiên cứu xã hội học
Chương III: Các bước tiến hành trong một cuộc điều tra xã hội học
Phần I: Những vấn đề cơ bản của xã hội học
Chương I: Dẫn nhập về xã hội học
Thuật ngữ xã hội học
Logos
Học thuyết
Sociology
Xã hội học
Societas
Xã hội
Định nghĩa xã hội học
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về xã hội và hành vi con người.
Xã hội học nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học về hành vi con người, các nhóm xã hội và về xã hội.
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về tương tác xã hội và tổ chức xã hội.
Xã hội học nghiên cứu về đời sống xã hội của con người, các nhóm và các xã hội…phạm vi nghiên cứu của xã hội học học hết sức rộng lớn, trải dài từ sự phân tích về sự gặp gỡ giữa các cá nhân trên phố xá đến sự quan tâm về các quá trình xã hội có tính chất toàn cầu.
Định nghĩa xã hội học
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các xã hội.
Xã hội học là khoa học về các quy luật, tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển, vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các giai cấp và các dân tộc.
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ xã hội xuyên qua các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội.
….
Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Thảo luận:Tại sao có quá nhiều khái niệm xã hội học ?
Khách quan: không có một kiểu phát triển xã hội duy nhất qua thời gian và không gian.
Chủ quan: mỗi một nhà xã hội học được sinh ra trong một hoàn cảnh khác nhau, ảnh hưởng các trường phái khác nhau không nên có và cũng không thể có một định nghĩa duy nhất về xã hội học và người ta chấp nhận sự đa dạng trong các định nghĩa (Madrid Tây Ban Nha, 1990) .
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Các quan niệm của xã hội học về các lĩnh vực:
- Nghèo đói.
- Hôn nhân.
- Vai trò của phụ nữ.
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Nhiệm vụ, vấn đề nghiên cứu.
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Có quan điểm cho rằng xã hội học nghiên cứu “cái xã hội của thực tại xã hội” (Chung Á, Nguyễn Đình Tấn, 1997), “Mặt xã hội của xã hội” (Nguyễn Minh Hòa, 1995), “Xã hội loài người và hành vi xã hội” (Phạm Tất Dong và các đồng sự).Liên quan đến việc phân loại quy mô, kích cỡ của khách thể nghiên cứu:
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Xã hội học vĩ mô: nghiên cứu quy luật tổ chức, biến đổi của xã hội loài người.
Xã hội học trung mô: nghiên cứu đặc điểm tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội.
Xã hội học vi mô: tìm hiểu quá trình tương tác giữa các cá nhân.
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Nhiều tác giả nhất trí rằng con người và xã hội là khách thể nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn.
Các quy luật, đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa con người và xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997).Trên phạm vi, đối tượng đó các nhà khoc học xác định ra vấn đề và nhiệm vụ nghiên cứu.
III. Chức năng của xã hội học:
Nhận thức:
Thực tiễn:
Tư tưởng:
IV. Nhiệm vụ của xã hội học:
Nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu thực nghiệm.
Nghiên cứu ứng dụng.
V. Phân loại xã hội học:
Xã hội học đại cương.
Xã hội học chuyên biệt.
Xã hội học lý thuyết trừu tượng.
Xã hội học cụ thể thực nghiệm.
Xã hội học triển khai ứng dụng.
VI. Mối quan hệ giữa xã hội học và các ngành khoa học khác:
Triết học
Tâm lý học
Sử học…
Chương II. Sự ra đời của xã hội học:
Điều kiện, tiền đề để xã hội học ra đời.
Tiền đề kinh tế - xã hội: (1838) ?
Chính trị - tư tưởng ?
Lý luận và phương pháp luận ?
II. Lịch sử phát triển của xã hội học:
AUGUSTE COMTE (1798-1857):
Nhà tư tưởng Pháp, người tạo ra ngành xã hội học.
Ông sinh ra tại Montpellier - cộng hoà Pháp trong một giá đình gốc Giatô giáo và theo xu hướng quân chủ nhưng ông lại là người có tư tưởng tự do và cách mạng rất lớn.
August Comte vào học: Trường Đại học Bách khoa Pari năm 1814.
Nghề nghiệp: Dạy tư, trợ lý cho Saint – Simon từ 1817 – 1824.
Ông đã đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực xã hội học của thế giới, những đóng góp của ông về mặt lý thuyết như quan niệm về xã hội học xem xã hội học là khoa học nghiên cứu vế các quy luật của tổ chức xã hội. Quan điểm nhìn nhận về xã hội và cấu trúc xã hội bao gồm: bộ phận, thành tố, quan hệ, sắp xếp theo trật tự nhất định. Ông xem xã hội là một hệ thống có cấu trúc, cá nhân gia đình và các tổ chức xã hội.
Quan niệm về tĩnh học xã hội
Theo ông xã hội học là khoa học nghiên cứu về trật tự xã hội hay là khoa giải phẩu xã hội. Nguyên tắc cơ bản trong tĩnh học xã hội là nguyên tắc đồng nhất xã hội.
Theo nguyên tắc này thì các hiện tượng xã hội đều có mối liên quan và lệ thuộc mật thiết với nhau, hiện tượng này có tác động lên trên hiện tượng kia và ngược lại. Không có một hiện tượng nào lẻ loi, đơn độc. Vì vậy khi nghiên cứu những hiện tượng trong mối tương quan với hiện tượng khác.
Quan niệm về tĩnh học xã hội
Nghiên cứu xã hội theo lát cát ngang
Nghiên cứu trong quan hệ tương tác, phụ thuộc nhau, không nghiên cứu đơn lẻ, tách biệt
Nghiên cứu cần đặt trong trạng thái tĩnh lặng, vì xã hội luôn vận động
Quan niệm về tĩnh học xã hội
Nghiên cứu cấu trúc xã hội: tồn tại như thế nào, điều kiện tồn tại, bao gồm:
Cá nhân: bản chất, hành động vị kỷ, không vị kỷ, giáo dục hướng đến hành động vị tha
Gia đình: cộng tác, tình cảm…
Xã hội: hợp đồng, lý trí.
Động học xã hội
Nghiên cứu theo lát cắt dọc…
Ông đi tìm động lực của sự phát triển xã hội
Các yếu tố dân số, địa lý, tài nguyên góp phần quyết định sự phát triển của xã hội…
Nhân tố quyết định sự phát triển xã hội là trí tuệ, tư tưởng, nhận thức…
Quy luật ba giai đoạn:
Giai đoạn thần học: tôn giáo thống trị
Giai đoạn siêu nhiên: triết học và luật học, đầu cơ tôn giáo
Giai đoạn thực chứng: chủ nghĩa kinh nghiệm và thực chứng…nghĩa là xã hội học
Phương pháp nghiên cứu:
Quan sát
Thực nghiệm
So sánh
Lịch sử
2. Emile Durkheim (1858-1917)
Vài nét về tiểu sử: ông là một nhà xã hội học người Pháp gốc Do Thái, là người đặt nền móng cho những chức năng và những cấu trúc trong xã hội hiện đại. Ông là nhà, triết học, giáo dục học có nhiều tâm huyết và đóng góp cho khoa học xã hội.
Các tác phẩm chính:
Phân công lao động xã hội (1893)
Quy tắc của phương pháp xã hội học (1897)
Tự sát (1897)
Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo (1912).
Các quan điểm của ông về xã hội học:
Đối tượng nghiên cứu:
Khoa học chỉ trở thành khi có đối tượng riêng biệt, phạm vi riêng…
Xã hội học là khoa học về các sự kiện xã hội
Sự kiện xã hội hình thành thông qua tương tác cá nhân quan hệ xã hội ý thức tập thể áp đặt hành vi cá nhân
Ý thức tập thể thể hiện qua luật pháp và luật tục hay là các giá trị, chuẩn mực…
Hệ thống các khái niệm:
Muốn giải thích xã hội phải bằng nhiều sự kiện xã hội…
Hiện tượng Tổng gồm
Hiện tượng tổng gồm dựa trên hai vấn đề:
Khối lượng xã hội: số lượng cá thể
Đạo đức xã hội: cường độ giao lưu và tính chất mối quan hệ…
Cá nhân có nhiều mối quan hệ thì liên kết càng lớn và có sự đấu tranh vì cuộc sống càng cao
Vấn đề tự sát
Tự sát là do bệnh lý xã hội do xã hội áp đặt, không phải là cá nhân và bệnh tâm thần
Ông thống kê trong 100.000 nghìn người số người tự sát vì bệnh lý chiếm tỉ lệ nhỏ, sau đó là những người có trình độ giáo dục cao
Phát hiện 4 người tự sát chỉ có 1 phụ nữ…
Tự sát là do mối quan hệ và mức độ tương tác xã hội….
