Wto

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nhất | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: wto thuộc Vật lý

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KÍNH CHÀO CÔ GIÁO CÙNG CÁC BẠN THÂN MẾN
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 2
ChỦ đề:
TÌM HiỂU VỀ WTO VÀ QUÁ TRÌNH GIA NHẬP CỦA ViỆT NAM VÀO WTO
BỘ CÔNG THƯƠNG
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế đã trở thành 1 xu thế tất yếu khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia, buộc các nước phải thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế nhằm tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế và vượt qua thử thách thì mới có thể phát triển nhanh nền kinh tế của quốc gia mình, đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế khu vực toàn cầu. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham gia vào quá trình này và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Hiện nay, mỗi quốc gia muốn phát triển thì không còn cách nào khác là tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tổ chức thương mại lớn quan trọng nhất thu hút nhiều quốc gia thành viên và chi phối nhiều phần trăm tổng kim nghạch thương mại thế giới. Đây cũng chính là nguồn chi phối trong việc định hướng kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Vì thế Việt Nam cố gắng tạo điều kiện phát huy lợi thế của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế, và Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế nhưng đáng phải nhắc đến là tổ chức WTO.
LỜI NÓI ĐẦU
D. DANH SÁCH NHÓM 2
1.Nguyễn Thị Ái Duyên-3009100039
2.Hồ Thị Thanh Dương- 3009100037
3.Lê Minh Hiếu-3009100061
4.Nguyễn Quốc Huy-3001100071
5.Phạm Xuân Khánh-3001100079
6.Lê Thanh Nhàn-3009100133
7.Nguyễn Văn Nhất-
3009100137
8.Dương Thị Thúy Quanh-3009100157
9.Nguyễn Văn Tùng-3009100231
10.Võ Thị Kim Xuân(NT)
3009100247
A.TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO
I.KHÁI NIỆM
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (Worrld Trade Organnization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/4/1994.
WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Tổng hành dinh của WTO ở Genevar-Thụy sĩ.
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
II. CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU
Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế
Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại
Giải quyết các tranh chấp thương mại
Giám sát các chính sách thương mại
Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển
Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
CÁC MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên
Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
III. ĐÀM PHÁN
Phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau.
Ưu điểm:
Khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận
Nhược điểm:
Tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC WTO
Hội nghị Bộ trưởng
Đại Hội đồng
Đại Hội đồng
Đại Hội đồng giải quyết tranh chấp
Các Hội đồng thương mại
Hội đồng
Thương mại Hàng hóa
Hội đồng
Thương mại Dịch vụ
Hội đồng Các khía cạnh
của Quyền Sở hữu Trí tuệ
liên quan đến Thương mại
Các Ủy ban và Cơ quan
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
V. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC
1. Không phân biệt đối xử:
- Đãi ngộ quốc gia.
- Đãi ngộ tối huệ quốc.
2. Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
3. Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch

4. Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển

5. Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên


TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
VI. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO
sơ thẩm và phúc thẩm
Ban Hội thẩm Giải quyết
Tranh chấp(sơ thẩm)
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp
Cơ quan phúc thẩm
TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
VII. CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO
1.Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế.
Thương mại và dịch vụ GATS
Quyền sở hữu trí tuệ TRIPS
Hàng dệt may ATC

Nông nghiệp AoA
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
2. Hiệp định TRIM & TRIPS
- Trade-Related Investment Measure: Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư trong TM. Chính phủ các nước thành viên của WTO phải giảm thuế và xóa bỏ trợ giá XK.
- Trade-Related Intellectual Property Rights: Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ trong TM (phát minh, bản quyền, bảo vệ thương hiệu).
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC WTO(tt)
VIII. CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO QUA CÁC NĂM GIA NHẬP
- Đến ngày 23 tháng 6 năm 2008, WTO có 153 thành viên:
+ Năm 1995 gồm có 112 nước
+ Năm 1996 gồm có 16 nước
+ Năm 1997 gồm có 4 nước
+ Năm 1998 gồm có 1 nước
+ Năm 1999 gồm có 2 nước
+ Năm 2000 gồm có 5 nước
+ Năm 2001 gồm có 3 nước
+ Năm 2002 trở đi gồm có 10 nước
TRONG ĐÓ VIỆT NAM GIA NHẬP VÀO NGÀY 11 THÁNG 1 NĂM 2007
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
I. NGUYÊN NHÂN GIA NHẬP
Trong điều kiện ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nề kinh tế mở đã thực sự trở thành những xu hướng có tính khách quan.
Nền kinh tế mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng trực tiếp của những động thái kinh tế toàn cầu
Đại sứ Việt Nam tại WTO Ngô Quang Xuân
Việt Nam chính thức là thành viên WTO từ 11/1/2007
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
II. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP
1/1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO
8/1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”
1998-2000: tiến hành 4 phiên họp đa phương với ban công tác về minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, 11-2000.
4-2002: tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với ban công tác Việt Nam đưa ra bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
26-10-2006: kết thúc phiên đàm phán đa phương đa phương cuối cùng, ban công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên dịch đa phương từ 7-1998 đến tháng 10-2006.
7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
☼ 5-2006: kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ- đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
☼ 10-2004: kết thúc đàm phán song phương với EU- đối tác lớn nhất.
2002-2006: đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng:
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐANG CHỜ ĐÓN
VIỆT NAM
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
III. NHỮNG THUẬN LỢI VỀ PHÍA VIỆT NAM
- Thúc đẩy đổi mới kinh tế-xã hội và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
-Thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ.
- Thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài (OAD, FDI…)
- Nâng cao uy tín trên trường quốc tế khi đàm phán giải quyết các tranh chấp TM.
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
- Nhận được những ưu đãi vì có GDP thấp (cho phép hỗ trợ xuất khẩu)

- Tạo đà cho các doanh nghiệp VN vươn lên, thích nghi với các tiêu chuẩn mới, nâng cao năng lực cạnh tranh


Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh (bỏ ưu đãi đối với các DNQD)


Mở cửa thị trường, hàng hóa, dịch vụ.


