Vuơng Quốc liên hiệp Anh

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Trung | Ngày 26/04/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Vuơng Quốc liên hiệp Anh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Trung
Lớp: 08SDL
ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI 1
VƯƠNG QUỐC LIÊN HIỆP ANH
BÀI GIẢNG
POWERPOINT
I. Mục tiêu
Sau bài học này học sinh cần:
1. Kiến thức
+ Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vương quốc liên hiệp Anh
+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế Anh.
+ Phân tích được đặc điểm dân cư xã hội và ảnh + Nắm được tổng quan nền kinh tế Anh, đặc điểm một số ngành kinh tế then chốt
+ Nắm được đặc điểm và tình hình đối ngoại của Anh, mối quan hệ giữa Anh và Việt Nam
2. Kĩ năng
+ Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của nước Anh.
+ Phân tích số liệu, tư liệu về: Dân số, GDP, FID… của Anh.
II. Thiết bị dạy học cần thiết
1. Thiết bị trình chiếu Powerpoint.
2. Bản đồ.
3. Phiếu học tập:
+ Bảng điền thông tin.
+ Phiếu trắc nghiệm.
BẠN BIẾT GÌ VỀ NƯỚC ANH ?
THÁP BIG BEN


Diện tích tự nhiên: 244.820 km2
Số dân: 60.943912 người (2008)
GDP/ người: 35.100 USD (2007)
Thủ đô: Luân Đôn (London)
Đơn vị tiền tệ: Đồng Bảng Anh (GBP)
600 VB
100KT
20 KĐ
500VB
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
GIỚI HẠN LÃNH THỔ
Giúp nước này tránh được các cuộc chiến
tranh đặc biệt là chiến tranh thế giới II
Nằm trên đường giao thông hàng hải,
hàng không quốc tế thuận lợi cho ngoại
thương
Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới hải dương
ấm áp thuận lợi cho các hoạt động kinh tế
nhất là nông nghiệp
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1) Địa chất – Địa hình




Địa chất: Trải qua quá
trình phát triển địa
chất lâu dài, phức tạp.
Địa hình núi có tuổi cổ
sinh Caledoni và Hecxini.
Lịch sử địa chất cổ tạo
nên kết cấu nham
thạch cổ chiếm ưu thế




Địa hình: Bị bào mòn nhiều, ít núi
cao.Ngọn cao nhất Benevis
(1313 m) và các cao nguyên thấp
là những đồng cỏ xanh tốt thuận lợi
cho chăn. Đồng bằng ở phía Nam
và Đông Nam thấp thuận lợi cho
trồng trọt, được gọi là xứ Anh xanh
Nhìn chung đa số là đồi núi thấp
Chia thành 4 khu: Xứ England,
Scôtlen, wales và bắc Ailen
2) KHÍ HẬU





KHÍ
HẬU
ÔN
ĐỚI
HẢI
DƯƠNG






Khí hậu ôn đới hải dương ấm áp, mát mẻ
Nhiệt độ TB: Mùa hè 160-170C, mùa đông
30-70C.Độ ẩm cao
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương
mù, lốc xoáy, mưa lớn kéo dài trong nhiều
ngày




Gió tây ôn đới hoạt động mạnh mang đến
Lượng mưa lớn, TB 2000mm ở sườn đón
gió, 600-700mm ở sườn khuất gió
Mưa chủ yếu vào mùa đông.



3) SÔNG NGÒI
ĐẶC ĐIỂM:

Không có sông lớn,
nhiều.Sông ngắn,lưu
lượng kém,các sông
nhỏ được nối với
nhaubởi hệ thống
kênh đào


ẢNH HƯỞNG

Cung cấp nước
cho phát triển
nông nghiệp
tạo nên đồng bằng
trù phú





CÁC SÔNG CHÍNH

Sông Thames dài
nhất nước Anh
(322 km) ở miền
Nam nước Anh




4) KHOÁNG SẢN

Ý NGHĨA :
Than đá đã từng là tài
nguồn tài nguyên có
Ý nghĩa quan trọng
trong cuộc cách mạng
công nghiệp thế kỷ
XVII-XVIII đến nay
vẫn còncó ý nghĩa
cung ứng năng lượng
Cho sự vận động của
nền kinh tế,
các khoáng sản khác
không nhiều, ít có
giá trị kinh tế