Đoàn kết cơ giới
Diễn ra trong xã hội cổ truyền, dựa trên sự tuân thủ các quy tắc luật lệ
Cá nhân bắt chước nhau trong ứng xử
Đoàn kết hữu cơ
Diễn ra trong xã hội hiện đại
Dựa trên sự đồng tình xã hội
Cá nhân khác nhau nhưng thống nhất nhau trong quan hệ xã hội, ví như tim, gan…nhưng thống nhất trong cơ thể
Điều chỉnh quan hệ là luật pháp và các giá trị chuẩn mực
Quan hệ xã hội theo quan hệ chức năng
Vấn đề tôn giáo
Phải cải tạo trên cơ sở khoa học
Tôn giáo ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế văn hoá tinh thần của con người trong xã hội
Kết luận: quan điểm của ông có ảnh hưởng lớn, nhưng mang tính duy tâm khách quan, do đề cao ý thức tập thể….
Herbert Spencer (1820-1903)
Vài nét về tiểu sử: sinh ở Derrby- Anh…..
Các tác phẩm chính:
Tĩnh học xã hội (1950)
Nghiên cứu xã hội học (1873)
Các nguyên lý xã hội học (1876)
Xã hội học mô tả (1873)
Các quan điểm về xã hội học
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu xã hội với tư cách là cơ thể sống
Khoa học về các quy luật tổ chức và nguyên lý tổ chức xã hội
Nghiên cứu sự trưởng thành, phát triển và xây dựng…với tính cách chúng được sinh ra từ các tương tác của cá nhân và các nhóm xã hội
Lý thuyết sinh học xã hội
Chuyển quy luật sinh học vào trong đời sống xã hội, xã hội như là một cơ thể sống…chúng có mối quan hệ thống nhất. Ví dụ cơ thể có hệ tuần hoàn, đề kháng….
Tự điều chỉnh…xã hội không nên đấu tranh
Khác nhau là ngôn ngữ…
Giống nhau là tuân theo quy luật tiến hoá, chuyên môn và tự điều chỉnh.
Từ những điều trên ông cho rằng Cần bằng là trạng thái lý tưởng của toàn xã hội, việc phá bỏ là nguy hiểm và… người giàu xứng đáng được giàu, người nghèo đáng được nghèo, bất bình đẳng là đương nhiên và tồn tại không dứt…
Học thuyết về tiến hoá xã hội
Mặc dù có phê phán Comte nhưng ông vẫn sử dụng thuật ngữ: tĩnh học xã hội và động học xã hội
Tĩnh học xã hội là trạng thái xã hội ở mức độ cân bằng
Động học xã hội là trạng thái xã hội ở mức độ cân bằng hoàn hảo
Học thuyết tiến hoá của ông cho rằng xã hội sẽ từ trạng thái đơn giản đến phức tạp, bất ổn định đến ổn định….
Tác nhân của sự tiến hoá là:
Biến số chủ quan: trí lực, thể lực, trang thái cảm xúc của con người
Biến số bên ngoài: đất đai, sông ngòi, khí hậu
Biến số tự sinh: dân số, mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và xã hội.
Phân loại xã hội dựa vào sự tiến hoá xã hội
Xã hội quân sự:
Hệ thống điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính độc đoán, tập trung
Điều chỉnh phân phối từ trên xuống
Động lực thúc đẩy phát triển xã hội là đấu tranh
Cho rằng nhân loại sẽ tiến đến một nền văn minh sẽ tiến bộ hơn
Xã hội công nghiệp
Hệ thống điều chỉnh xã hội mang tính dân chủ
Vận hành trong xã hội nhà nước ít kiểm soát hơn, mềm dẻo hơn
Tính năng động cá nhân và xã hội cao
Hệ thống điều chỉnh theo chiều ngang và chiều dọc
Động lực phát triển xã hội là cạnh tranh, muốn tăng năng suất phải hạ giá thành
Sự phân chia xã hội không dựa vào trình độ của xã hội nên có thể xã hội hiện đại có thể là xã hội quân sự và ngược lại
Quan điểm của H. Spencer về thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội là khuôn mẫu, là kiểu tổ chức xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội, đồng thời kiểm soát hành vi cá nhân và các nhóm xã hội
Ông cho rằng có 5 loại thiết chế cơ bản:
Thiết chế gia đình
Thiết chế nghi lễ
Thiết chế kinh tế
Thiết chế chính trị
Thiết chế tôn giáo
Quan điểm về phương pháp nghiên cứu
Xã hội học cần thu thập nhiều thông tin và nhiều nguồn khác nhau vào những thời điểm khác nhau
Nghiên cứu xã hội học theo ông là khó:
Khách quan: tính phức tạp của đời sống…lại không có phương tiện nghiên cứu
Chủ quan: định kiến, áp lực…
Max Weber (1864-1920)
Vài nét về tiểu sử: Erfut - Đức, là nhà kinh tế học, sử học, là nhà bách khoa toàn thư, gia đình giàu có, được đào tạo và học hành rất căn bản
Các tác phẩm chính:
Tiểu luận và phương pháp luận
Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản
Kinh tế và xã hội
Xã hội học tôn giáo
Qua các tác phẩm của mình ông trình bày một số vấn đề
Nghịch lý xã hội Đức
Bối cảnh Chủ nghĩa Tư bản ra đời
Tư tưởng ảnh hưởng bởi Karl Marx, nhưng sau đó chống Marx
Sự cải cách Tin Lành, ảnh hưởng đến xã hội phương Tây
Những luận điểm chính của ông về xã hội học
Đối tượng nghiên cứu:
Xã hội học là khoa học nghiên cứu hành động xã hội…
Tìm hiểu động lực, nguyên nhân hành động bên trong…
Lý thuyết về hành động xã hội
Hành động hợp lý so với mục đích
Hành động hợp lý giá trị
Hành động bản năng
Hành động cổ truyền
Một số khái niệm
Chiến đấu:
Chủ nghĩa quan liêu:
Lý thuyết về phân tầng
Theo Weber nguyên nhân đầu tiên dẫn đến phân tầng xã hội là yếu tố kinh tế. Điều mà người ta đánh giá cao ở ông khi cho rằng phân tầng xã hội là do khác nhau về tài sản cá nhân, nhưng lại gắn với Cơ may thị trường, nghĩa là khi tham gia vào thị trường sẽ có cơ hội và thành công khác nhau đối với những người có cùng tài sản như nhau (giống với quan điểm kinh tế thị trường ngày nay).
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự phân tầng xã hội là do địa vị.
Nguyên nhân thứ ba dẫn đến sự phân tầng là do uy tín xã hội.
Mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế, tư tưởng
Tư tưởng này nổi tiếng trong tác phẩm: “Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”, ông cũng đồng tình với Marx là các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa…có quan hệ qua lại biện chứng với nhau, nhưng ông không đồng tình với Marx rằng, không phải lúc nào kinh tế cũng quyết định đến sự tiến bộ mà trong đời sống có lắm lúc các yếu tố tinh thần, đạo đức quyết định đến sự tiến bộ xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Theo ông nhà xã hội học phải so sánh hành động thực tế với hành động lý tưởng, đi tìm ra nguyên nhân của hành động xã hội.
Khi nghiên cứu xã hội học cần đưa ra mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
Karl Marx (1818-1883)
Sinh tại Treves - Đức, trong một gia đình bố mẹ là người Do Thái, nhưng theo đạo Tin Lành. Cha ông là một luật sư nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng đến ông, ông học luật, sau đó chuyển sang học triết (1838), ông đậu tiến sĩ triết khi mới 23 tuổi, 1864 thành lập Quốc tế I, ông mất ở Anh….
Các tác phẩm chính
Gia đình thần thánh ()
Hệ tư tưởng Đức (1864)
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848)
Bộ tư bản (1875).
Karl Marx là nhà xã hội học
Lý thuyết về giai cấp
Kinh tế xã hội học
Lý thuyết về hình thái kinh tế xã hội
Phương pháp nghiên cứu:
Chủ nghĩa duy vật
Phép biện chứng
Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội
III. Một số lý thuyết tiếp cận
Lý thuyết hành vi
Lý thuyết hành động
Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết tiếp cận xã hội tổng thể
Lý thuyết tương tác biểu tượng
Lý thuyết cấu trúc chức năng
Vấn đề cơ bản có tính chất triết học của xã hội học là gì:
Trật tự xã hội là gì, nhất trí xã hội là gì, thống nhất xã hội là gì, biến đổi xã hội là gì, làm thế nào để tổ chức được trật tự ổn định xã hội.(Thế kỷ XIX).
Xã hội được tạo thành các cá nhân các nhóm như thế nào, con người biến đổi xã hội ra sao. (Thế kỷ XX).
Mối quan hệ hài hòa giữa con người và xã hội loài người là gì, quy luật hình thành và vận động của mối quan hệ đó là gì, làm thế nào tạo ra được mối quan hệ hài hòa đó.
1. Lý thuyết hành vi
Người đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này là George Homans (1910-1989).
SR (Stimulus Response).
Lý thuyết này bị phê phán…
Ứng dụng trong quân sự, giao thông…
Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý…, quan tâm đến cơ chế bên trong, ví dụ khách hàng, cử tri…
2. Lý thuyết hành động
Max Weber (1864-1920).
Hành động xã hội là hành động mang ý nghĩa chủ quan có hướng đến người khác.
Có bốn loại hành động:
Mục đích
Giá trị
Bản năng
Truyền thống.
