Vuon quoc gia BA Be

Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Cường | Ngày 26/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Vuon quoc gia BA Be thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Giới thiệu Vườn Quốc gia Ba Bể
1. Lịch sử hình thành
- Năm thành lập 1992, QĐ 83/TTg ngày 10/11/1992
- Quản lý: 1992-1997 thuộc UBND tỉnh Cao Bằng, 1997-2003 thuộc Bộ NN&PTNT, từ 2003 đến nay thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn
2. Địa lý tự nhiên
2.1. Vị trí địa lý
Tọa độ 22016’12” – 22033’45” độ vĩ bắc
105028’31” -105047’20” độ kinh đông.
Vườn nằm ở phía Tây bắc huyện Ba Bể, cách TX BK 68km theo hướng Tây bắc, cách HN 250km theo hướng Bắc.
Tổng diện tích 44.750 ha, Vùng lõi 10.048 ha, thuộc địa giới hành chính của huyện Ba Bể, nằm trên địa bàn của các xã: Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Trĩ, Cao Thượng, Quảng Khê. Bắc giáp Cao Thượng, đông bắc giáp Cao Trĩ, đông giáp Khang Ninh và Quảng Khê, huyện Ba Bể, Nam giáp Nam Cường- Chợ Đồn, Tây giáp Đà Vị - Na Hang.
- Vùng đệm 34.702 ha, gồm các xã: Khang Ninh, Cao Trĩ, Cao Thượng, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Đồng Phúc, huyện Ba Bể; Nam Cường, Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn
- Phân khu chức năng: BVNN 3.846 ha ở Trung tâm Vườn, PHST 6.162 ha, HCDV 40 ha.
- Chức năng: Phục hồi tài nguyên thiên nhiên, phát triển và bảo vệ các HST tự nhiên, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục BVTNMT, phục vụ các hoạt động dịch vụ khoa học, tham quan du lịch, giải trí.
- Nhiệm vụ: Bảo tồn ĐDSH; nghiên cứu khoa học; Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch, phát triển cộng đồng.
Bộ máy tổ chức:





Chuyên môn nghiệp vụ:
2. Lịch sử địa chất và kiến tạo
- Nằm ở cánh cung sông Gâm, ôm lấy vòm sông Chảy (còn gọi là tiểu lục địa cổ Sông Chảy). Tất cả cùng làm nên một khối nâng dạng vòm Việt Bắc, là khối nâng duy nhất trong phức nếp lõm Vân Nam của chuẩn nền Dương Tử (còn gọi là lục địa cổ Hoa Nam, Trung Quốc, có tuổi hình thành 2,6-2,5 tỷ năm trước)
3. Địa hình
3.1. Đặc điểm chung của địa hình
VQG Ba Bể là một phức hệ hồ-sông-suối-núi đá vôi, từ dốc mạnh đến dốc đứng với nhiều hang động. Địa hình chia cắt mạnh vừa có núi đất vừa có núi đá, độ cao biến đổi từ 150-1000m, bao bọc xung quanh là các dãy núi cao 800-1500m.
Hồ Ba Bể có diện tích 450ha nằm ở trung tâm Vườn, hồ là một thung lũng đá vôi thấp trũng được bao bọc bởi các vách đá hiểm trở. Trên hồ có một số đảo nhỏ: Bà Góa, Khẩu Cúm, An Mã. Đáy hồ có nhiều đỉnh đá ngầm, độ sâu TB 17-23m, sâu nhất 29m, nông nhất 8-9m.