CÁC KHOÁNG SẢN
KHÁC:

Sắt, dầu khí, thiếc ,
đồng, chì, nhôm,
đá vôi










THAN ĐÁ:
Trước đây cá trử
lượng lớn
(khoảng 170
tỉ tấn), tập trung
chủ yếu ở phần
bắc và phần trung
,trử lượng ngày
càng giảm






2.1 Dân cư- xã hội
Anh là quốc gia có dân số trung bình, mức tăng dân số chậm
Anh là quốc gi có dân số trung bình, mức tăng dân số chậm
II. ĐÂN CƯ –XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Nguồn: Niên giám Thế giới-New york,1990
Số dân nước Anh thời kỳ 1990-2005
Mức tăng dân số hằng năm: 0.05%
- Mật độ dân số cao nhất Châu Âu: 252 người/km2 (2007)
- Phân bố ở các vùng công nghiệp phát triển như: Tây Scôtlen, Tây Bắc England…(Mật độ 500-1000 người/ km2

Cơ cấu
Dân số(2005)
0-14 tuổi: 19%
15-64 tuổi: 65%
> 65 tuổi:16%
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO LÃNH THỔ
Tỉ lệ dân
thành thi
89 %
Tỉ lệ dân
nông thôn
11%
- Tỉ lệ gia tăng dân số thấp: 0.28 % (2007).
- Tuổi thọ trung bình cao: 78.7 tuổi (2007).
- Thành phần dân tộc tương đối thuần, chủ yếu là người Anh (81.5%), Scôtlen (9.6%)…
- Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh. Ngoài ra còn có tiếng xứ Wales, tiếng Scôtlen.
- Đa số dân Anh theo quốc giáo (57%), đạo tin lành(15%)..
Anh luôn coi giáo dục là lĩnh vực hàng đầu. Trình độ giáo dục trên tổng số dân: 99%, giáo dục bắt buộc và miễn phí trong 11 năm, từ 5-16 tuổi. Hai trường đại học nổi tiếng nhất là: Oxford, Cambridge


2.2. Chế độ chính trị
III. KINH TẾ
Suốt thế kỷ XVII-XVIII: Anh là một nước giàu có và là nước tư bản đầu tiên trên thế giới đi tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp.
Trước chiến tranh thế giới II: Anh là một cường quốc công nghiệp có nền kinh tế giàu có , phồn thịnh nhất thế giới . Người Anh đã từng tự hào “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”.
Sau chiến tranh thế giới thứ II: Nền kinh tế suy yếu rơi vào khủng hoảng
Suốt thập kỷ 50-60 của thế kỷ XX, kinh tế Anh vẫn đang trong thời kỳ tụt hậu so với những cường quốc lớn trên thế giới.
+ Đến thập niên 70 Anh tụt xuống hàng thứ 13
+ Ngày 22/06/1970: Gia nhập EEC ( khối thị trường chung châu Âu)
+ Trong suốt 3 thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ XX, nhờ có sự hỗ trợ của EEC nền kinh tế Anh có nhiều cải thiện, phát triển cân đối, năng động hơn, cơ cấu đa dạng, phát hiện thêm nhiều ngàng công nghiệp mới nhưng GDP còn thấp 1980: 7.2%, 1991: 1.8%
+ Nửa sau thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ XXI do có những cải tổ về kinh tế, chính sách phát triển nguồn nhân lực và nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ môi trường thu hút FDI thuận lợi nền kinh tế Anh có sự khởi sắc, mức tăng trưởng GDP xếp hàng cạnh tranh cao hơn cả nhiều nước và khối EU.