B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
IV. KHÓ KHĂN
Ngoài những thuận lợi kể trên, Việt Nam ta còn rất nhiều khó khăn và thách thức lớn
KHÓ KHĂN
Bất lợi của người đi sau
Cạnh tranh với các nước đang phát triển và phát triển
Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và các cam kết
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
V. PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
1. Về Nhà nước
+ Soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành, bảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật
+ Xoá bỏ mọi hình thức bao cấp, trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá và dịch vụ.
+ Đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo đảm cho các ngân hàng thương mại thực sự là các đơn vị kinh tế tự chủ. Hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường đất đai và bất động sản, tạo bước đột phá trong hoạt động của thị trường này. Cải cách chế độ kế toán và tài chính doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
+ Xây dựng các biện pháp hỗ trợ đối với một số lĩnh vực, sản phẩm đi  đôi với việc loại bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp gắn với tỷ lệ nội địa hoá phù hợp với các cam kết của ta trong Tổ chức thương mại thế giới.
+ Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với Hiệp định TBT và SPS để bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng.
+ Kết hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất,  hạn mức tín dụng, tỷ giá ... để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nâng cao chất lượng của công tác thông tin, dự báo về thị trường, giá cả, quan hệ cung cầu để xác định các cân đối lớn
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
+ Đẩy mạnh cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm; sớm nghiên cứu hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp, và các chính sách an sinh xã hội.
+ Đổi mới cơ chế quản lý các cơ quan khoa học - công nghệ theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự hạch toán. Gắn kết chặt chẽ các cơ quan này với doanh nghiệp để thúc đẩy việc đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp, nhằm phát triển thị trường khoa học, công nghệ. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào đầu tư, kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
+ Thực hiện một cách mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và tham gia thị trường, đưa nhanh hàng hoá và dịch vụ vào kinh doanh.
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
2. Về Doanh Nghiệp
Khắc phục
Cổ phần hóa các doanh nghiệp và huy động vốn
Tổ chức lại doanh nghiệp
Đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới
Bảo đảm chất lượng
Chiến lực tiếp thị xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
VI. THÁCH THỨC
1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm còn yếu.
2. Cơ cấu kinh tế ngành còn nặng về hướng nội, thay thế nhập khẩu.
3. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về lộ trình và các yêu cầu của hội nhập, kiến thức và thông tin về thị trường và pháp luật.
4. Năng lực cán bộ làm công tác hội nhập còn thấp.
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
VII. THỜI CƠ
Thứ nhất, gia nhập WTO sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển.
Thứ ba, tham gia WTO, vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế; tạo nên thế và lực mới, sánh ngang hàng với các quốc gia thành viên của WTO
Thứ tư, tham gia WTO góp phần cải thiện mức sống người dân
Thứ năm, gia nhập WTO là cơ hội để Chính phủ có thể xem xét những chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
VII. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Tác động nổi bật sau khi VN gia nhập WTO là sức hấp dẫn của VN đối với các nguồn vốn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, 9 tháng đầu năm đạt 9,6 tỷ USD, tăng 38%
Ba thành tựu nổi bật khi Việt Nam gia nhập WTO: Tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô; Nâng cao vị thế của Việt Nam thông qua thu hút đầu tư nước ngoài và có những tác động tích cực đối với thể chế kinh tế.
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
Cuối năm 2005, tỷ lệ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán chỉ chiếm 3% GDP, quý 1-2006 là 5% thì quý 2-2007 con số này nhảy vọt chiếm tới 34% GDP.
Giai đoạn 2007-2009: chứng kiến sự tham gia của Việt Nam vào WTO. Nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế 3 năm qua cho thấy sự bức phá ngoạn mục: năm 2007 tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%; năm 2008 đạt 6,2%; năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, ở mức 5,3%.
B. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM(tt)
+ Vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng như các quan hệ với các đối tác quan trọng cũng đã được nâng lên rõ rệt. Nếu như không tham gia WTO, chúng ta rất khó có thể đạt được những quan hệ rộng với các đối tác quan trọng như Nhật Bản để có một hiệp định kinh tế; đối tác kinh tế song phương với Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU,Nga, với tất cả các đối tác quan trọng và kể cả trong nội bộ ASEAN cũng vậy. Vì vậy vị thế của Việt Nam cũng được tăng lên. Đây là một trong những thành tựu vô cùng to lớn mà việc gia nhập WTO đã mang lại.
C. KẾT LUẬN
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức hoạt động trên 5 nguyên tắc với 5 chức năng chính.
WTO đã và đang góp phần to lớn vào quá trình thiết lập một hệ thống mậu dịch thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng và có hiệu quả hơn.
Các nước thành viên khi tham gia tổ chức sẽ có nhiều cơ hội phát triển
TƯ LIỆU THAM KHẢO
www.wto.org
www.chinhphu.vn
www.diendan.org
www.wto.nciec.gov.vn
wwww.vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_Thương_mại_Thế_giới
www.trungtamwto.vn/wto/wto-vietnam
www.sggp.org.vn
www.dantri.com.vn
CẢM ƠN CÔ GIÁO CÙNG CÁC BẠN CHÚ Ý LẮNG NGHE
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nhất
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)