Vui học văn B2 với tac giả tác phẩm PowerPoint Presentation

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 21/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Vui học văn B2 với tac giả tác phẩm PowerPoint Presentation thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

VUI HỌC VĂN
Xem hình kể tên
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
Câu 1: Ông là ai ? Tác phẩm gì ?
Gợi ý:
Đây là quang cảnh 1 vùng thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đã đi vào thơ ca
Ông là tác giả của Bài thơ nổi tiếng này
Đó là bài thơ nào ? Ông là ai?
Câu 2: Ông là ai ? Tác phẩm gì?
Tên ông có nhiều ấn tương cho lứa tuổi học đường.
Tác phẩm này được nhiều bạn trẻ biết và đọc.
Tác phẩm nói về thời trẻ của Nguyễn Tất Thành
Câu 3: Truyện gì ? Của ai ?
Là 1 truyện ngắn nhưng đã được phóng tác thành phim, tranh ảnh, tượng…về các nhân vật trong truyện.
Tác giả ghép tên quê mình thành bút danh, nhưng bút danh này thường được gắn cho giọng hat ca sĩ.
Đó là truyện gì ? Ai là tác giả văn học của tác phẩm nổi tiếng này ?
Tác phẩm có tên gọi ban đầu là gì ?
Vùng núi đồi trùng điệp có nhiều ruộng bậc thang, tiếp giáp đất bạn Lào.
Những năm đầu KC chống Pháp đầy gian khổ, bộ đội ta hành quân chiến đâu còn để lại dấu ấn trong bài thơ này.
Bài thơ nào? Tác giả là ai ?
Câu 4: Vùng nào ? Trong bài thơ nào ?
Câu 5: Vùng nào ? Trong bài thơ nào ?
Gợi ý:
1 Con sông nhỏ đổ vào sông Hồng trước khi qua Hà Nội.
Con sông ngăn giữa “vùng tự do” với “vùng tạm bị chiếm” thời chống Pháp
Bài thơ có nhiều kỉ niệm về vùng nông thôn Băc Bộ trước & trong KC chống Pháp.
Bài thơ nào? Tác giả là ai ?
Câu 6:
Vùng nào ? Trong bài thơ nào ?
Gợi ý: Con đèo ngăn cách Hà Tĩnh với Quảng Bình.
Ranh giới thời phân tranh Trịnh Nguyễn
Bài thơ của 1 bà “Vợ Quan” nói về đèo này
Câu 7: Ông là ai?
Tác phẩm gì ?
Ông nổi tiếng là nhà thơ trào phúng, nhưng lại có bài thơ cảm động về người phụ nữ VN.
Ông là ai ? Bài thơ đó có tên là gì ?
Câu 8
Minh họa cho bài thơ nào?
Của ai?
Đây là bức tranh minh họa cho 1 bài thơ độc đáo của 1 nữ sĩ cũng độc đáo.
Đó là bài thơ nào ? Của ai ?
Câu 9:
Tranh minh họa về ai ?
Tác phẩm gì
Bà là người phụ nữ VN tài hoa sống nửa đầu TK XVIII (1705-1748).
Hoài Thanh đã viết về bà: “Những câu thơ đẹp và bậc nhất trong thơ dich của Việt Nam đã được viết ra từ ngọn bút tài hoa này”.
Bà là ai ? Và tác phẩm nổi tiếng đó là tác phẩm nào ?
Câu 10: Tranh minh họa ai ?
Có đặc điểm gì ?
Ông nổi tiếng là 1 nhà nho-nhà thơ “ngang tàng” của Việt Nam đầuTK XIX.
Đẫ từng bị tù tội vì chuyện “chữ-nghĩa” và cũng là danh sĩ dám chống lại triều đình nhà Nguyễn thờ ấy.
Ông là ai ?
Tranh về Ông của HS
Bùi Xuân Phái
Câu 11:Tác phẩm gì ? Ai là tác giả ?
Vùng đất có truyền thống đánh giặc giữ buôn làng.
Anh hùng này là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết về vùng đất ấy.
Tác phẩm nổi tiếng ấy tên là gì ? Ai là tác giả ?
Câu 12:
Nhà thơ nào?
Bài thơ nào?
Bút danh nhà thơ gắn với 1 vùng của dòng sông
Bác Hồ từng nhận xét: Nhà thơ này viết có “tình”
Tác phẩm này của ông viết vào thời chống Mỹ. Bài thơ đã đi vào nhạc, họa…và được nhiều thế hệ trẻ yêu thich
Vùng đất Tây Nam Bộ ghi đậm dấu ấn 1 nhân vật nữ anh hùng trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng thời đánh Mỹ.
Địa danh đó là gì ? Tiểu thuyết nào viết về nó ? Tác giả là ai
Câu 13: Đây là vùng nào?
Tác phẩm nào nói về vùng này ?
Câu 14: Nhà thơ nào? Bài thơ nào?