3.2. Các dạng địa hình chính:
- Dãy nón phóng vật cổ Quảng Khê: hình thành dọc theo các đứt gãy phương ĐB-TN khoảng 700.000 năm trước. Nó minh chứng cho sự kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động kiến tạo tích cực và chế độ khí hậu lạnh, nhiều mưa lũ trong khu vực. Là nguồn cung cấp vật liệu chính góp phần hình thành nên hồ Ba Bể và cũng góp phần gây bồi lắng lòng hồ sau này. Dãy nón phóng vật cổ ở Quảng Khê gồm nhiều nón liên kết nhau, kéo dài tới 7 km từ thượng nguồn sông Chợ Lèng tới bản Piàn. Chúng gồm các khối tảng granit lẫn sản phẩm phong hóa giầu sét, kaolin mầu nâu đỏ hoặc trắng xám. Mỗi nón rộng 1-2 km, kéo dài theo phương ĐB-TN lên gần đỉnh núi Phia Bioc ở độ cao 1000 m. Phần thấp của các nón bị chính sông Chợ Lèng sau này biến cải thành các bậc thềm rất bằng phẳng ở các độ cao tương đối 100 và 250 m. Các khối tảng granit lớn đậu trên sườn dốc, dưới chân vách đá vôi ở bờ trái sông Chợ Lèng chính là phần lưỡi của các nón phóng vật cổ mà dòng sông Chợ Lèng sau này đã cắt qua, để lại một phần nón bên bờ trái
Tảng lăn granit trên sườn dốc dưới chân vách đá vôi ở bờ trái sông Chợ Lèng
Cao nguyên karst: Các cao nguyên karst vùng VQGBB được tách ra từ rìa ngoài cùng phía Đông của cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc). Đó là các sơn nguyên cao trên 1000 m chạy dọc biên giới Việt-Trung và ở trung lưu sông Gâm. Chúng thường bị các sông suối cắt xẻ qua, tạo các hẻm vực sâu thẳm, các vách dốc đứng.
Trên bề mặt cao nguyên hoặc phát triển các đồi mấp mô, có lớp phủ tàn tích dầy, hoặc các tháp dạng oản khổng lồ, trơ trụi xen giữa các thung lũng “treo” với những khối đá sót ngổn ngang trên đáy. Trên bề mặt một số cao nguyên, đôi chỗ đá vôi đã bị bóc mòn hết làm trơ móng biến chất Proterozoi, có dòng chảy, tạo nên các cánh đồng trù phú, tụ điểm dân cư đông đúc. Tuổi của các đá vôi này thuộc Devon sớm, Devon giữa. Ở VQGBB các khối đá vôi cũng tạo nên cao nguyên karst, nhưng do đặc điểm của chuyển động kiến tạo khối tảng dạng nhịp và do phân hóa theo các đai cao của khí hậu mà thành cao nguyên đai cao (600-900 m) và cao nguyên đai thấp (500-600 m).
Các cao nguyên karst đai cao và thấp hình thành từ đá vôi Ba Bể (D2-3bb) hoặc hệ tầng Pia Phương (D1pp) chỉ khác biệt về độ cao, còn đều có chung đặc điểm là tồn tại và phát triển kiểu cảnh quan karst sót trên bề mặt. Trên các cao nguyên hình thành từ đá hoa Ba Bể phát triển kiểu cảnh quan tháp, chóp bao quanh các hố sụt, các lũng sâu kín. Còn trên các cao nguyên hình thành từ các lớp đá vôi xen trong hệ tầng Pia Phương tồn tại và phát triển kiểu cảnh quan karst tự phủ với các đồi hình nón có lớp phủ tàn tích dày nối nhau và bao lấy các thung lũng karst-xâm thực dài và rộng.
Trên đá hoa Ba Bể, cao nguyên karst đai cao điển hình là các khối Nam Mẫu, Cột Cờ, Tây Nà Cọ, Nả Poong, Pù Luông, với các mảnh sót ở Bắc hẻm sông Năng, Hoàng Trĩ, Pù Li. Cao nguyên đai thấp tương ứng là các khối Đông Bản Cám, Khau Qua, Dọc Cúm, Bắc núi Cột Cờ. Còn trên đá vôi hệ tầng Pia Phương, cao nguyên karst đai cao điển hình là khối Tam Tát và cao nguyên karst đai thấp là các khối Cao Trĩ, Xuân Lạc.