3. Lý thuyết hệ thống
Talcolt Parsons (1902-1979).
Hệ thống có 4 chức năng:
Ổn định
Phối hợp nội bộ
Theo đuổi mục đích
Thích nghi
Hệ thống là tổng hòa các thành tố, các thành phần, các bộ phận và mối liên hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn, hoàn chỉnh.
Như vậy: hệ thống là các bộ phận, các kiểu quan hệ, kiểu cấu trúc.
Hệ thống nội và hệ thống ngoại:
Hệ thống nội: có quan hệ đồng nhất, cùng một cơ cấu và hướng đến mục tiêu chung.
Hệ thống ngoại là so sánh với hệ thống khác có liên quan, ví dụ hệ thống đại học…
Nội dung lý thuyết
Xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô đều tồn tại với tư cách là một hệ thống toàn vẹn. Vì vậy, mỗi một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội phải đặt dưới một nhãn quan đa diện, biện chứng và thống nhất, phải đặt trong một cấu thể toàn vẹn, hữu cơ, phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, mỗi một yếu tố riêng lẽ chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong một tổng thể.
4. Lý thuyết tiếp cận xã hội tổng thể
Karl Marx (1818-1883)
Khẳng định rằng, để giải thích các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội, trước hết phải nhất thiết từ quan hệ vật chất - Kinh tế quyết định luận.
Mỗi thời kỳ có hai giai cấp, một đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, một đại diện cho quan hệ sản xuất lạc hậu.
Cuộc đấu tranh giai cấp sẽ dẫn đến cách mạng xã hội…
5. Lý thuyết tương tác biểu tượng
Herbert Blumer, trường phái Chicago, những năm 30, thế kỷ 20 khởi xướng… H. Mead, E. Goffman, Charls Horton Cooley và Thomas xây dựng.
Cá nhân chỉ biết được mình qua tương tác với người khác và từ phản ứng của người khác…
Gương soi tự bản thân…
Tương tác là các khuôn mẫu….
6. Lý thuyết cấu trúc chức năng
H. Spencer, E. Durkheim.
Xã hội là hệ thống bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi một bộ phận giữ một vai trò bình thường nào đó trong xã hội và vận hành một cách bình thường để thực hiện một số yêu cầu nào đó và thỏa mãn những nhu cầu bình thường nào đó của xã hội.
Chức năng công khai: mọi người đều biết
Chức năng tiềm ẩn: đằng sau hành động…
Chương III: Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu xã hội học.
Cơ cấu xã hội
Xã hội hóa
Nhóm xã hội
Cộng đồng xã hội
Vị trí và vai trò xã hội
Bất bình đẳng và phân tầng xã hội
Hành động xã hội và tương tác xã hội
Thiết chế xã hội
Di động xã hội
Chuẩn mực xã hội
Sai lệch xã hội
Kiểm soát xã hội
1.Cơ cấu xã hội:
Cơ cấu xã hội là sự sắp đặt các thành phần hoặc các đơn vị xã hội theo một trật tự nào đó thành hệ thống và giữa chúng có mối quan hệ lẫn nhau.
Cơ cấu xã hội là mô hình của các quan hệ xã hội giữa các thành phần cơ bản (quan trọng là vị thế, vai trò, nhóm, thiết chế…) trong một hệ thống xã hội, tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài người, dù cho tính chất giữa các thành phần và quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác.
Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định, biểu hiện như là một sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội đó. Những thành tố này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, những thành tố cơ bản nhất của xã hội là nhóm với vai trò vị thế của nó và các thiết chế xã hội.
Từ những định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy những đặc trưng sau đây của cơ cấu xã hội:
Cơ cấu xã hội không những được xem như là một tổng thể, một tập hợp các bộ phận (các cộng đồng, các tầng lớp, các giai cấp…) cấu thành xã hội mà còn xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội. Nghĩa là xã hội được cấu thành từ những thành tố nào; Nó được cấu thành như thế nào hay theo kiểu gì, cách thức sắp xếp và liên kết các bộ phận, các thành tố với nhau ra sao.
Cơ cấu xã hội được coi là sự thống nhất của hai mặt: các thành phần xã hội và các mối liên hệ xã hội, phản ánh được đúng đắn và toàn vẹn các nhân tố hiện thực đã cấu thành nên cơ cấu xã hội.
Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản:
Cơ cấu xã hội dân số
Cơ cấu xã hội cộng đồng lãnh thổ
Cơ cấu xã hội học vấn nghề nghiệp
Cơ cấu xã hội giai cấp….
Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội:
Nghiên cứu cơ cấu xã hội sẽ cho ta một bức tranh tổng quát, một bộ khung, bộ dàn về xã hội từ đó có thể vạch ra được chiến lược, mô hình cơ cấu xã hội tối ưu, đảm bảo sự vận hành có hiệu quả, thực hiện tốt các vai trò xã hội theo chiều hướng tiến bộ.
Nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt nghiên cứu sự phân tầng xã hội, cho phép chúng ta đi sâu vào thực trạng nhận diện được một cách chân thực những đặc trưng và xu hướng phát triển của đất nước, từ đó có cơ sở khoa học vạch ra những chính sách phù hợp.
2. Xã hội hóa:
Khái niệm:
Con người.
Theo quan điểm duy tâm
Theo quan điểm duy vật
Theo quan điểm Mácxít
Bản chất con người là sự đan quyện của các yếu tố:
Yếu tố xã hội: thực thể văn hóa xã hội.
Yếu tố sinh vật: bản năng sinh tồn
Yếu tố khác: tâm linh, tôn giáo, học tập.
Mục đích của xã hội hóa là hạn chế đến mức thấp nhất hành vi bản năng của con người để con người trở thành một thực thể xã hội. Do vậy, quá trình xã hội hóa là quá trình phát triển nhân cách có ích cho cá nhân, cộng đồng.
Một số định nghĩa về xã hội hóa:
Xã hội hóa là một quá trình học hỏi để con người động vật trở thành con người xã hội. Ví dụ: trẻ ở Ấn Độ…
Xã hội hóa chỉ quá trình theo đó, con người học cách thích ứng với xã hội và tuân thủ các quy tắc của xã hội. Quá trình này cho phép con người luân chuyển nền văn hóa của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xã hội hóa là quá trình mà qua đó các cá nhân học hỏi được cách sống và phát triển khả năng đóng các vai trò xã hội vừa với tư cách là một cá thể vừa với tư cách là thành viên của nhóm.
Mục đích của xã hội hóa:
Hình thành ở cá nhân khả năng thông đạt và am hiểu một cách hữu hiệu và phát triển khả năng diễn xuất như nghe, nói, đọc, hiểu và có hiểu được ý tưởng của người khác qua sự diễn xuất.
Mang đến cho cá nhân những kỹ năng cần thiết mà xã hội đòi hỏi, nhờ các kỹ năng đó mà cá nhân đó có thể hòa nhập vào trong xã hội.
Làm cho các cá nhân thấm nhuần các giá trị, các chuẩn mực, các quy tắc sinh hoạt, các quy ước cộng đồng và hấp thụ niềm tin chung của xã hội.
Tạo dựng khả năng phát triển cái tôi trong xã hội.
Các dạng thức xã hội hóa:
Xã hội hóa trẻ em:
Sự bắt chước:
Sự đồng nhất:
Xấu hổ và lỗi lầm:
Xã hội hóa người lớn:
Khác biệt với xã hội hóa trẻ em, xã hội hóa người lớn theo khuynh hướng thích nghi, bao gồm hàng loạt cuộc khủng hoảng chờ đợi và bất ngờ đến con người phải vượt qua thử thách để hoàn thiện nhân cách của mình.
Theo quan điểm Mácxít quá trình xã hội hóa lá quá trình hai mặt, một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm, chuẩn mực, thích nghi với khuân mẫu, chuẩn mực xã hội mặt khác cá nhân là chủ thể tích cực tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ xã hội, tích cực tái tạo ra kinh nghiệm xã hội, truyền đạt những kinh nghiệm giá trị cho thế hệ sau.
Sự khác nhau giữa xã hội hóa
người lớn và xã hội trẻ em:
Xã hội hóa người lớn là sự thay đổi hành vi bên ngoài
Người lớn có khả năng đánh giá những chụẩn mực
Xã hội hóa của người lớn có mục đích là giúp cho con người có những thói quen nhất định,
Xã hội hóa trẻ em diễn ra sự hình thành, định hướng giá trị.
Xã hội hóa trẻ em có thể lĩnh hội được chúng
Xã hội hóa trẻ em ở mức độ đụng chạm đến môi trường lý do xã hội hóa.
Sự khác nhau giữa xã hội hóa và giáo dục
Xã hội hóa
Bao hàm cả giáo dục
Thời gian liên tục
Hình thức phong phú, đa dạng,
Hình thành nhân cách
Giáo dục
Là dang thức của xã hội hóa
Thời gian nhất định
Tính kế hoạch, logic, hình thức
Cung cấp tri thức
Môi trường xã hội hóa
Gia đình
Nhà trường
Các nhóm xã hội
Các phương tiện thông tin đại chúng Xã hội hóa giúp hình thành cái tôi của mỗi người.
