Vương quốc champa
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hằng |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: vương quốc champa thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Wellcome to 10a1
Thực hành:
Tìm hiểu một số công trình kiến trúc của người ChămPa cổ
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
Đặc trưng của các ngôi tháp Chăm
Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.
Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.
Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.
Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối.
Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng đối với cửa chính.
Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng Yoni và Linga được làm bằng sa thạch.
Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống.
Các phong cách kiến trúc Champa
Phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương (thế kỷ thứ 9)
Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn. Những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ thứ 9) là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát. Còn ở phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ thứ 9) thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn.
Phong cách Bình Định (thế kỷ 11-13)
Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11, trung tâm chính trị của Champa được chuyển vào Bình Định và từ đó, phong cách nghệ thuật tháp Champa mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định. Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Champa thuộc phong cách trước là thành phần kiến trúc đều đi vào đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống.
Tháp Dương Long (Bình Định)
Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ 10)
Phong cách này thể hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất là ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1. Những cột ốp trên mặt tường đứng thành đôi một. Đứng giữa hai cột ốp là các bức tượng người. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc gì. Bộ diềm kép, các hình đá trang trí góc được khoét thủng. Thân chính của tháp được xây dựng có hình dáng cao vút lên và các tầng thu nhỏ dần lại. Những đặc trưng của phong cách Hoà Lai và Đồng Dương không còn thấy ở các tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn A1.
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Sau đây là một số hình ảnh về tháp Chăm
Tháp Bằng An, Điện Bàn, Quảng Nam
Tháp Bình Lâm, Tuy Phước, Bình Định
Tháp Đôi, Quy Nhơn, Bình Định
Bình đài ở tháp Ponagar, Nha Trang
Tháp Chiên Đàn, Quảng Nam
Tháp Khương Mỹ, Quảng Nam
Tháp Po Rome, Ninh Thuận
Tháp Yang Prong, Ea Súp, Đắk Lắk
Tháp Hòa Lai, Ninh Thuận
Thánh địa Mỹ Sơn
Các bức tượng, các bức chạm nổi
Bệ đá Vũ công có nét đặc điểm của phong cách Trà Kiệu trong đó các apsara và gandharva đang nhảy múa và chơi đàn.
Hình voi tạc trên bệ đá thuộc phong cách Mỹ Sơn A 1.
Cột đỡ hình sư tử ở góc của Bệ đá Trà Kiệu, bên phải là các giai đoạn trong cuộc đời của Krishna.
Điệu nhảy của Siva, khoảng thế kỷ 10, chuyển đổi từ phong cách Đồng Dương sang Khương Mỹ.
Tượng thần Siva
Một chi tiết từ bệ thờ Mỹ Sơn E1 tạc cảnh người thổi sáo.
Một chi tiết khác tạc cảnh một thầy pháp đang thuyết giảng cho học trò.
Cảnh một vũ công nam trên bậc thang dẫn lên bệ thờ Mỹ Sơn E1.
Người Chăm có tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, những ngọn núi dòng sông, cửa biển, cây cổ thụ…đều được họ xem là có linh hồn, có khả năng phù hộ độ trì hoặc có thể đe doạ cuộc sống của con người. Với trình độ tư duy đơn giản, trình độ khoa học chưa phát triển, người Chăm chưa lý giải được các hiện tượng tự nhiên như mây mưa, sấm chớp mà tất cả đều cho là quyền năng của thượng đế sinh ra. Vì vậy, để được may mắn, bình an, được mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang, con đàn cháu đống…thì họ tôn thờ các vị thần linh như thần núi (Patau Cơk), thần sông (Patau Ia), thần biển (Pô Riyak), thần mây, thần mưa, sấm chớp…họ phải làm lễ thờ cúng thần linh. Và múa chính là tiếng nói của họ đến với thần linh, tất cả những mong muốn của họ được gửi đến thần linh qua những điệu múa.
Giá trị của kiến trúc đền tháp Champa
Các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến những giai đoạn thích nghi. Tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị với các dân tộc liền kề.
Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các đền tháp đẹp hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền tháp.
Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy cô và các bạn !