Những năm gần đây Anh trở hành nước thu hút FDI thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ (theo the Economist , february 24/2001)


Anh cũng là nước có FDI đầu tư ra nước ngoài nhiều trung bình từ 1995-2005 đạt 40 tỷ USD/năm

+ Các tổ chức thương mại mà Anh tham gia: EU, WTO, OECD
+ GDP (2006): 2.100 tỉ USD
+ Tăng trưởng GDP (2006): 2.75%
+ GDP trên đầu người (2006): $35.000
+ GDP theo lĩnh vực (2006): Nông nghiệp (1%), công nghiệp (26%), dịch vụ (73%)
+ Tỉ lệ lạm phát (2006): 2.3% (2006)
+ Lực lượng lao động (2006): 31 triệu
+ Lực lượng lao động theo ngành (2006): Dịch vụ (81%), công nghiệp (18%), nông nghiệp (1%)
+ Tỉ lệ thất nghiệp (2007): 5.4%


Các chỉ số cơ bản của nước Anh
+ Lực lượng lao động (2006): 31 triệu
+ Lực lượng lao động theo nghành (2006): Dịch vụ (81%), công nghiệp (18%), nông nghiệp (1%)
+ Tỉ lệ thất nghiệp: 470 tỉ USD
+ Đối tác chính (2004): Hoa Kỳ 15%, Đức 11%, Pháp 10%, Ireland7%, Hà Lan 6%, Bỉ 6%, Tây Ban Nha 5%, Ý 4%
+ Nhập khẩu (2006): 600 tỉ USD
+ Đối tác chính (2004): Đức 14%, Hoa Kỳ 9%, Pháp 8%, Hà Lan 7%, Bỉ 6% Ý 5%, Trung Quốc 4%, Ireland 4%

Các ngành công nghiệp chính
Dụng cụ cơ khí, trang thiết bị công nghiệp, thiết bị khoa học, đóng tàu, điện tử, máy tính, chế biến kim loại, sản xuất hóa chất, khai thác than, giấy, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế nước Anh có nhiều bước thăng trầm, nhưng Anh vẫn là một cường quốc của thế giới, là một trong 4 nước chủ yếu của khối EU, một trong 8 nước công nghiệp phát triển nhất, và một trong 5 nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc

3.2.1 Công nghiệp.
Anh có nền công nghiệp lâu đời , với nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới trong thế kỉ XIX như than đá, luyện kim, đóng tàu, dệt…
Anh là một quốc gia công nghiệp hoá cao, nhưng từ năm 1970 trở lại đây đã có một sự giảm sút mạnh trong các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo truyền thống và có sự gia tăng nhấn mạnh trên một nền kinh tế theo hướng dịch vụ.

Cơ cấu công nghiệp có sự thay đổi đa dạng hoá và đã xuất hiện ngành mới: hoá chất, chế biến dầu, điện tử nguyên tử…Sản phẩm công nghiệp: máy móc thiết bị tự động,tàu biển, máy bay, ô tô và phụ tùng, hoá chất, than đá, dầu mỏ,giấy,hàng dệt, quần áo và hàng tiêu dùng…
3.2.1.1 Các ngành công nghiệp truyền thống.
3.2.1.2 Các ngành công nghiệp hiện đại.
Công nghiệp dầu khí: Đây là ngành có ý nghĩa lớn đối với nền công nghiệp của nước Anh hiện nay. Được khai thác từ năm 1967 trên biển Bắc, đã đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
Từ thập kỷ 70 trở lại đây, nước Anh còn phát triển nhiều ngành công nghiệp mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu thế phát triển như, điện tử, hoá dầu,sản xuất ô tô, tin học, viễn thông…
Ngành sản xuất ô tô

3.2.2 Nông nghiệp
Nước Anh không có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, hơn nữa Anh lại là một nước có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển sớm, nên nền nông nghiệp của nước này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên do được hỗ trợ tích cực của công nghiệp mà nền nông nghiệp của Anh đã được chuyên canh và cơ giới hoá mạnh. Sản phẩm của ngành nông nghiệp đáp ứng 60% nhu cầu thực phẩm của quốc gia, với chỉ 2% lực lượng lao động. Sản phẩm chủ yếu là ngũ cốc, hạt có dầu, khoai tây, rau, gia súc,cừu, gia cầm…