3. Nhóm xã hội
Nhóm xã hội: là tập hợp những con người có hành vi tương tác nhau trên cơ sở những kỳ vọng chung có liên quan đến lối ứng xử của người khác, bao gồm một số vị trí và vai trò để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân này phải phụ thuộc vào việc thực hiện mục tiêu chung của nhóm và múc độ thỏa mãn tất nhiên phụ thuộc vào nhóm hiệu quả hay kém hiệu quả.
Nhóm và đám đông
Phân loại nhóm
Nhóm trong cuộc sống
Nhóm, lợi ích và sự thay đổi hành vị trong nhóm, ví dụ:…
4. Cộng đồng xã hội
Cộng đồng xã hội là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân được quyết định bởi các lợi ích của họ nhờ sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của các cá nhân hợp thành cộng đồng. Cộng đồng có sự gần gũi về những quan điểm, tín ngưỡng và các quan niệm về cuộc sống xã hội nói chung.
5. Vị trí và vai trò xã hội
Vị trí xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, vị trí xã hội “Đó là sự định vị cá nhân trong một đơn vị xã hội”. Thông thường vị trí xã hội được hiểu theo hai nghĩa như sau:
Vị trí xã hội là chổ đứng của cá nhân trong một thang bậc xã hội nào đó, cá nhân có thể đứng ở khoảng cao, trung bình hay thấp.
Vị trí xã hội còn được hiểu như là tọa độ cá nhân trong uy tín xã hội.
Các loại vị trí xã hội:
Vị trí xuất thân hay vị trí chỉ định.
Vị trí giành được.
Vai trò xã hội:
Vai trò là một khái niệm xuất phát từ người diễn viên đóng vai và diễn trò trên sân khấu, sau đó được xã hội hóa vào đời sống và trở thành thuật ngữ khoa học (G. H Mead -1934). Là khái niệm chỉ sự mong đợi xã hội đối với hành vi diễn xuất của cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khung cảnh xã hội nhất định. Vai trò như là tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà mọi người khác chờ đợi. Khái niệm vai trò mang tính tương quan vì không độc diễn. AA’ BB’
Các loại vai trò xã hội:
Vai trò định chế
Vai trò thường nhật
Vai trò kỳ vọng
Vai trò gán
Vai trò lựa chọn.
Mối quan hệ giữa vị trí và vai trò xã hội.
Vị trí xã hội
Ổn định
Lâu dài
Được các tổ chức xã hội thừa nhận.
Anh là ai?
Vai trò xã hội
Không ổn định
Thay đổi theo tình huống và khung cảnh nhất định.
Anh phải diễn xuất như thế nào ? Làm gì ?
Vai trò Role
Du lịch
Nội trợ
Hàng xóm
Khách hàng
Bệnh nhân
Công dân
Người con
Status
Vị trí
6. Bất bình đẳng và phân tầng xã hội
Bất bình đẳng là gì: là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm.
Hình thức: tự nhiên và xã hội
Nguyên nhân của bất bình đẳng: những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội, ảnh hưởng chính trị.
Phân tầng xã hội:
Tầng xã hội: là tổng thể hay tập hợp của các cá nhân có cùng một hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. Các thành viên của tầng xã hội ngang nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị, chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín), khả năng thăng tiến cũng như những đặc quyền hay thứ bậc khác trong xã hội.
Phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội: PTXH là sự phân chia và hình thành cấu trúc các tầng xã hội (gồm cả sự phân loại, xếp hạng). Đó là sự phân chia hay sắp xếp các cá nhân vào những tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng như một số khác biệt khác về trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiểu nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật...
Các tiêu chí của phân tầng xã hội
Về kinh tế: thu nhập, chi tiêu, tài sản, sở hữu
Về mặt xã hội: học vấn nghề nghiệp, uy tín.
Về mặt quyền lực: sự tham gia vào hệ thống chính trị, tiếng nói, quyền quyết định.
Phân tầng hợp thức và không hợp thức
Tự nhiên
Không tự nhiên
Các mô hình phân tầng xã hội
Hình tháp
Hình thoi
Hình giọt nước
Hình trứng
Hình con quay
Các mô hình phân tầng trên thế giới
(Mỹ)
(Nhật)
(Bắc Âu)
(Đông âu)
7. Hành động xã hội và tương tác xã hội:
Khái niệm:là hành động mang ý nghĩa chủ quan và có hướng đến người khác.
Các quan điểm khác nhau về sự quy định hành động xã hội:
Sinh học
Di truyền
Xã hội hóa
Cơ cấu xã hội
Sự trao đổi xã hội
Sự lựa chọn hợp lý
Phân loại hành động
M. Weber
Mức độ nhận thức của cá nhân:
Hành động logíc: ý thức đúng đắn, đầy đủ hợp lý, đạt được mục đích. Ví dụ:….
Hành động phi logíc: ngược lại…Ví dụ:…
Tương tác xã hội.
Khái niệm: Tương tác xã hội là một khái niệm khá trừu tượng, nó được quy định bởi hai khái niệm hành động xã hội và quan hệ xã hội. Tương tác xã hội chỉ sự tác động qua lại giữa các chủ thể xã hội với nhau mà chủ thể đó là các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội
Tương tác xã hội
CTXH
(Chủ thể xã hội)
TTXH
HĐXH(Hoạt động xã hội) QHXH (Quan hệ xã hội)
Sx vật chất Sản xuất
Hoạt động văn hóa Phân phối
Tái sx xã hội Trao đổi
Điều tiết Tiêu dùng
Giao tiếp
Tương tác xã hội
Hệ quả của tương tác xã hội :
Giúp cho các cá nhân nhận diện bản thân mình, đồng thời nhận diện được người khác thông qua nhãn xã hội của họ.
Thông qua sự tương tác xã hội, người ta giới thieu chính bản thân mình bằng nhiều hình thức như : tác phong, lời nói, cử chỉ, trang phục,…
Trong tương tác xã hội của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội lâu dài hình thành lên mô hình xã hội, mô hình xã hội được hiểu là hình mẫu để người ta ứng xử trong trường hợp tương tcá cụ thể nào đó mà không phải tìm kiếm.
Ví dụ : A ---------- B nhiều lần tạo thành mô hình xã hội.
8. Thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội là một tổ chức xã hội đặc thù, tập hợp tương đối bền vững các giá trị, chuẩn mực, vai trò vị thế các nhóm xã hội vận hành xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội, nhằm đảm bảo tính kế thừa và tính ổn định tương đối của những mối liên hệ trong khuôn khổ nhất định.
Đặc điểm của thiết chế xã hội:
Tính bền vững và ổn định:
Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau, do tính đồng bộ của hệ thống xã hội khi một thiết chế thay đổi dẫn đến các thiết chế khác cũng thay đổi theo.
Do thiết chế xã hội được thiết lập trên nhu cầu xã hội cơ bản nên bất kỳ một thiết chế nào suy yếu đổ vỡ đều trở thành những vấn đề nghiêm trọng của xã hội.
Chức năng của thiết chế:
Điều chỉnh, điều hòa, khuyến khích hành vi của con người sao cho phù hợp với chuẩn m
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
VÕ THUẤN
[email protected]
Tài liệu tham khảo
H. Kromrey; Nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm, Nhà xuất bản Thế giới, 1999.
Giáo trình quản lý xã hội, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
Mai Huy Bích, Xã hội học gia đình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003.
Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew Webster, Nhập môn xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993.
Emile Durkheim, Các nguyên tắc của phương pháp xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993.
Tài liệu tham khảo
Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (chủ biên), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997
G. Endrweit và G. Trommsdorff, Từ điển xã hội học, Nhà xuất bản Thế Giới, 2002.
Nguyễn Minh Hoà (biên dịch), Xã hội học nhập môn, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1995.
Bùi Thanh Long (chủ biên), Giáo trình Xã hội học Đại cương, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
Tài liệu tham khảo
Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Xã hội học Đại cương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội, 1997.
Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhập môn xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993
Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Trần Hữu Quang biên soạn, Bài giảng xã hội học truyền thông, Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
T.Scheafer, Xã hội học, Nhà xuất bản Thống kê, 2003
Tài liệu tham khảo
Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Nhập môn xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Chung Á và Nguyễn Đình Tấn, Nghiên cứu Xã hội học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997.
Trịnh Duy Luân, Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004.
Therese L. Baker (sách tham khảo), Thực hành nghiên cứu xã hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1998.
Tống Văn Chung, Xã hội học nông thôn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Mục tiêu môn học
Qua môn học giúp sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Thông qua môn học giúp sinh viên hiểu được một số khái niệm cơ bản của xã hội học bao gồm: xã hội hóa, hành động xã hội, bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội, di động xã hội, cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội và giới thiệu tổng quát về các lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học.
Mục tiêu môn học
Giới thiệu cho sinh viên hiểu được một số chuyên ngành xã hội học chuyên biệt như: xã hội học truyền thông đại chúng, xã hội học gia đình, xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị, xã hội học văn hóa.