Những người thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Nông Thuỳ Linh
Nguyễn Thu Hằng
Nguyễn Thuỳ Linh
Hà Hương Giang
Thực hành:
Tìm hiểu một số công trình kiến trúc của người ChămPa cổ
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
Đặc trưng của các ngôi tháp Chăm
Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.
Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.
Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.
Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối.
Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng đối với cửa chính.
Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng Yoni và Linga được làm bằng sa thạch.
Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống.
Các phong cách kiến trúc Champa
Phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương (thế kỷ thứ 9)
Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn. Những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ thứ 9) là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát. Còn ở phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ thứ 9) thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn.
Phong cách Bình Định (thế kỷ 11-13)
Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11, trung tâm chính trị của Champa được chuyển vào Bình Định và từ đó, phong cách nghệ thuật tháp Champa mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định. Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Champa thuộc phong cách trước là thành phần kiến trúc đều đi vào đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống.
Tháp Dương Long (Bình Định)
Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ 10)
Phong cách này thể hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất là ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1. Những cột ốp trên mặt tường đứng thành đôi một. Đứng giữa hai cột ốp là các bức tượng người. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc gì. Bộ diềm kép, các hình đá trang trí góc được khoét thủng. Thân chính của tháp được xây dựng có hình dáng cao vút lên và các tầng thu nhỏ dần lại. Những đặc trưng của phong cách Hoà Lai và Đồng Dương không còn thấy ở các tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn A1.
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Sau đây là một số hình ảnh về tháp Chăm
Tháp Bằng An, Điện Bàn, Quảng Nam
Tháp Bình Lâm, Tuy Phước, Bình Định
Tháp Đôi, Quy Nhơn, Bình Định
Bình đài ở tháp Ponagar, Nha Trang
Tháp Chiên Đàn, Quảng Nam
Tháp Khương Mỹ, Quảng Nam
Tháp Po Rome, Ninh Thuận
Tháp Yang Prong, Ea Súp, Đắk Lắk
Tháp Hòa Lai, Ninh Thuận
Thánh địa Mỹ Sơn
Các bức tượng, các bức chạm nổi
Bệ đá Vũ công có nét đặc điểm của phong cách Trà Kiệu trong đó các apsara và gandharva đang nhảy múa và chơi đàn.
Hình voi tạc trên bệ đá thuộc phong cách Mỹ Sơn A 1.
Cột đỡ hình sư tử ở góc của Bệ đá Trà Kiệu, bên phải là các giai đoạn trong cuộc đời của Krishna.
Điệu nhảy của Siva, khoảng thế kỷ 10, chuyển đổi từ phong cách Đồng Dương sang Khương Mỹ.
Tượng thần Siva
Một chi tiết từ bệ thờ Mỹ Sơn E1 tạc cảnh người thổi sáo.
Một chi tiết khác tạc cảnh một thầy pháp đang thuyết giảng cho học trò.
Cảnh một vũ công nam trên bậc thang dẫn lên bệ thờ Mỹ Sơn E1.
Người Chăm có tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, những ngọn núi dòng sông, cửa biển, cây cổ thụ…đều được họ xem là có linh hồn, có khả năng phù hộ độ trì hoặc có thể đe doạ cuộc sống của con người. Với trình độ tư duy đơn giản, trình độ khoa học chưa phát triển, người Chăm chưa lý giải được các hiện tượng tự nhiên như mây mưa, sấm chớp mà tất cả đều cho là quyền năng của thượng đế sinh ra. Vì vậy, để được may mắn, bình an, được mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang, con đàn cháu đống…thì họ tôn thờ các vị thần linh như thần núi (Patau Cơk), thần sông (Patau Ia), thần biển (Pô Riyak), thần mây, thần mưa, sấm chớp…họ phải làm lễ thờ cúng thần linh. Và múa chính là tiếng nói của họ đến với thần linh, tất cả những mong muốn của họ được gửi đến thần linh qua những điệu múa.
Giá trị của kiến trúc đền tháp Champa
Các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến những giai đoạn thích nghi. Tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị với các dân tộc liền kề.
Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các đền tháp đẹp hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền tháp.
Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy cô và các bạn !
Những người thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Nông Thuỳ Linh
Nguyễn Thu Hằng
Nguyễn Thuỳ Linh
Hà Hương Giang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)