Hồ Ba Bể nằm trọn vẹn giữa các cao nguyên đá vôi
- Hẻm vực karst Sông Năng: kéo dài tới hơn 10 km, gồm hai nhánh phương TTB và ĐB nối với nhau tạo thành hình chữ V dang rộng với đỉnh nằm lệch về phía Tây. Nhánh TTB có các vách đứng cao tới 400 m, nhánh ĐB các vách đứng cũng cao tới 150 m. Sông Năng chảy ở giữa các vách chỉ tạo nên được một bãi bồi cao 2,5-3 m dọc hai bên dòng chảy. Đáy sông Năng bằng phẳng do được tích đọng tầng cát dày, không thấy nơi nào lộ đá gốc trên suốt chiều dài hẻm. Trên vách dựng đứng ở các độ cao 8-9 m, 10-15 m, 20-25 m, 40-60 mvà 100-120 m thỉnh thoảng vẫn còn gặp vết tích các cửa hang bị sập gần hết, chỉ còn lại một ít nhũ đá kém phát triển bên dưới các mái đá treo.
Dọc nhánh ĐB, ngay cửa một số suối nhánh đổ vào hẻm Sông Năng từ phía Bắc (suối bản Cám) vẫn còn sót lại bậc thềm lộ đá gốc ở độ cao tương đối 20-25 m và một quạt tích tụ vật liệu aluvi thu hẹp dòng chảy sông Năng.
Ở Động Puông sông Năng chảy ngầm một đoạn khoảng 150-200 m. Trên nóc Động Puông vẫn còn sót lại hai bậc thềm khá bằng phẳng, cao 60 m và 100-120 m, minh chứng trước kia dòng sông Năng cổ đã từng chảy trên bề mặt ở nóc động.
- Thác Đầu Đẳng cao tới 53 m, đổ nước của toàn bộ hẻm Sông Năng xuống từ độ cao 85 m. Thế nhưng dòng nước vẫn phải len lỏi giữa những khối, tảng đá vôi lớn, có khối cao hàng chục mét nằm chồng chất lên nhau.
Thác Đầu Đẳng là một thành tạo khác thường ở những vùng đá vôi. Nó do các khối tảng từ các vách đá vôi cao tới 400 m đổ xuống làm nghẽn dòng chảy của sông Năng trong một biến cố động đất lớn làm sập trần các hang động ngầm, tạo hẻm Sông Năng.
- Các dạng địa hình karst ngầm:
+ Hang động: khu vực VQG Ba Bể đã phát hiện 20 hang động: động Hua Mạ, động Puông, động ba cửa,…
Nguồn gốc: có 2 loại hang hóa thạch và hang hoạt động. Ở Khu vực Ba Bể chủ yếu là hang hóa thạch như Hua Mạ, Thẳm Thinh, Thẳm Liêm, Búp Lồm, Nà Phòng. Hang hoạt động như hang Bản Pjạc, Nà Siêu, Khuổi Hao, Khau Qua.
Về phân loại hang động ngầm karst được thực hiện dựa vào các đặc điểm cấu trúc hình thái, kích thước, độ cao, tính chất riêng biệt của hang động karst để phân loại. Có hai kiểu hang đó là hang cổ và Hang hoạt động. Hang cổ là hang đã ngừng hoạt động, vị trí của chúng nằm cao hơn mực xâm thực cơ sở địa phương. Hang hoạt động duy trì khả năng hoạt động của mình, vị trí của chúng nằm ngang hoặc thấp hơn mực xâm thực cơ sở địa phương.