Giúp sinh viên hiểu được các bước tiến hành cũng như các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu xã hội học thực nghiệm.
Qua môn học giúp sinh viên hiểu và có thể vận dụng một số kiến thức xã hội học vào phân tích thực tiễn.
TỔNG QUAN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC (30 tiết)
Phần I: Những vấn đề cơ bản của xã hội học
Chương I: Dẫn nhập về xã hội học
Thuật ngữ xã hội học
Đối tượng nghiên cứu xã hội học
Chức năng xã hội học
Nhiệm vụ xã hội học
Phân loại xã hội học
Mối quan hệ giữa xã hội học và một số ngành khoa học khác.
Chương II: Sự ra đời và phát triển của xã hội học
Tiền đề để xã hội học ra đời
Lịch sử phát triển của xã hội học
A. Comte
E. Durkheim
H. Spencer
M. Weber
K. Marx
Một số lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học.
Chương III: Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu xã hội học
Cơ cấu xã hội
Xã hội hóa
Nhóm xã hội
Cộng đồng xã hội
Vị trí và vai trò xã hội
Bất bình đẳng và phân tầng xã hội
Hành động xã hội và tương tác xã hội
Thiết chế xã hội
Di động xã hội
Chuẩn mực xã hội
Sai lệch xã hội
Kiểm soát xã hội
Phần II: Một số chuyên đề nghiên cứu của xã hội học – xã hội học chuyên biệt
Xã hội học đô thị
Xã hội học nông thôn
Xã hội học gia đình
Xã hội học tội phạm
Xã hội học dư luận xã hội
Xã hội học văn hóa
Xã hội học truyền thông đại chúng
Phần III: Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Chương I: Lý luận về phương pháp nghiên cứu xã hội học
Chương II: Các khái niệm về nghiên cứu xã hội học
Chương III: Các bước tiến hành trong một cuộc điều tra xã hội học
Phần I: Những vấn đề cơ bản của xã hội học
Chương I: Dẫn nhập về xã hội học
Thuật ngữ xã hội học
Logos
Học thuyết
Sociology
Xã hội học
Societas
Xã hội
Định nghĩa xã hội học
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về xã hội và hành vi con người.
Xã hội học nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học về hành vi con người, các nhóm xã hội và về xã hội.
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về tương tác xã hội và tổ chức xã hội.
Xã hội học nghiên cứu về đời sống xã hội của con người, các nhóm và các xã hội…phạm vi nghiên cứu của xã hội học học hết sức rộng lớn, trải dài từ sự phân tích về sự gặp gỡ giữa các cá nhân trên phố xá đến sự quan tâm về các quá trình xã hội có tính chất toàn cầu.
Định nghĩa xã hội học
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các xã hội.
Xã hội học là khoa học về các quy luật, tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển, vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các giai cấp và các dân tộc.
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ xã hội xuyên qua các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội.
….
Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Thảo luận:Tại sao có quá nhiều khái niệm xã hội học ?
Khách quan: không có một kiểu phát triển xã hội duy nhất qua thời gian và không gian.
Chủ quan: mỗi một nhà xã hội học được sinh ra trong một hoàn cảnh khác nhau, ảnh hưởng các trường phái khác nhau không nên có và cũng không thể có một định nghĩa duy nhất về xã hội học và người ta chấp nhận sự đa dạng trong các định nghĩa (Madrid Tây Ban Nha, 1990) .
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Các quan niệm của xã hội học về các lĩnh vực:
- Nghèo đói.
- Hôn nhân.
- Vai trò của phụ nữ.
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Nhiệm vụ, vấn đề nghiên cứu.
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Có quan điểm cho rằng xã hội học nghiên cứu “cái xã hội của thực tại xã hội” (Chung Á, Nguyễn Đình Tấn, 1997), “Mặt xã hội của xã hội” (Nguyễn Minh Hòa, 1995), “Xã hội loài người và hành vi xã hội” (Phạm Tất Dong và các đồng sự).Liên quan đến việc phân loại quy mô, kích cỡ của khách thể nghiên cứu:
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Xã hội học vĩ mô: nghiên cứu quy luật tổ chức, biến đổi của xã hội loài người.
Xã hội học trung mô: nghiên cứu đặc điểm tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội.
Xã hội học vi mô: tìm hiểu quá trình tương tác giữa các cá nhân.
II. Đối tượng nghiên cứu xã hội học.
Nhiều tác giả nhất trí rằng con người và xã hội là khách thể nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn.
Các quy luật, đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa con người và xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997).Trên phạm vi, đối tượng đó các nhà khoc học xác định ra vấn đề và nhiệm vụ nghiên cứu.
III. Chức năng của xã hội học:
Nhận thức:
Thực tiễn:
Tư tưởng:
IV. Nhiệm vụ của xã hội học:
Nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu thực nghiệm.
Nghiên cứu ứng dụng.
V. Phân loại xã hội học:
Xã hội học đại cương.
Xã hội học chuyên biệt.
Xã hội học lý thuyết trừu tượng.
Xã hội học cụ thể thực nghiệm.
Xã hội học triển khai ứng dụng.
VI. Mối quan hệ giữa xã hội học và các ngành khoa học khác:
Triết học
Tâm lý học
Sử học…
Chương II. Sự ra đời của xã hội học:
Điều kiện, tiền đề để xã hội học ra đời.
Tiền đề kinh tế - xã hội: (1838) ?
Chính trị - tư tưởng ?
Lý luận và phương pháp luận ?
II. Lịch sử phát triển của xã hội học:
AUGUSTE COMTE (1798-1857):
Nhà tư tưởng Pháp, người tạo ra ngành xã hội học.
Ông sinh ra tại Montpellier - cộng hoà Pháp trong một giá đình gốc Giatô giáo và theo xu hướng quân chủ nhưng ông lại là người có tư tưởng tự do và cách mạng rất lớn.
August Comte vào học: Trường Đại học Bách khoa Pari năm 1814.
Nghề nghiệp: Dạy tư, trợ lý cho Saint – Simon từ 1817 – 1824.
Ông đã đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực xã hội học của thế giới, những đóng góp của ông về mặt lý thuyết như quan niệm về xã hội học xem xã hội học là khoa học nghiên cứu vế các quy luật của tổ chức xã hội. Quan điểm nhìn nhận về xã hội và cấu trúc xã hội bao gồm: bộ phận, thành tố, quan hệ, sắp xếp theo trật tự nhất định. Ông xem xã hội là một hệ thống có cấu trúc, cá nhân gia đình và các tổ chức xã hội.
Quan niệm về tĩnh học xã hội
Theo ông xã hội học là khoa học nghiên cứu về trật tự xã hội hay là khoa giải phẩu xã hội. Nguyên tắc cơ bản trong tĩnh học xã hội là nguyên tắc đồng nhất xã hội.
Theo nguyên tắc này thì các hiện tượng xã hội đều có mối liên quan và lệ thuộc mật thiết với nhau, hiện tượng này có tác động lên trên hiện tượng kia và ngược lại. Không có một hiện tượng nào lẻ loi, đơn độc. Vì vậy khi nghiên cứu những hiện tượng trong mối tương quan với hiện tượng khác.
Quan niệm về tĩnh học xã hội
Nghiên cứu xã hội theo lát cát ngang
Nghiên cứu trong quan hệ tương tác, phụ thuộc nhau, không nghiên cứu đơn lẻ, tách biệt
Nghiên cứu cần đặt trong trạng thái tĩnh lặng, vì xã hội luôn vận động
Quan niệm về tĩnh học xã hội
Nghiên cứu cấu trúc xã hội: tồn tại như thế nào, điều kiện tồn tại, bao gồm:
Cá nhân: bản chất, hành động vị kỷ, không vị kỷ, giáo dục hướng đến hành động vị tha
Gia đình: cộng tác, tình cảm…
Xã hội: hợp đồng, lý trí.
Động học xã hội
Nghiên cứu theo lát cắt dọc…
Ông đi tìm động lực của sự phát triển xã hội
Các yếu tố dân số, địa lý, tài nguyên góp phần quyết định sự phát triển của xã hội…
Nhân tố quyết định sự phát triển xã hội là trí tuệ, tư tưởng, nhận thức…
Quy luật ba giai đoạn:
Giai đoạn thần học: tôn giáo thống trị
Giai đoạn siêu nhiên: triết học và luật học, đầu cơ tôn giáo
Giai đoạn thực chứng: chủ nghĩa kinh nghiệm và thực chứng…nghĩa là xã hội học
Phương pháp nghiên cứu:
Quan sát
Thực nghiệm
So sánh
Lịch sử
2. Emile Durkheim (1858-1917)
Vài nét về tiểu sử: ông là một nhà xã hội học người Pháp gốc Do Thái, là người đặt nền móng cho những chức năng và những cấu trúc trong xã hội hiện đại. Ông là nhà, triết học, giáo dục học có nhiều tâm huyết và đóng góp cho khoa học xã hội.
Các tác phẩm chính:
Phân công lao động xã hội (1893)
Quy tắc của phương pháp xã hội học (1897)
Tự sát (1897)
Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo (1912).
