WTO

Chia sẻ bởi Dương Văn Nghĩa | Ngày 26/04/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: WTO thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

WTO
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GiỚI



I.
Giới thiệu.
II. Mục tiêu
III. Cơ cấu tổ chức.
IV. Nguyên tắc hoạt động.
V. Sự tham gia của Việt Nam.

I.Giới thiệu:
- WTO là Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở Geneve (Thụy Sĩ), được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
- Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2005 cho đến nay tổng giám đốc của tổ chức WTO là ông Pascal Lamy
- Đến ngày 23 tháng 7 năm 2008, WTO có 153 thành viên. Thành viên mới gia nhập là Cape Verde.
II. Mục tiêu
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới, phục vụ cho sự phát triển ổn định bền vững và bảo vệ môi trường.
Thúc đẩy phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thồng thương mại đa phương phù hợp với nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế.
Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên.
Bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
III.Cơ cấu tổ chức WTO:
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù. Gồm 4 cấp:
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
Đại Hội đồng: là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO
2. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp: được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương
3. Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại: được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
1. Hội đồng Thương mại Hàng hóa: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa
2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
3. Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
1. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
2. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
3. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
IV. Nguyên tắc hoạt động:
1. Không phân biệt đối xử:
Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.
Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.
2. Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
3. Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.
4. Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang pháp triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.
5. Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên.
 Các hiệp định:
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)
Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)
Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)
Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)

Hiệp định về Chống bán Phá giá
Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
Hiệp định về Tự vệ
Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)
Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)
Hiệp định về Định giá Hải quan
Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển
Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)
Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp
V. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC WTO

Đoạn Video về Việt Nam gia nhập WTO
1. Cơ hội khi gia nhập WTO
a. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
- Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
- Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam.
b. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
c. Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
- Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
d. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
- Khi gia nhập WTO thì chúng ta sẽ sử dụng được những cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại . Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế.
2.Thách thức của việc gia nhập WTO
Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cũng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đó là:
a. Sức ép cạnh tranh
- Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với chính sách bao cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển, là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua trên con đường hướng tới hiệu quả và phồn vinh.
- Riêng đối với khu vực nông nghiệp, việc gia nhập WTO có thể sẽ mang lại khó khăn nhiều hơn bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp khó có thể diễn ra trong một sớm, một chiều. Chính phủ luôn lưu tâm đến yếu tố này trong đàm phán gia nhập WTO và hy vọng kết quả đàm phán cuối cùng sẽ là một kết quả chấp nhận được đối với lĩnh vực nông nghiệp.

b. Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khôi phục những khó khăn ngắn hạn.
c. Thách thức của việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế - thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. Trước hết, phải liên tục hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập. Sau đó, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và khả năng thích ứng nhanh, yếu tố quyết định sự thành bại của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố trí lại nguồn lực.
- Một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hoá. Đây là thách thức to lớn đối với mọi nền hành chính quốc gia. Khi gia nhập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay đổi theo hướng công khai hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là một nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và doanh nhân, coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân hơn nữa, khắc phục "sức ỳ" của tư duy và khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy, sẽ không thể tận dụng được các cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại.
d. Thách thức về nguồn nhân lực
- Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết tâm về mặt chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.
 Giải pháp hạn chế những thách thức khi gia nhập WTO
- Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam
- Nâng cao chất lượng hàng hóa để cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Đầu tư khoa học- kỹ thuật
- Hỗ trợ giá cho các nhà sản xuất
- Hạn chế chảy máu chất xám, khuyến khích những người du học nước ngoài về phục vụ cho quốc gia.
- Có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
- Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ thông thạo qui định và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế.
The end!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Văn Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)