4. Khí hậu
+ Thời gian chiếu sáng:
+ Tổng nhiệt độ hoạt động:






+ Hoạt động của gió mùa: chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
+ Diễn biến thất thường của thời tiết khí hậu trong năm: 0,8 ngày có sương muối; 33,3 ngày có mưa phùn; 41,2 ngày có mưa giông; 0,1 ngày có mưa đá, mưa lũ, hạn hán
5. Hệ thống thủy văn:
5.1. Hệ thống sông suối: Là điểm tập trung của các hệ thống đứt gãy chính ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Ba Bể và khu vực lân cận có mạng song suối dày đặc với trên 2 – 2,5 km dòng chảy/ km2. Bao gồm 4 con sông, suối chính nối với hồ Ba Bể. Phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù, Tả Han đổ vào hồ với tổng lưu lượng 420km2. Nước từ hồ chảy ra sông Năng ở phía Bắc Hồ.
- Sông Năng: bắt nguồn núi Phja Dạ huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, chảy theo hướng đông tây, đổ về sông Gâm, diện tích lưu vực 1420km2, lưu lượng mùa lũ 1166m3/s. Vào mùa lũ nước sông Năng có thể chảy vào hồ làm nước hồ dâng lên 2-3m. Mức nước tích lại trong hồ có thể đạt 80-90 triệu m3, có tác dụng phân lũ.
- Sông Chợ Lèn: Băt nguồn từ dãy núi Phja Bjooc, chảy theo hướng Tây bắc đổ vào hồ Ba Bể, diện tích lưu vực 197km2, dài 27km, lưu lượng 362 m3/s
- Suối Bó Lù: Bắt nguồn từ dãy núi Tam Tao, huyện Chợ Đồn, chảy theo hướng Bắc đổ vào hồ Ba Bể, diện tích lưu vực 137km2, dài 19km, lưu lượng 310 m3/s
- Suối Tả Han: Bắt nguồn từ xã Quảng Bạch và Xuân Lạc huyện Chợ Đồn chảy theo hướng Đông bắc đổ vào hồ Ba Bể ,diện tích lưu vực 89km2, dài 15km, lưu lượng 188 m3/s
5.2. Hồ Ba Bể:
Động đất cách nay 10.000 năm gây sập đổ trần hang ngầm từ động Puông đến thác Đầu Đẳng làm lộ ra dòng sông ngầm hình thành nên hẻm vực sông năng vứi vách đứng cao tới 400m, đáy sông bị lấp đầy nâng cao tạo nên con đập tự nhiên hình thành hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể năm ở độ cao 150m so với mực nước biển, có chiều dài 7,5 km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 800m, trung bình là 500m, chỗ hẹp nhất 200m, diện tích 450 ha, biên độ giao động mực nước giữa 2 mùa là 2,8m, chênh lệch mực nước giữa đầu hồ và cuối hồ là 11 cm, tốc độ dòng mặt trung bình 0,5 m/s. Đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều đỉnh núi ngầm nhấp nhô, chỗ nông nhất sâu 8-9m, trung bình là 15-20m, chỗ sâu nhất 30m.
Nguồn nước cung cấp cho hồ từ 3 con sông suối ở nam và tây nam

Độ trong của hồ (đo bằng đĩa Secchi) 70-200 cm (kết quả trung bình của 2 lần đo vào mùa khô và mùa lũ, mùa lũ độ trong khoảng 50-70 cm)
Nhiệt độ trung bình của nước mùa hè 26-29 độ C
Nhiệt độ trung bình của nước mùa đông 16-17 độ C
Nhiệt độ chênh lệch nước mặt hồ và đáy hồ 1-3 độ C

Độ pH nước hồ 7-8
Hàm lượng ôxy bề mặt hồ là 9-11 mg/lít
Hàm lượng ôxy ở độ sâu 23m là 2,16 mg/lít
Hàm lượng CO2 bề mặt hồ là 6,16 mg/lít
Hàm lượng CO2 ở độ sâu 23m là 6,06 mg/lít
Hàm lượng muối dinh dưỡng: NO3, NH4, dưới 1 mg/lít, SiO2 10-15 mg/lít, Fe2O3 từ 0,1-0,5 mg/lít, chất hữu cơ 16,2 mg/lít

Tổng lượng bồi năm 2002: 42,17 vạn m3 (Cửa sông Chợ Lèn: 18,37 vạn m3, Cửa suôí Bó Lù: 11,06 vạn m3 , Cửa suối Tà Han: 9,70 vạn m3, Cửa hồ giáp sông Năng: 3,04 vạn m3 )
Dựa vào khôí lượng bùn cát và tốc độ lấn lấp hồ hiện nay (đo và tính toán) thì chỉ khoảng 90 năm nữa hồ Ba bể sẽ bị bồi lấp đầy (dung tích hồ đến mức cao Z=147m là 43 triệu m3. Năm 2002 lượng bồi lấp là 0,4217 triệu m3, tốc độ gia tăng trung bình mỗi năm thêm 0,05 triệu m3).