Các quan điểm của ông về xã hội học:
Đối tượng nghiên cứu:
Khoa học chỉ trở thành khi có đối tượng riêng biệt, phạm vi riêng…
Xã hội học là khoa học về các sự kiện xã hội
Sự kiện xã hội hình thành thông qua tương tác cá nhân quan hệ xã hội ý thức tập thể áp đặt hành vi cá nhân
Ý thức tập thể thể hiện qua luật pháp và luật tục hay là các giá trị, chuẩn mực…
Hệ thống các khái niệm:
Muốn giải thích xã hội phải bằng nhiều sự kiện xã hội…
Hiện tượng Tổng gồm
Hiện tượng tổng gồm dựa trên hai vấn đề:
Khối lượng xã hội: số lượng cá thể
Đạo đức xã hội: cường độ giao lưu và tính chất mối quan hệ…
Cá nhân có nhiều mối quan hệ thì liên kết càng lớn và có sự đấu tranh vì cuộc sống càng cao
Vấn đề tự sát
Tự sát là do bệnh lý xã hội do xã hội áp đặt, không phải là cá nhân và bệnh tâm thần
Ông thống kê trong 100.000 nghìn người số người tự sát vì bệnh lý chiếm tỉ lệ nhỏ, sau đó là những người có trình độ giáo dục cao
Phát hiện 4 người tự sát chỉ có 1 phụ nữ…
Tự sát là do mối quan hệ và mức độ tương tác xã hội….
Đoàn kết cơ giới
Diễn ra trong xã hội cổ truyền, dựa trên sự tuân thủ các quy tắc luật lệ
Cá nhân bắt chước nhau trong ứng xử
Đoàn kết hữu cơ
Diễn ra trong xã hội hiện đại
Dựa trên sự đồng tình xã hội
Cá nhân khác nhau nhưng thống nhất nhau trong quan hệ xã hội, ví như tim, gan…nhưng thống nhất trong cơ thể
Điều chỉnh quan hệ là luật pháp và các giá trị chuẩn mực
Quan hệ xã hội theo quan hệ chức năng
Vấn đề tôn giáo
Phải cải tạo trên cơ sở khoa học
Tôn giáo ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế văn hoá tinh thần của con người trong xã hội
Kết luận: quan điểm của ông có ảnh hưởng lớn, nhưng mang tính duy tâm khách quan, do đề cao ý thức tập thể….
Herbert Spencer (1820-1903)
Vài nét về tiểu sử: sinh ở Derrby- Anh…..
Các tác phẩm chính:
Tĩnh học xã hội (1950)
Nghiên cứu xã hội học (1873)
Các nguyên lý xã hội học (1876)
Xã hội học mô tả (1873)
Các quan điểm về xã hội học
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu xã hội với tư cách là cơ thể sống
Khoa học về các quy luật tổ chức và nguyên lý tổ chức xã hội
Nghiên cứu sự trưởng thành, phát triển và xây dựng…với tính cách chúng được sinh ra từ các tương tác của cá nhân và các nhóm xã hội
Lý thuyết sinh học xã hội
Chuyển quy luật sinh học vào trong đời sống xã hội, xã hội như là một cơ thể sống…chúng có mối quan hệ thống nhất. Ví dụ cơ thể có hệ tuần hoàn, đề kháng….
Tự điều chỉnh…xã hội không nên đấu tranh
Khác nhau là ngôn ngữ…
Giống nhau là tuân theo quy luật tiến hoá, chuyên môn và tự điều chỉnh.
Từ những điều trên ông cho rằng Cần bằng là trạng thái lý tưởng của toàn xã hội, việc phá bỏ là nguy hiểm và… người giàu xứng đáng được giàu, người nghèo đáng được nghèo, bất bình đẳng là đương nhiên và tồn tại không dứt…
Học thuyết về tiến hoá xã hội
Mặc dù có phê phán Comte nhưng ông vẫn sử dụng thuật ngữ: tĩnh học xã hội và động học xã hội
Tĩnh học xã hội là trạng thái xã hội ở mức độ cân bằng
Động học xã hội là trạng thái xã hội ở mức độ cân bằng hoàn hảo
Học thuyết tiến hoá của ông cho rằng xã hội sẽ từ trạng thái đơn giản đến phức tạp, bất ổn định đến ổn định….
Tác nhân của sự tiến hoá là:
Biến số chủ quan: trí lực, thể lực, trang thái cảm xúc của con người
Biến số bên ngoài: đất đai, sông ngòi, khí hậu
Biến số tự sinh: dân số, mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và xã hội.
Phân loại xã hội dựa vào sự tiến hoá xã hội
Xã hội quân sự:
Hệ thống điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính độc đoán, tập trung
Điều chỉnh phân phối từ trên xuống
Động lực thúc đẩy phát triển xã hội là đấu tranh
Cho rằng nhân loại sẽ tiến đến một nền văn minh sẽ tiến bộ hơn
Xã hội công nghiệp
Hệ thống điều chỉnh xã hội mang tính dân chủ
Vận hành trong xã hội nhà nước ít kiểm soát hơn, mềm dẻo hơn
Tính năng động cá nhân và xã hội cao
Hệ thống điều chỉnh theo chiều ngang và chiều dọc
Động lực phát triển xã hội là cạnh tranh, muốn tăng năng suất phải hạ giá thành
Sự phân chia xã hội không dựa vào trình độ của xã hội nên có thể xã hội hiện đại có thể là xã hội quân sự và ngược lại
Quan điểm của H. Spencer về thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội là khuôn mẫu, là kiểu tổ chức xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội, đồng thời kiểm soát hành vi cá nhân và các nhóm xã hội
Ông cho rằng có 5 loại thiết chế cơ bản:
Thiết chế gia đình
Thiết chế nghi lễ
Thiết chế kinh tế
Thiết chế chính trị
Thiết chế tôn giáo
Quan điểm về phương pháp nghiên cứu
Xã hội học cần thu thập nhiều thông tin và nhiều nguồn khác nhau vào những thời điểm khác nhau
Nghiên cứu xã hội học theo ông là khó:
Khách quan: tính phức tạp của đời sống…lại không có phương tiện nghiên cứu
Chủ quan: định kiến, áp lực…
Max Weber (1864-1920)
Vài nét về tiểu sử: Erfut - Đức, là nhà kinh tế học, sử học, là nhà bách khoa toàn thư, gia đình giàu có, được đào tạo và học hành rất căn bản
Các tác phẩm chính:
Tiểu luận và phương pháp luận
Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản
Kinh tế và xã hội
Xã hội học tôn giáo
Qua các tác phẩm của mình ông trình bày một số vấn đề
Nghịch lý xã hội Đức
Bối cảnh Chủ nghĩa Tư bản ra đời
Tư tưởng ảnh hưởng bởi Karl Marx, nhưng sau đó chống Marx
Sự cải cách Tin Lành, ảnh hưởng đến xã hội phương Tây
Những luận điểm chính của ông về xã hội học
Đối tượng nghiên cứu:
Xã hội học là khoa học nghiên cứu hành động xã hội…
Tìm hiểu động lực, nguyên nhân hành động bên trong…
Lý thuyết về hành động xã hội
Hành động hợp lý so với mục đích
Hành động hợp lý giá trị
Hành động bản năng
Hành động cổ truyền
Một số khái niệm
Chiến đấu:
Chủ nghĩa quan liêu:
Lý thuyết về phân tầng
Theo Weber nguyên nhân đầu tiên dẫn đến phân tầng xã hội là yếu tố kinh tế. Điều mà người ta đánh giá cao ở ông khi cho rằng phân tầng xã hội là do khác nhau về tài sản cá nhân, nhưng lại gắn với Cơ may thị trường, nghĩa là khi tham gia vào thị trường sẽ có cơ hội và thành công khác nhau đối với những người có cùng tài sản như nhau (giống với quan điểm kinh tế thị trường ngày nay).
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự phân tầng xã hội là do địa vị.
Nguyên nhân thứ ba dẫn đến sự phân tầng là do uy tín xã hội.
Mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế, tư tưởng
Tư tưởng này nổi tiếng trong tác phẩm: “Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”, ông cũng đồng tình với Marx là các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa…có quan hệ qua lại biện chứng với nhau, nhưng ông không đồng tình với Marx rằng, không phải lúc nào kinh tế cũng quyết định đến sự tiến bộ mà trong đời sống có lắm lúc các yếu tố tinh thần, đạo đức quyết định đến sự tiến bộ xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Theo ông nhà xã hội học phải so sánh hành động thực tế với hành động lý tưởng, đi tìm ra nguyên nhân của hành động xã hội.
Khi nghiên cứu xã hội học cần đưa ra mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
Karl Marx (1818-1883)
Sinh tại Treves - Đức, trong một gia đình bố mẹ là người Do Thái, nhưng theo đạo Tin Lành. Cha ông là một luật sư nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng đến ông, ông học luật, sau đó chuyển sang học triết (1838), ông đậu tiến sĩ triết khi mới 23 tuổi, 1864 thành lập Quốc tế I, ông mất ở Anh….