3.2.2.1. Chăn nuôi
Chăn nuôi cừu ở Anh

3.2.2.2. Trồng trọt

3.2.2.3. Ngư nghiệp
Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Anh thu hút
tới 70% lao động và chiếm tới 74% GDP(năm 2005)
Các điểm thu hút khách du lịch
3.3.1: Vùng Nam
3.3.2: Vùng Trung
3.3.4 Xứ Scotland
3.3.3: Vùng Bắc
3.3.5 Xứ Wales
3.3.6 Xứ Ireland
3.3.1: Vùng Nam
Thủ đô London
3.3.2: Vùng Trung
3.3.3: Vùng Bắc
3.3.4 Xứ Scotland
Thành phố Glasgow
3.3.5 Xứ Wales
Thành phố Cardiff
3.3.6 Xứ Ireland
Kết luận
IV: Quan hệ giữa Anh và Việt Nam
Ngày 1/9/1973 Việt nam và Anh chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao cấp đại sứ.

Một số văn bản và hiệp định đã được kí kết:
Năm 1997 giá trị XK của Anh đến Việt Nam mới có 74,6 tr
USD và giá trị NK của Anh từ Việt Nam đạt 194,4 tr USD.
Đến năm 2006 giá tri XK của Anh sang Việt Nam tăng lên
170 tr USD và giá trị XK của Việt Nam vào Anh là 1420 tr USD.
Bảng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Anh:
Đơn vị : triệu USD

Hiện nay, Anh rất chú trọng đầu tư vào nền giáo dục ở VN.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định thành lập Trường Đại học Anh quốc Việt Nam, đặt tại thành phố Hà Nội (09/09/2009).
a
Bảo hiểm nhân thọ Prudential VN ủng hộ 317 triệu đồng giúp học sinh miền Trung
Bảng viện trợ đầu tư của Anh vào Việt Nam
Viện trợ của Anh có những đặc điểm sau đây
+ Chủ nghĩa không hoàn lại.
+ Tập trung vào xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ kỹ thuật cho VN để hội nhập quốc tế.
+ Chính sách viện trợ của Anh khá linh hoạt.
Bước tiến mới quan hệ Việt – Anh
3.1. Quan hệ văn hóa - giáo dục
3.2. Quan hệ an ninh - quốc phòng

CỦNG CỐ BÀI HỌC

CÂU HỎI TỰ LUẬN CHO BÀI HỌC
Câu 1: Trình bày vị trí của nước Anh và phân tích ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên của nước Anh có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế
Câu 3: Kinh tế nước Anh sau đại chiến thế giới thứ II như thế nào. Phân tích những đặc điểm nổi bật
Câu 4: Ngành công nghiệp của nước Anh trong những thập kỷ gần đây như thế nào?
Câu 5: Trình bày tình hình phát triển các ngành dịch vụ của nước Anh
Câu 6: Nước Anh gia nhập khối EEC vào năm nào?. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Anh gia nhập khối EEC.
Câu 7: Quan hệ Anh – Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra như thế nào?
2. CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu1: Tại sao nói Anh là một cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới?
a. Vì Anh chiếm được nhiều thuộc địa
b. Có cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đầu tiên diễn ra ở đây.
c. Do bóc lột vơ vét của cải của nhân dân
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Tại sao từ đầu thế kỷ XX đến năm 1970 nền kinh tế và địa vị của Anh lại trở nên suy yếu và giảm sút trầm trọng?
a. Do sự vươn lên và phát triển mạnh của các nước công nghiệp trẻ như Mỹ, Đức.
b. Do phải chi phí nhiều cho chiến tranh
c. Do phong trào đấu tranh đòi độc lập ở các nước thuộc địa Anh ngày càng lên cao.
d. Cả 3 đáp án trên .
Câu 3: Ngành nào trong nông nghiệp của Anh phát triển nhất?
a. Trồng trọt
b. Chăn nuôi nói chung
c. Chăn nuôi đại gia súc
d. Cả trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 4: Quốc khánh của nước Anh là?
a. 1/6
b. 11/6
c. 1/7
d. 14/7
Câu 5 : Thành phố nào đông dân nhất nước Anh?
a. Liverpool
b. Manchester
c. Bermingham
d. London
Câu 6: Anh là nước đứng thứ mấy trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam từ 1998-2004?
a. 3
b. 5
c. 8
d.12
Câu 7: Ngành công nghiệp đóng tàu của Anh đứng thứ mất trên thế giới ?
a. 1
b. 2
c. 3
d. Không có đáp án đúng
Câu 8: Loại nhiên liệu nào là nguồn năng lượng chủ yếu trong nền kinh tế Anh?
a. Than đá
b. Dầu mỏ
c. Kim loại màu
d. Cả 3 đáp án trên

