Xã hội hcoj

Chia sẻ bởi Trần Thanh Cần | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: xã hội hcoj thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề
NHÓM VÀ
CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI
Nội dung bài giảng
Nhóm xã hội là gì?
Phân biệt:
Nhóm sơ cấp – nhóm thứ cấp?
Nhóm tự nguyện – nhóm không tự nguyện?
Nhóm thành viên – nhóm quy chiếu
Nhóm chính thức – nhóm không chính thức?
Thiết chế xã hội là gì?
Đặc trưng và chức năng của Thiết chế xã hội?

1. NHÓM XÃ HỘI
Nhắc lại một số khái niệm:
Tư cách thành viên
Địa vị - Vai trò
Chuẩn mực
Chế tài
Mục tiêu
Khái niệm “Nhóm”
“Nhóm” là một tập hợp người mà trong đó các cá nhân quan hệ qua lại với nhau theo một cấu trúc và cơ chế nào đó. Ở đây các thành viên tham gia một cách tự nguyện
Các thành viên trong nhóm có cùng chung nhận thức về sự thuộc về nhóm
Trên thực tế chúng ta có thể cung cấp những định nghĩa khác nhau về nhóm trên cơ sở các cách phân loại nhóm.

Tuy nhiên, cần xác lập 4 điểm chung về nhóm;
Các thành viên chia sẻ chung một mục đích và thực hiện trách nhiệm để đạt đến mục đích đó
Giữa các thành viên tồn tại mối quan hệ tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau (trực tiếp/gián tiếp) thông qua hoạt động giao tiếp.
Các sinh hoạt trong nhóm được xác lập dựa trên những quy tắc, tiêu chuẩn nhất định.
Mỗi thành viên trong nhóm đều nắm giữ một hoặc nhiều vai trò.
Nhóm sơ cấp – Nhóm thứ cấp
Nhóm tự nguyện
Nhóm không tự nguyện
Nhóm quy chiếu
nhóm thành viên

Thủ lĩnh

Là thành viên của một nhóm nào đó, có uy tín nhiều nhất đối với cả nhóm, có hành vi ảnh hưởng đến cả nhóm, hướng dẫn các thành viên trong nhóm cùng hoat động với một mục đích chung nào đó.
Có khả năng thuyết phục, tổ chức, huy động người khác cùng tham gia hoạt động để cùng đạt mục đích chung
Thủ lĩnh công việc
Thủ lĩnh tinh thần
Nội dung bài giảng
Thiết chế xã hội là gì?
Các loại thiết chế
Đặc trưng của thiết chế
Chức năng của thiết chế
Mối quan hệ của hệ thống TCXH.
Thiết chế xã hội
Nói đến thiết chế, người ta thường hiểu theo hai nghĩa: một là thiết chế xã hội với một hệ thống các quy tắc, giá trị và cơ cấu hướng tới một mục đích xác định; hai là các tổ chức xã hội với tư cách là các nhóm xã hội hiện thực rộng lớn, bao gồm các nguyên tắc, quy tắc và hệ thống thứ bậc của trách nhiệm và quyền lực (TS. Trần Thị Kim Xuyến, Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn Xã hội học, NXB ĐHQG TPHCM, 2005)


Sự tương tác giữa các cá nhân tạo nên những mô hình chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi, được lặp đi lặp lại và phổ biến  mô hình đã trở nên ổn định, lúc đó thiết chế đã hình thành.

Vấn đề trọng tâm trong một thiết chế chính là mối quan hệ giữa các bộ phận (các tổ chức xã hội, các địa vị, các vai trò).
THIẾT CHẾ
GIA ĐÌNH
THIẾT CHẾ
GIÁO DỤC
THIẾT CHẾ
KINH TẾ
THIẾT CHẾ
CHÍNH TRỊ
THIẾT CHẾ
TÔN GIÁO
CÁC LOẠI
THIẾT CHẾ
XÃ HỘI
THIẾT CHẾ GIA ĐÌNH
Thiết chế phụ thuộc: đính hôn, hôn nhân, nuôi dưỡng trẻ em, quan hệ thân tộc…
Chức năng:
Điều chỉnh hành vi tình dục và giới
Duy trì sự tái sinh sản
Chăm sóc bảo vệ và xã hội hóa trẻ em
Thiết lập vị thế được kế thừa từ gia đình
THIẾT CHẾ GIÁO DỤC
Thiết chế phụ thuộc: thi cử, bằng cấp, học vị…
Chức năng:
Chuẩn bị cho cá nhân nghề nghiệp xh, chuẩn bị cho họ tiếp nhận các vai trò xã hội
Truyền bá và chuyển giao di sản văn hóa qua các thế hệ
Tham gia kiểm soát và điểu chỉnh hành vi cá nhân cũng như các quan hệ xh
Phục vụ như một tác nhân làm thay đổi xã hội