Các tác phẩm chính
Gia đình thần thánh ()
Hệ tư tưởng Đức (1864)
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848)
Bộ tư bản (1875).
Karl Marx là nhà xã hội học
Lý thuyết về giai cấp
Kinh tế xã hội học
Lý thuyết về hình thái kinh tế xã hội
Phương pháp nghiên cứu:
Chủ nghĩa duy vật
Phép biện chứng
Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội
III. Một số lý thuyết tiếp cận
Lý thuyết hành vi
Lý thuyết hành động
Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết tiếp cận xã hội tổng thể
Lý thuyết tương tác biểu tượng
Lý thuyết cấu trúc chức năng
Vấn đề cơ bản có tính chất triết học của xã hội học là gì:
Trật tự xã hội là gì, nhất trí xã hội là gì, thống nhất xã hội là gì, biến đổi xã hội là gì, làm thế nào để tổ chức được trật tự ổn định xã hội.(Thế kỷ XIX).
Xã hội được tạo thành các cá nhân các nhóm như thế nào, con người biến đổi xã hội ra sao. (Thế kỷ XX).
Mối quan hệ hài hòa giữa con người và xã hội loài người là gì, quy luật hình thành và vận động của mối quan hệ đó là gì, làm thế nào tạo ra được mối quan hệ hài hòa đó.
1. Lý thuyết hành vi
Người đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này là George Homans (1910-1989).
SR (Stimulus Response).
Lý thuyết này bị phê phán…
Ứng dụng trong quân sự, giao thông…
Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý…, quan tâm đến cơ chế bên trong, ví dụ khách hàng, cử tri…
2. Lý thuyết hành động
Max Weber (1864-1920).
Hành động xã hội là hành động mang ý nghĩa chủ quan có hướng đến người khác.
Có bốn loại hành động:
Mục đích
Giá trị
Bản năng
Truyền thống.
3. Lý thuyết hệ thống
Talcolt Parsons (1902-1979).
Hệ thống có 4 chức năng:
Ổn định
Phối hợp nội bộ
Theo đuổi mục đích
Thích nghi
Hệ thống là tổng hòa các thành tố, các thành phần, các bộ phận và mối liên hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn, hoàn chỉnh.
Như vậy: hệ thống là các bộ phận, các kiểu quan hệ, kiểu cấu trúc.
Hệ thống nội và hệ thống ngoại:
Hệ thống nội: có quan hệ đồng nhất, cùng một cơ cấu và hướng đến mục tiêu chung.
Hệ thống ngoại là so sánh với hệ thống khác có liên quan, ví dụ hệ thống đại học…
Nội dung lý thuyết
Xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô đều tồn tại với tư cách là một hệ thống toàn vẹn. Vì vậy, mỗi một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội phải đặt dưới một nhãn quan đa diện, biện chứng và thống nhất, phải đặt trong một cấu thể toàn vẹn, hữu cơ, phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, mỗi một yếu tố riêng lẽ chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong một tổng thể.
4. Lý thuyết tiếp cận xã hội tổng thể
Karl Marx (1818-1883)
Khẳng định rằng, để giải thích các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội, trước hết phải nhất thiết từ quan hệ vật chất - Kinh tế quyết định luận.
Mỗi thời kỳ có hai giai cấp, một đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, một đại diện cho quan hệ sản xuất lạc hậu.
Cuộc đấu tranh giai cấp sẽ dẫn đến cách mạng xã hội…
5. Lý thuyết tương tác biểu tượng
Herbert Blumer, trường phái Chicago, những năm 30, thế kỷ 20 khởi xướng… H. Mead, E. Goffman, Charls Horton Cooley và Thomas xây dựng.
Cá nhân chỉ biết được mình qua tương tác với người khác và từ phản ứng của người khác…
Gương soi tự bản thân…
Tương tác là các khuôn mẫu….
6. Lý thuyết cấu trúc chức năng
H. Spencer, E. Durkheim.
Xã hội là hệ thống bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi một bộ phận giữ một vai trò bình thường nào đó trong xã hội và vận hành một cách bình thường để thực hiện một số yêu cầu nào đó và thỏa mãn những nhu cầu bình thường nào đó của xã hội.
Chức năng công khai: mọi người đều biết
Chức năng tiềm ẩn: đằng sau hành động…
Chương III: Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu xã hội học.
Cơ cấu xã hội
Xã hội hóa
Nhóm xã hội
Cộng đồng xã hội
Vị trí và vai trò xã hội
Bất bình đẳng và phân tầng xã hội
Hành động xã hội và tương tác xã hội
Thiết chế xã hội
Di động xã hội
Chuẩn mực xã hội
Sai lệch xã hội
Kiểm soát xã hội
1.Cơ cấu xã hội:
Cơ cấu xã hội là sự sắp đặt các thành phần hoặc các đơn vị xã hội theo một trật tự nào đó thành hệ thống và giữa chúng có mối quan hệ lẫn nhau.
Cơ cấu xã hội là mô hình của các quan hệ xã hội giữa các thành phần cơ bản (quan trọng là vị thế, vai trò, nhóm, thiết chế…) trong một hệ thống xã hội, tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài người, dù cho tính chất giữa các thành phần và quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác.
Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định, biểu hiện như là một sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội đó. Những thành tố này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, những thành tố cơ bản nhất của xã hội là nhóm với vai trò vị thế của nó và các thiết chế xã hội.
Từ những định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy những đặc trưng sau đây của cơ cấu xã hội:
Cơ cấu xã hội không những được xem như là một tổng thể, một tập hợp các bộ phận (các cộng đồng, các tầng lớp, các giai cấp…) cấu thành xã hội mà còn xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội. Nghĩa là xã hội được cấu thành từ những thành tố nào; Nó được cấu thành như thế nào hay theo kiểu gì, cách thức sắp xếp và liên kết các bộ phận, các thành tố với nhau ra sao.
Cơ cấu xã hội được coi là sự thống nhất của hai mặt: các thành phần xã hội và các mối liên hệ xã hội, phản ánh được đúng đắn và toàn vẹn các nhân tố hiện thực đã cấu thành nên cơ cấu xã hội.
Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản:
Cơ cấu xã hội dân số
Cơ cấu xã hội cộng đồng lãnh thổ
Cơ cấu xã hội học vấn nghề nghiệp
Cơ cấu xã hội giai cấp….
Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội:
Nghiên cứu cơ cấu xã hội sẽ cho ta một bức tranh tổng quát, một bộ khung, bộ dàn về xã hội từ đó có thể vạch ra được chiến lược, mô hình cơ cấu xã hội tối ưu, đảm bảo sự vận hành có hiệu quả, thực hiện tốt các vai trò xã hội theo chiều hướng tiến bộ.
Nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt nghiên cứu sự phân tầng xã hội, cho phép chúng ta đi sâu vào thực trạng nhận diện được một cách chân thực những đặc trưng và xu hướng phát triển của đất nước, từ đó có cơ sở khoa học vạch ra những chính sách phù hợp.
2. Xã hội hóa:
Khái niệm:
Con người.
Theo quan điểm duy tâm
Theo quan điểm duy vật
Theo quan điểm Mácxít
Bản chất con người là sự đan quyện của các yếu tố:
Yếu tố xã hội: thực thể văn hóa xã hội.
Yếu tố sinh vật: bản năng sinh tồn
Yếu tố khác: tâm linh, tôn giáo, học tập.
Mục đích của xã hội hóa là hạn chế đến mức thấp nhất hành vi bản năng của con người để con người trở thành một thực thể xã hội. Do vậy, quá trình xã hội hóa là quá trình phát triển nhân cách có ích cho cá nhân, cộng đồng.
Một số định nghĩa về xã hội hóa:
Xã hội hóa là một quá trình học hỏi để con người động vật trở thành con người xã hội. Ví dụ: trẻ ở Ấn Độ…
Xã hội hóa chỉ quá trình theo đó, con người học cách thích ứng với xã hội và tuân thủ các quy tắc của xã hội. Quá trình này cho phép con người luân chuyển nền văn hóa của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xã hội hóa là quá trình mà qua đó các cá nhân học hỏi được cách sống và phát triển khả năng đóng các vai trò xã hội vừa với tư cách là một cá thể vừa với tư cách là thành viên của nhóm.
Mục đích của xã hội hóa:
Hình thành ở cá nhân khả năng thông đạt và am hiểu một cách hữu hiệu và phát triển khả năng diễn xuất như nghe, nói, đọc, hiểu và có hiểu được ý tưởng của người khác qua sự diễn xuất.
Mang đến cho cá nhân những kỹ năng cần thiết mà xã hội đòi hỏi, nhờ các kỹ năng đó mà cá nhân đó có thể hòa nhập vào trong xã hội.
Làm cho các cá nhân thấm nhuần các giá trị, các chuẩn mực, các quy tắc sinh hoạt, các quy ước cộng đồng và hấp thụ niềm tin chung của xã hội.
Tạo dựng khả năng phát triển cái tôi trong xã hội.