Câu 9 : Ngành công nghiệp nào đã mở đầu cho sự giàu có và phồn thịnh của Anh?
a. CN luyện kim
b. CN đóng tàu
c. CN cơ khí
d. CN dệt
Câu 10: Anh gia nhập vào EU năm nào?
a. 1971
b. 1972
c. 1973
d. 1974
Câu 11 : Vùng kinh tế quan trọng nhất của Anh là?
a. Vùng Nam
b. Vùng Bắc
c. Vùng Trung
d. Xứ Wales
Câu 12: Từ sau chiến tranh thế giới thứ II Đảng nào của Anh thay nhau chiếm đa số ghế trong quốc hội?
a. Đảng quốc gia
b. Đảng dân chủ
c. Đảng Plaidcymru
d. Công Đảng và đảng bảo thủ
Câu 13: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 của Anh là?
a. 2.8%
b. 3.1%
c. 2.7%
d. 3.5%
Câu 14 : Nước Anh có mấy vùng kinh tế?
a. 2
b. 4
c. 5
d. 7
Câu 15 : Năm 2007 ngành dịch vụ của Anh chiếm bao nhiêu phần trăm tỉ trọng của nền kinh tế?
a. 75.7%
b. 74%
c. 67%
d. 80.4%
Câu 16 : Những phát minh đầu tiên của cuộc cách mạng KH – KT và công nghiệp ở Anh?
a. Xa máy, máy kéo sợi
b. Thoi tự động và máy hơi nước của Giêmoat
c. Tàu thủy và đầu máy xe lửa
d. Cả A và B
Câu 17 : Địa hình của nước Anh đa số là?
a. Địa hình đồi núi thấp
b. Địa hình đồi núi trung bình
c. Địa hình đồi núi thấp và trung bình
d. Địa hình núi cao


Câu 18 : Thời tiết đặc trưng của nước Anh là?
a. gió, bão
b. sương mù
c. tuyết
d. cả 3 đáp án trên

Câu 19 : Tính đến năm 2007 Anh có tổng số di sản thế giới là?
a. 25
b. 23
c. 27
d. 28
Câu 20 : Câu lạc bộ bóng đá nào đạt cúp vô địch cúp C1 nhiều nhất nước Anh?
a. Liverpool
b. Manchester
c. Chesel
d.Acsenal
ĐÁP ÁN
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: D
Câu 7: B
Câu 8: A
Câu 9: D
Câu 10: C
Câu 11: A
Câu 12: D
Câu 13: B
Câu 14: D
Câu 15: A
Câu 16: D
Câu 17: A
Câu 18: B
Câu 19: C
Câu 20: A
Danh sách sinh viên nhóm 1
Hoàng Văn Trung
Nguyễn Thị Hằng (4/6/1989)
Nguyễn Thị Thu
Bùi Thị Thúy Hằng
Trần Thị Hà Long
Phan Thị Thanh Chuyên
Trần Thị Quế
Lê Thị Trang
Phạm Thị Lê Trang
Mai Văn Huy
Phan Thị Tài
Nguyễn Thị Lương Nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)