THIẾT CHẾ KINH TẾ
Là thiết chế mà nhờ đó xh được cung cấp đầy đủ về vật chất và dịch vụ. Nó chủ yếu bao gồm : sự sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm.
Thiết chế phụ thuộc: tín dụng, ngân hàng, quảng cáo…
Chức năng:
Sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ
Phân phối hàng hóa và dịch vụ
Tiêu dùng sản phẩm và sử dụng dịch vụ
THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ
Biểu hiện tập trung các lợi ích về quan hệ chính trị tồn tại trong xh. Thiết chế chính trị  quyết định bản chất giai cấp xh của hệ thống chính trị xh, quyết định mức độ dân chủ hóa đời sống xh

Thiết chế phụ thuộc: tòa án, cảnh sát, quân đội…

Chức năng: các chức năng của thiết chế chính trị liên quan chủ yếu tới việc phân chia, củng cố và thi hành quyền lực chính trị.
THIẾT CHẾ TÔN GIÁO
Được biểu lộ qua tín ngưỡng và hình thức thờ phụng. Bao gồm những hệ thống luân lí và đạo đức chỉ rõ điều phải – trái trong những khuôn mẫu tác phong ở bên ngoài lẫn bên trong.
Thiết chế phụ thuộc: thể thức cầu nguyện, cách tổ chức lễ…
Chức năng: giúp đỡ tìm kiếm niềm tin tôn giáo, đạo đức đồng nhất; sự giải thích về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và chính con người theo cách của từng tôn giáo, thúc đẩy sự hòa đồng cũng như sự cố kết xh.
ĐẶC TRƯNG
CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI
Mỗi một thiết chế chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Sự tác động không hài hòa giữa các thiết chế  dấu hiệu nói lên sự khủng hoảng của xã hội  có thể đưa đến lạm phát, khủng hoảng, suy thoái  ảnh hưởng tới mọi mặt trong xã hội (việc làm, thu nhập, gia đình, giáo dục…)
Khi thiết chế xã hội càng phức tạp thì xã hội càng phát triển  xác định vị trí, vai trò của cá nhân rõ ràng.
Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục vụ  mỗi thiết chế có một chức năng riêng.
Các quan hệ thiết lập trong thiết chế tỏ ra khá bền vững. Các khuôn mẫu hành vi được hình thành trong thiết chế trở thành một phần của truyền thống văn hóa.
Mỗi thiết chế đều được cấu trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận.
Thiết chế luôn trong quá trình đấu tranh giữa “cái đã thiết chế” và “cái đang thiết chế”  “bền vững” chỉ mang tính tương đối, thiết chế luôn trong quá trình đang hoàn thành .
CHỨC NĂNG CỦA TCXH
Xã hội
Điều tiết
Kiểm soát
Thiết chế
xã hội
Chức năng công khai và tiềm ẩn
Chức năng: Điều tiết
TCXH điều chỉnh sự hoạt động của nhóm  các thiết chế đảm bảo cho các cá nhân hoạt động với các kiểu hành vi xã hội được chấp nhận  nó mang lại sự đảm bảo an toàn (vì nó đã trở thành những đường lối bình thường, được xh chấp nhận).

TCXH là những giá trị, chuẩn mực mà cá nhân từng quen thuộc trong suốt quá trình xã hội hóa các cách thừa nhận/không thừa nhận của XH đối với khuôn mẫu hành vi
Chức năng: kiểm soát
Có thiết chế xã hội nên cá nhân biết mình sẽ phải hành động và suy tư ra sao giữa những người khác.

KIỂM SOÁT CHÍNH THỨC
Những quy tắc, luật lệ,
nội quy được soạn thảo cẩn thận
và mang tính chất bắt buộc.
Có thủ tục, biện pháp
chính thức để cưỡng chế thi hành.

KIỂM SOÁT
PHI CHÍNH THỨC
Không có văn bản, nội quy
(có thể là cái nhướng mày,
nhăn trán, cười to…)
Hiệu quả kiểm soát
tương đương/mạnh hơn KSCT

MỐI QUAN HỆ
CỦA HỆ THỐNG TCXH
Liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống – hệ thống xã hội.
Xã hội bao hàm cả tính năng động nên luôn luôn thay đổi  các thiết chế với tính cách là những cơ cấu thỏa mãn nhu cầu cũng bị biến đổi theo thời gian  tính ổn định tương đối của các thiết chế xã hội phù hợp với tính năng động của xã hội.
Thiết chế được mọi người trong xã hội công nhận và tán thành. Nhưng không có nghĩa là mọi người trong xã hội đều có sự tuân thủ tuyệt đối, sẽ có những trường hợp ngoại lệ và lệch lạc so với mô hình thiết chế -> đó là sự phản ánh những biến đổi xã hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Cần
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)