6. Thổ nhưỡng: Trong VQG Ba Bể có 5 loại đất chủ yếu sau:
- Renzit có ở các trũng karst, dưới tán rừng rậm;
- Luvisols và Leptosols có ở trũng sườn, vách karst dưới tán rừng thứ sinh;
- Cabisol có ở các sườn bóc mòn trong rừng thứ sinh hoặc cum dân cư;
- Acrisols có ở các sườn bóc mòn, nơi đất trống cỏ hoặc nương rãy;
- Fulvisols có các thung lũng sông là nơi trồng lúa nước
Đất: Chủ yếu là Feralit đỏ vàng có mùn và đất Feralit đỏ sẫm trên đá vôi.
7. Sinh vật
7.1. Độ che phủ của rừng kín thường xanh: Diện tích rừng kín thường xanh chiếm 73,68%, trong đó rừng nguyên sinh chiếm 40,39% diện tích VQG. Là VQG có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh cao trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam và các khu vực đá vôi trên thế giới.
7.2. Đa dạng sinh học:
Thực vật:
Yếu tố đặc hữu Việt Nam gồm một số đại diện như sau: Tuế đá vôi, Nhọc, Tai chuột, Chà ran nam bộ, Màng tang, Hoàng nàn wallich, Dây thần thông, Thanh thất, Lài trâu, Trám trắng, Dương xỉ colani, Quyết tuyến lá chân vịt, Lan hài hêlen,Lan hài chân tím, Thạch vĩ nhẵn…
Yếu tố đặc hữu Bắc bộ gồm một số đại diện sau: Thích Bắc bộ, Chân chim lá nhỏ, Thu hải đường Ba vì, Khổ sâm, Thàn mát, Mạy châu, Cà lồ, Lòng mang lá cụt, Thiên niên kiện, Tèo nông, Sa nhân bắc bộ, Mía dò hoa gốc, Mọ, Hoàng linh Bắc bộ, Chay bắc bộ, Lan hài hêlen, Lan hài chân tím…
Yếu tố Đông Dương gồm một số đại diện sau: Vót, Thích lá thuôn, Muối, Hoa dẻ lông đen, Cúc lá cà, Quao núi quả bốn cạnh, Tề tấm, Rau muối, Tai chua, Nụ, Dây chiều, Côm lá bàng, Côm tầng, Vàng anh, Trắc lá bẹ…
Yếu tố Đông Nam Á gồm một số đại diện sau: Guột, Dền cơm, Chân chim, Dây pọp nhỏ, Tai tượng lá bắc to, Sòi, Bụp vang, Sến nạc nguyệt quế, Khoai nước, Chò nâu
Yếu tố Nam Trung Quốc gồm một số đại diện sau: Cốt toái bổ bon, Dâu da xoan, Sấu, Đinh vàng, Đinh thối, Quế lợn, Bời lời giấy, Khôi trắng, Lan hài malipo, Đỗ quyên, Óc chó…
Yếu tố ấn Độ gồm một số đại diện sau: Bèo ong tai chuột, Rau dền gai, Tung trắng, Cơm cháy, Dây giun, Sổ bà, Vông nem, Dẻ gai Ấn độ, Re lá tù, Lát hoa, Xoan, Chò xanh, Thung, Gạo
Khu hệ động vật
- Các loài đặc hữu: Voọc đen má trắngSemnopithecus francoisi, lưỡng cư bao gồm Cá cóc Tam Đảo Paramesotrion deloustali, và ếch Bắc bộ Rana bacboensis.
