Vùng kinh tế Đông Bắc

Chia sẻ bởi Lê Thanh Long | Ngày 26/04/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: Vùng kinh tế Đông Bắc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

5.1. VÙNG KINH TẾ ĐÔNG BẮC
5.1.1. Vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên 67.006 km2 (chiếm hơn 20,24 % diện tích cả nước
Dân số: 9.543.900 người, chiếm 11,24 % dân số cả nước (2007).
Bao gồm 11 tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.
Vùng Đông Bắc nằm ở cực Bắc của đất nước ở vị trí từ 20049’ đến 23024’ vĩ độ Bắc và từ 103031’ đến 10803’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp Đông Nam Trung Quốc, phía Tây giáp vùng Tây Bắc, phía Nam giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Đông giáp biển Đông.
Biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc có 3 cửa khẩu lớn: Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai
5.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
5.1.2.1. Địa hình
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phía Đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung
Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao
5.1.2.2. Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, có lượng mưa trung bình khá lớn.
Do địa hình cao, ở phía Bắc, lại có nhiều dãy núi dài chạy song song, nên vào mùa Đông, vùng này có gió Bắc thổi mạnh, nên rất lạnh. Đông Bắc là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta.
5.1.2.3. Thủy văn
Nguồn nước ở đây khá dồi dào, chất lượng tương đối tốt. Vùng này có nhiều sông lớn chảy qua như: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Kỳ Cùng, v.v...
5.1.2.4. Khoáng sản
Đông Bắc là một trong những vùng giàu tài nguyên khoáng sản vào bậc nhất nước ta. Ở đây có những loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng như than, apatit, sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc,....
Ngoài ra Đông Bắc có các loại khoáng sản như: Titan (Thái Nguyên), Đồng (Lao Cai), vàng (Bắc Kạn, Thái Nguyên), đá quý (Yên Bái), đá xây dựng, đá vôi, nước khoáng, đất sét ….
5.1.2.5. Đất đai, rừng
Quỹ đất có khả năng sử dụng cho nông lâm nghiệp khoảng gần 5 triệu ha
Về tài nguyên rừng: Hiện nay rừng đang được phục hồi.
Về tài nguyên biển: vùng Đông Bắc có Vịnh Hạ Long với trên 3.000 đảo, Hạ Long là cảnh quan biển kỳ thú, thu hút du khách thập phương và quốc tế.
5.1.3. Tài nguyên nhân văn
5.1.3.1. Vài nét về lịch sử, văn hoá và dân tộc
Vùng Đông Bắc có Phong Châu (Phú Thọ) được coi là “cái nôi” của dân tộc.
Vùng Đông Bắc còn là căn cứ địa chống Pháp, đuổi Nhật. Những địa danh nổi tiếng đã trở thành di tích cách mạng như căn cứ địa Việt Bắc, hang Pắc Bó, suối Lênin,....
Đông Bắc có nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Thái, Cao Lan, Sán Chỉ, Mông... Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa độc đáo phản ánh tập quán sản xuất và sinh hoạt riêng của mình. Tất cả điều đó đã tạo nên một tổng thể văn hóa đa dạng và phong phú.
Về cơ cấu dân tộc, đông nhất là người Việt tiếp đến là người Tày, người Nùng người Hoa, người Dao, người H`mông, Sán Chỉ,.v.v
Người H`mông
Người Dao
Dân tộc Tày

Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)
Vịnh Hạ Long
Du lịch về cội nguồn(Phú Thọ,Yên Bái,Lào Cai)
5.1.3.2. Dân cư, lao động
Đến năm 2007, đã có 9.543,9 nghìn người sống trong vùng, mật độ dân số của vùng là 149 người/km2.
Đông Bắc có tỷ lệ dân số đô thị thấp hơn mức trung bình của cả nước và rất không đồng đều giữa các tỉnh, cao nhất là ở Quảng Ninh (47 %), thấp nhất chỉ khoảng vài phần trăm.
Mật độ dân số trung bình 149 người/km2, trong đó tập trung đông nhất ở tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh và ít nhất ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai.
Trình độ học vấn và chuyên môn của dân cư và nguồn nhân lực ở vùng Đông Bắc khá cao, tương đương với trình độ trung bình của cả nước, cao hơn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thấp hơn đồng bằng sông Hồng....Có đến 53,7 % tổng số nguồn nhân lực đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên, cao hơn mức trung bình cả nước (45 %). Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ không nhỏ không biết chữ (7,43 %), chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người.
Trong đó có trên 8 vạn người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên (50 % làm việc trong ngành giáo dục, y tế, quản lý nhà nước).
Các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ có tỉ lệ chưa biết chữ rất thấp (3 – 6 %), tỷ lệ người lao động có chuyên môn kỹ thuật đạt 15 – 25 %. Các tỉnh còn lại có tỷ lệ chưa biết chữ cao (15 – 20 %).
5.1.3.3. Các loại hình quần cư
Loại hình quần cư chủ yếu ở trung du và miền núi rất đặc trưng có nền sản xuất nông lâm nghiệp của các dân tộc. Có hai dạng chính là làng (của người Kinh) và bản (của người Tày, Nùng, H’Mông,...).
Các bản của dân tộc ít người thường phân bố ven bờ suối, dọc thung lũng, trên các cánh đồng bồn địa, tập trung men theo sườn đồi gần đường giao thông hay sông suối.
Do quá trình khai thác kinh tế trong những năm qua của người Kinh, đã xuất hiện nhiều nông, lâm trường, công trường xây dựng, khu vực khai thác tài nguyên và chế biến, cùng nhiều điểm dân cư mới theo hình thức thị tứ, thị trấn, thị xã mang bản sắc kiểu đô thị miền núi.
5.1.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
5.1.4.1. Về sự phát triển
Vùng Đông Bắc được khai thác sớm, đặc biệt mạnh mẽ từ thời Pháp thuộc. Do vậy, tài nguyên đã suy giảm nhiều và môi trường có dấu hiệu suy thoái.
5.1.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu
Công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ. Số xí nghiệp công nghiệp nặng với quy mô lớn đang ngày một gia tăng, có 19 ngành công nghiệp thì có 18 ngành chiếm tỉ trọng trên 5 % .Trong đó công nghiệp nhiên liệu chiếm 26,7 %; luyện kim đen 8,2 %; luyện kim màu 6,3 %; công nghiệp vật liệu xây dựng 13,8 %.
Trong vùng đã hình thành một số khu công nghiệp chuyên môn hóa như: Khu công nghiệp luyện kim đen Thái Nguyên, than Quảng Ninh, hóa chất Lâm Thao -Việt Trì, phân bón Bắc Giang.
Nông, lâm, ngư nghiệp
- Về nông nghiệp
Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang.
Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đỗ trọng, hồi, thảo quả…) và các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ở Sa Pa có thể trồng rau mùa đông, hoa và sản xuất hạt giống quanh năm.
Sản lượng lương thực có hạt đạt 3.261.150 tấn, trong đó lúa là 2.539.131 tấn chiếm 77,86 % lượng lương thực của vùng. Bình quân lương thực quy thóc trên đầu người của vùng còn thấp (341,7kg/người), trong khi bình quân cả nước là 469,5kg/người.
Về chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi trâu và bò.
- Về lâm nghiệp
Về lâm nghiệp tuy đã có những cố gắng lớn bước đầu đúng hướng, đặc biệt là trong việc trồng rừng, xây dựng vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, rừng dược liệu... nhưng tình trạng khai phá thiếu quy trình kỹ thuật vẫn làm cho rừng bị tàn phá, không cân đối với trồng rừng.
- Ngành ngư nghiệp
Quy mô đánh bắt nhỏ mang tính chất thủ công và đánh bắt chủ yếu diễn ra ở ven biển tỉnh Quảng Ninh.
5.1.5. Hệ thống đô thị và giao thông
5.1.5.1. Hệ thống đô thị
Gồm 7 thành phố, 10 thị xã và 112 thị trấn.
5.1.5.2. Các tuyến trục giao thông và cảng biển
- Hệ thống đường ô tô:
Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài chạy qua vùng Đông Bắc là 44.250 km, mật độ 66 km/km2.
- Hệ thống đường sắt:
Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 163 km nối với ga Bằng Tường Tuyến Hà Nội –Lào Cai,
Tuyến Hà Nội - Quán Triều dài 76 km,
Tuyến kép –Uông Bí 74 km và kéo dài tới Bãi Cháy.
- Vùng Đông Bắc còn có một số cảng biển thuộc nhóm cảng phía Bắc:
Cảng Cửa Ông là cảng chuyên dùng ở vịnh Bắc Bộ, với chức năng xuất than đá.
Cảng Cái Lân với chức năng tổng hợp. Cảng có mực nước sâu (3 - 13 m), nằm cạnh cảng than Hồng Gai, với một lòng lạch dài 6 km, rộng 100 m, sâu 7,5 m và tàu trọng tải lớn có thể cập cảng.
5.1.6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Về công nghiệp và xây dựng:
- Hình thành các ngành hoặc sản phẩm công nghiệp chủ lực trong đó có một số mũi nhọn dựa trên các lợi thế về nguyên liệu và thị trường
Cải tạo và mở rộng các khu công nghiệp hiện có, đồng thời từng bước cải tạo các điều kiện cơ sở hạ tầng để hình thành một số khu công nghiệp mới.
Về nông nghiệp:
- Đổi mới cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Chú trọng phát triển các vùng cây đặc sản.
Về lâm nghiệp:
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá, thực hiện chức năng bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng trồng mới và giữ gìn môi trường sinh thái.
Về các ngành dịch vụ:
- Phát triển mạnh hệ thống các trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu như Móng Cái, Lao Cai, Lạng Sơn,….
- Phát triển mạnh du lịch biển, xây dựng một số khu, cụm du lịch, tuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế.
- Tập trung xây dựng cảng Cái Lân, phát triển mạng lưới giao thông, nâng cấp các quốc lộ 1, 2, 3, 70, hoàn thành đường xuyên á Quảng Ninh - Lào Cai.
- Phát triển mạng thông tin bưu chính viễn thông, cấp điện.
- Phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục đào tạo, y tế,văn hoá, thông tin,….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Long
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)