Các dạng thức xã hội hóa:
Xã hội hóa trẻ em:
Sự bắt chước:
Sự đồng nhất:
Xấu hổ và lỗi lầm:
Xã hội hóa người lớn:
Khác biệt với xã hội hóa trẻ em, xã hội hóa người lớn theo khuynh hướng thích nghi, bao gồm hàng loạt cuộc khủng hoảng chờ đợi và bất ngờ đến con người phải vượt qua thử thách để hoàn thiện nhân cách của mình.
Theo quan điểm Mácxít quá trình xã hội hóa lá quá trình hai mặt, một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm, chuẩn mực, thích nghi với khuân mẫu, chuẩn mực xã hội mặt khác cá nhân là chủ thể tích cực tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ xã hội, tích cực tái tạo ra kinh nghiệm xã hội, truyền đạt những kinh nghiệm giá trị cho thế hệ sau.
Sự khác nhau giữa xã hội hóa
người lớn và xã hội trẻ em:
Xã hội hóa người lớn là sự thay đổi hành vi bên ngoài
Người lớn có khả năng đánh giá những chụẩn mực
Xã hội hóa của người lớn có mục đích là giúp cho con người có những thói quen nhất định,
Xã hội hóa trẻ em diễn ra sự hình thành, định hướng giá trị.
Xã hội hóa trẻ em có thể lĩnh hội được chúng
Xã hội hóa trẻ em ở mức độ đụng chạm đến môi trường lý do xã hội hóa.
Sự khác nhau giữa xã hội hóa và giáo dục
Xã hội hóa
Bao hàm cả giáo dục
Thời gian liên tục
Hình thức phong phú, đa dạng,
Hình thành nhân cách
Giáo dục
Là dang thức của xã hội hóa
Thời gian nhất định
Tính kế hoạch, logic, hình thức
Cung cấp tri thức
Môi trường xã hội hóa
Gia đình
Nhà trường
Các nhóm xã hội
Các phương tiện thông tin đại chúng Xã hội hóa giúp hình thành cái tôi của mỗi người.
3. Nhóm xã hội
Nhóm xã hội: là tập hợp những con người có hành vi tương tác nhau trên cơ sở những kỳ vọng chung có liên quan đến lối ứng xử của người khác, bao gồm một số vị trí và vai trò để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân này phải phụ thuộc vào việc thực hiện mục tiêu chung của nhóm và múc độ thỏa mãn tất nhiên phụ thuộc vào nhóm hiệu quả hay kém hiệu quả.
Nhóm và đám đông
Phân loại nhóm
Nhóm trong cuộc sống
Nhóm, lợi ích và sự thay đổi hành vị trong nhóm, ví dụ:…
4. Cộng đồng xã hội
Cộng đồng xã hội là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân được quyết định bởi các lợi ích của họ nhờ sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của các cá nhân hợp thành cộng đồng. Cộng đồng có sự gần gũi về những quan điểm, tín ngưỡng và các quan niệm về cuộc sống xã hội nói chung.
5. Vị trí và vai trò xã hội
Vị trí xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, vị trí xã hội “Đó là sự định vị cá nhân trong một đơn vị xã hội”. Thông thường vị trí xã hội được hiểu theo hai nghĩa như sau:
Vị trí xã hội là chổ đứng của cá nhân trong một thang bậc xã hội nào đó, cá nhân có thể đứng ở khoảng cao, trung bình hay thấp.
Vị trí xã hội còn được hiểu như là tọa độ cá nhân trong uy tín xã hội.
Các loại vị trí xã hội:
Vị trí xuất thân hay vị trí chỉ định.
Vị trí giành được.
Vai trò xã hội:
Vai trò là một khái niệm xuất phát từ người diễn viên đóng vai và diễn trò trên sân khấu, sau đó được xã hội hóa vào đời sống và trở thành thuật ngữ khoa học (G. H Mead -1934). Là khái niệm chỉ sự mong đợi xã hội đối với hành vi diễn xuất của cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khung cảnh xã hội nhất định. Vai trò như là tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà mọi người khác chờ đợi. Khái niệm vai trò mang tính tương quan vì không độc diễn. AA’ BB’
Các loại vai trò xã hội:
Vai trò định chế
Vai trò thường nhật
Vai trò kỳ vọng
Vai trò gán
Vai trò lựa chọn.
Mối quan hệ giữa vị trí và vai trò xã hội.
Vị trí xã hội
Ổn định
Lâu dài
Được các tổ chức xã hội thừa nhận.
Anh là ai?
Vai trò xã hội
Không ổn định
Thay đổi theo tình huống và khung cảnh nhất định.
Anh phải diễn xuất như thế nào ? Làm gì ?
Vai trò Role
Du lịch
Nội trợ
Hàng xóm
Khách hàng
Bệnh nhân
Công dân
Người con
Status
Vị trí
6. Bất bình đẳng và phân tầng xã hội
Bất bình đẳng là gì: là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm.
Hình thức: tự nhiên và xã hội
Nguyên nhân của bất bình đẳng: những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội, ảnh hưởng chính trị.
Phân tầng xã hội:
Tầng xã hội: là tổng thể hay tập hợp của các cá nhân có cùng một hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. Các thành viên của tầng xã hội ngang nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị, chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín), khả năng thăng tiến cũng như những đặc quyền hay thứ bậc khác trong xã hội.
Phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội: PTXH là sự phân chia và hình thành cấu trúc các tầng xã hội (gồm cả sự phân loại, xếp hạng). Đó là sự phân chia hay sắp xếp các cá nhân vào những tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng như một số khác biệt khác về trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiểu nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật...
Các tiêu chí của phân tầng xã hội
Về kinh tế: thu nhập, chi tiêu, tài sản, sở hữu
Về mặt xã hội: học vấn nghề nghiệp, uy tín.
Về mặt quyền lực: sự tham gia vào hệ thống chính trị, tiếng nói, quyền quyết định.
Phân tầng hợp thức và không hợp thức
Tự nhiên
Không tự nhiên
Các mô hình phân tầng xã hội
Hình tháp
Hình thoi
Hình giọt nước
Hình trứng
Hình con quay
Các mô hình phân tầng trên thế giới
(Mỹ)
(Nhật)
(Bắc Âu)
(Đông âu)
7. Hành động xã hội và tương tác xã hội:
Khái niệm:là hành động mang ý nghĩa chủ quan và có hướng đến người khác.
Các quan điểm khác nhau về sự quy định hành động xã hội:
Sinh học
Di truyền
Xã hội hóa
Cơ cấu xã hội
Sự trao đổi xã hội
Sự lựa chọn hợp lý
Phân loại hành động
M. Weber
Mức độ nhận thức của cá nhân:
Hành động logíc: ý thức đúng đắn, đầy đủ hợp lý, đạt được mục đích. Ví dụ:….
Hành động phi logíc: ngược lại…Ví dụ:…
Tương tác xã hội.
Khái niệm: Tương tác xã hội là một khái niệm khá trừu tượng, nó được quy định bởi hai khái niệm hành động xã hội và quan hệ xã hội. Tương tác xã hội chỉ sự tác động qua lại giữa các chủ thể xã hội với nhau mà chủ thể đó là các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội
Tương tác xã hội
CTXH
(Chủ thể xã hội)
TTXH
HĐXH(Hoạt động xã hội) QHXH (Quan hệ xã hội)
Sx vật chất Sản xuất
Hoạt động văn hóa Phân phối
Tái sx xã hội Trao đổi
Điều tiết Tiêu dùng
Giao tiếp
Tương tác xã hội
Hệ quả của tương tác xã hội :
Giúp cho các cá nhân nhận diện bản thân mình, đồng thời nhận diện được người khác thông qua nhãn xã hội của họ.
Thông qua sự tương tác xã hội, người ta giới thieu chính bản thân mình bằng nhiều hình thức như : tác phong, lời nói, cử chỉ, trang phục,…
Trong tương tác xã hội của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội lâu dài hình thành lên mô hình xã hội, mô hình xã hội được hiểu là hình mẫu để người ta ứng xử trong trường hợp tương tcá cụ thể nào đó mà không phải tìm kiếm.
Ví dụ : A ---------- B nhiều lần tạo thành mô hình xã hội.
8. Thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội là một tổ chức xã hội đặc thù, tập hợp tương đối bền vững các giá trị, chuẩn mực, vai trò vị thế các nhóm xã hội vận hành xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội, nhằm đảm bảo tính kế thừa và tính ổn định tương đối của những mối liên hệ trong khuôn khổ nhất định.
Đặc điểm của thiết chế xã hội:
Tính bền vững và ổn định:
Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau, do tính đồng bộ của hệ thống xã hội khi một thiết chế thay đổi dẫn đến các thiết chế khác cũng thay đổi theo.
Do thiết chế xã hội được thiết lập trên nhu cầu xã hội cơ bản nên bất kỳ một thiết chế nào suy yếu đổ vỡ đều trở thành những vấn đề nghiêm trọng của xã hội.
Chức năng của thiết chế:
Điều chỉnh, điều hòa, khuyến khích hành vi của con người sao cho phù hợp với chuẩn m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lâm Văn Tỉnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)