Loài quý hiếm:
+ Thú: Tê tê vàng, Dơi chó tai ngắn, Dơi tai sọ cao, Dơi iô, Dơi răng cửa lớn, Dơi cánh dài, Dơi mũi ống cánh lông, Cu li lớn, Cu li nhỏ, Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Voọc đen má trắng, Voọc mũi hếch, Gấu ngựa, Rái cá thường, Cầy vằn bắc, Beo lửa, Báo gấm, Sơn dương, Sóc bay lông tai, Sóc bay lớn
+ Chim: Vạc hoa, Rẽ giun lớn, Gà so ngực gụ, Gõ kiến xanh cổ đỏ, Hồng hoàng, Niệc nâu, Diều cá đầu xám, Gà lôi trắng, Sả hung, Bói cá lớn, Yến núi, Dù dì phương đông, Đuôi cụt nâu, Đuôi cụt đầu đỏ, Đuôi cụt bụng vằn, Mỏ rộng xanh, Chim khách đuôi cờ, Khướu xám, Chích choè lửa, Gà tiền mặt vàng, Cao cát bụng trắng, Yểng, Vẹt ngực đỏ, Khướu đầu trắng, Khướu khoang cổ, Khướu bạc má, Hoạ mi, Cắt nhỏ họng trắng, Cắt lưng hung
+ Bò sát, lưỡng cư: Tắc kè, Ô rô vẩy, Rồng đất, Trăn đất, Rắn sọc đuôi khoanh, Rắn ráo thường, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang, Rắn hổ mang chúa, Rùa đầu to, Rùa đất spengle, Rùa sa nhân, Ba ba trơn, Cá cóc bụng hoa
- Sự đa dạng các hệ sinh thái: HST Rừng, HST đất ngập nước, HST nông nghiệp
- Hệ sinh thái đặc trưng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi, 6766ha chiếm 67% diện tích VQG, còn tương đối nguyên vẹn. Thực vật phong phú, phổ biến là Nghiến, Trai lý, Mạy tèo, Ô rô, Tèo nông, Lát hoa, Sâng, Cà lồ, Đinh… Rừng chia thành 4 tầng:
+ Tầng ưu thế sinh thái (A2): gồm cây kích thước lớn như Xoan nhừ, Mọ, Cà lồ, Sâng, Sấu, Chò nâu, Trai lý, Gội… chiều cao 20-30m, đường kính TB 30cm, có cây trên 80cm, tầng tán liên tục.
+ Tầng dưới tán rừng (A3): gồm các cây gỗ nhỏ hơn, cao dưới 15m, đường kính 15-18cm như các loài Chò xanh, Ô rô, Thị rừng, Vàng kiêng… mọc rải rác không tạo thành tán rừng liên tục.
+ Tầng cây bụi (B): Cao dưới 5m, nhiều loài khác nhau như Ba gạc, Đùng đình, Búng báng, Lấu, Găng, Hồng bì rừng… phân bố rải rác dưới tán rừng.
+ Tầng thảm tươi (C): ở thung lũng ẩm ướt tầng thảm tươi phát triển dầy đặc, ở sườn núi đá dốc đứng kiệt nước tầng thảm tươi thưa thớt hơn. Các loài phổ biến thuộc họ Gai, họ Thài lài, họ Tai Voi, họ Lan, họ Gừng, họ Ráy, họ Dương xỉ…
Bên cạnh đó thực vật ngoại tầng ở kiểu rừng này cũng khá phong phú thuộc các họ Na, họ Tổ điểu, họ Nho, họ Huyết đằng…


Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất: chiếm diện tích nhỏ khoảng 637ha. Thực vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các loài trong họ Ngọc lan, Na, Xoan, Bồ hòn, Thầu dầu, Long não, Trám, Bứa…
+ Tầng A2 có thể kể đến các loài: các loài Dẻ, Sâng, Lát hoa, Gội, Kẹn, Lòng mang, Thích, Bời lời Ba vì, Re bầu, Côm nhật… đường kính bình quân 25-30cm, chiều cao 18-20m
+ Tầng A3 cao dưới 15m, đường kính dưới 20cm, gồm các loài cây gỗ nhỏ và cây con của tầng trên như: Lọng bàng, Nhọc lá nhỏ, Nhựa ruồi, Vối, Cứt ngựa, Thị, Nóng, Thâu lĩnh, dâu da xoan…
+ Tầng cây bụi: gồm Bồ cu vẽ, Bọt ếch, Lấu, Ba gạc, Đom đóm, Bùm bụp…
+ Tầng thảm tươi: cao dưới 1m gồm các loài trong ngành Dương xỉ, họ Ráy, họ Ô rô, họ Cỏ, họ Hương bài, họ Dứa dại, họ Gừng..
- Rừng thường xanh bị tác động trên núi đá vôi: diện tích 3.345ha, chiếm 32,86%, rừng bị tác động bởi các hoạt động khai thác nhưng đã phục hồi. Kiểu rừng này phân bố nhiều ở các vùng gần khu dân cư và giáp vùng đệm.
+ Tầng A2: có nhiều loài tham gia tào thành tầng tán liên tục như Sấu, Đinh thối, Cơi, Mùng quân, Vối, Cà lồ Bắc bộ, Trâm trắng, Vàng kiêng, Kẹn… chiều cao 20-25m, đường kính 24cm.
+ Tầng A3: gồm Rau sắng, Thiết đing, Hèo gân đầy, Mùng quân, dâu da xoan, Na hồng…
+ Cây bụi thảm tươi: gồm các loài Đơn, Lấu, các loài trong họ Na, Cau dừa, Trúc đáo, Đậu, Ráy, Dương xỉ, Nam mộc hương, Cam quýt.
Cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi: diện tích 1.719ha phân bố rải rác ở ven đường, nương rẫy cũ là kết quả của quá trình canh tác nương rẫy lâu dài và chăn thả gia súc. Gồm các loài cây bụi và cỏ: Sim, Mua, Đom đóm, Cỏ tranh, Cỏ lào, Lách, Sậy, Tế guột, Bòng bong, Kim cang… và cũng có gặp một số loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh như Thấu tấu, Thành ngạch, Thôi ba, Hồng bì, Dẻ…
7.4. Sự phân hóa các hệ sinh thái theo độ cao: rừng kín thường xanh trên núi đất ở các thung lũng, rừng trên đỉnh núi đá, rừng trên sườn và chân núi đá
II. Kinh tế xã hội
2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái của cảnh quan tự nhiên: đi thuyền trên hồ, đi bộ xuyên rừng, leo núi, quan sát động vật hoang dã, khám phá hang động
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa xã hội: Thăm bản làng dân tộc, chợ phiên, giao lưu văn nghệ, tâm linh, lễ hội truyền thống
2.3. Thực trạng của du lịch và phương hướng phát triển: Khách du lịch còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu (phòng nghỉ, xuồng, đường giao thông, hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí), năng lực cán bộ yếu (ngoại ngữ, hướng dẫn), thiếu tính cạnh tranh
Nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng hình thức liên doanh liên kết với các nhà đầu tư, đào tạo cán bộ
2.4. Vấn đề khai thác và bảo vệ tự nhiên của VQG Ba Bể: tuyên truyền về bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, chuyển đổi động cơ xuồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bá Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)