Ông vốn là một nhà thơ-chiến sĩ, nhưng tâm hồn ngát xanh và mông mênh như biển cả;
Thơ ông không nhiều nhưng bài nào cũng ngát hương và tràn đầy yêu thương.
Bài thơ này của ông cũng bắt đầu bằng hoa, lá…đã được phổ thành bài ca nhiều người hát.
Ông là ai ? Bài thơ nói ở đây là bài gì ?
Câu 15: Bài thơ nào ? Của ai ?
Ngay sau chiến thắng lịch sử này, bài thơ đã được ra đời.
Tên bài thơ là gì ? Tác giả là ai ?
Câu 16: Ông là ai ?

Ông có tài Nhạc, hoạ, thơ văn…
Tác giả của những bài ca bất hủ
- Tiến quân ca
- Tiến về Hà Nội
Mùa xuân đầu tiên..

Ông là ai ?
(Câu này để các bạn phân biệt nhạc sĩ với các nhà thơ có tên dễ nhầm lẫn )

Câu 17:Tác phẩm nào ? Viết về ai?
Đây là hình ảnh chiến sĩ Giải phóng quân tấn công vào 1 sân bay lớn nhất miền Nam thời KC chống Mỹ.
Biểu tượng ấy thể hiện hùng tráng trong Bài thơ nổi tiếng.
Đó là tác phẩm gì ? Ai là tác giả ?
biểu týợng
biểu týợng
ĐA câu 12
& Bổ sung
Nhà thơ có bút danh Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929. Các tác phẩm tiêu biểu như: Tháng Tám ngày mai (1962), Quê hương (1965), Người anh hùng Đồng Tháp (1969), Vầng sáng phía chân trời (NXB Văn học Giải phóng TP.HCM 1975), Hạnh phúc từ nay (NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1978),
Đọc các bài thơ của Ông, Bác Hồ nói: Giang Nam viết có “tình”
Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I.
Giang Nam đoàn tụ với
“cô du kích” Phạm Thị Triều
& con gái ở Củ Chi năm 1973
ĐA câu 1
& Tư liệu bổ sung
Núi Đôi thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đã đi vào thơ ca với bài thơ cùng tên nổi tiếng của nhà thơ Vũ Cao. Nơi đây từng là tiền tiêu phòng thủ của người Pháp chiếm đóng, nằm trong vành đai bảo vệ Hà Nội
Núi Đôi quả thực là có vị trí của một điểm cao quân sự quan trọng bởi đứng trên đỉnh núi, chỉ cần bằng mắt thường cũng kiểm soát được cả một vùng đồng bằng rộng lớn, án ngữ ngay yết hầu của tuyến đường trọng yếu Hà Nội - Thái Nguyên .
Trong kháng chiến chống Pháp, Vũ Cao làm phóng viên báo “Vệ quốc quân”; sau này làm ở báo “Quân đội nhân dân”; làm biên tập viên, rồi Phó Tổng biên tập, và Tổng biên tập Tạp chí “Văn nghệ quân đội”
Nhà thơ Vũ Cao đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật , đợt I, năm 2001 - tức là đợt đầu tiên kể từ khi giải thưởng này ra đời.
Nhiều Bạn trẻ hay nhầm lẫn Vũ Cao với Nam Cao và Văn Cao nên NBS bổ sung các tư lệu này. Trong câu đố có hình 1 VŨ NỮ  Tác giả họ Vũ
Vũ Cao sinh ngày 18/2/1922 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; mất ngày 3/12/2007
ĐA: câu 2
“Búp sen xanh” là cuốn sách kể lại thời niên thiếu của Bác Hồ kính yêu.
Đọc cuốn này ta hiểu thêm về những con người hết sức thân thương, bình dị là cái nôi nuôi lớn tinh thần, nhân cách vĩ đại của Bác.
Nhà văn viết nhiều sách cho tuổi trẻ, trong đó nổi bật là “Búp sen xanh”, đó là SƠN TÙNG
Bổ sung về Nhà văn Sơn Tùng
Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng, sinh ngày 8/8/1928 trong một gia đình truyền thống nho học và yêu nước tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sau khi bị thương tại chiến trường miền Nam, Sơn Tùng gần như bị liệt nửa người, tay phải co quắp hoàn toàn, ông phải tập viết bằng tay trái.
Hồi viết Búp sen xanh, Ông phải cột chặt bút vào ngón tay bằng dây cao su, chữ loằng ngoằng rất khó đọc.
Ông là người đầu tiên mở một hướng mới khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là một con người bình thường, một người con xứ Nghệ.
Gần 30 tác phẩm trong sự nghiệp cầm bút mà phần lớn là những tác phẩm viết về Bác Hồ như: Búp sen xanh, Bông sen vàng, Trái tim quả đất, Hoa dâm bụt, Bác về, Vườn nắng… Đặc biệt, tác phẩm Búp sen xanh được tái bản đến hơn 20 lần
Năm 2010, nhà văn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động khi còn sống
ĐA & bổ sung câu 3
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri sinh năm 1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, Nam Sang, Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
“Cái lò gạch cũ” chính là tên gọi đầu tiên của câu truyện, để nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng bất cứ quyền sống nào của con người.
Khi in thành sách lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi“.
Sau 2 tên gọi trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên truyện thành "Chí Phèo", tên gọi nhân vật chính của câu chuyện.
Năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trong đợt 1.
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
ĐA câu 13
Vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang ghi đậm dấu ấn nhân vật nữ anh hùng Phan Thị Ràng, nguyên mẫu Chị Sứ trong tiểu thuyết "Hòn Đất" của nhà văn Anh Đức.
Hòn Đất là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Kiên Giang, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan
ĐA câu 17
Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân. Nhà thơ tên thật là Ca Lê Hiến, ông sử dụng bút danh Lê Anh Xuân khi vào chiến trường miền Nam.
“Dáng đứng Việt Nam” được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người chiến sĩ GP quân đã được đưa vào sách giáo khoa và bài hát cùng tên
Nhà thơ Lê Anh Xuân (1940-1968)
ĐA câu 14 & TT bổ sung
Những năm kháng chiến chống Pháp, Thanh Hải có bài thơ “Mồ anh hoa nở”; Những năm chống Mỹ cứu nước, anh tiếp tục chiến đấu ở chiến khu Trị Thiên.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của ông viết năm 1980 khi tác giả đang trên giường bệnh; liền được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc và được nhiều người yêu thích
Ông được Chính phủ truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, đợt 1.
Lưu ý, hiện còn có nhiều người, kể cả nhà thơ mới…
cùng mang tên Thanh Hải để khỏi lẫn
Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4/11/1930 ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền,Thừa Thiên Huế, mất ngày 15/12/1980, tại TP Huế.
Các Đ A khác
Các câu quá dễ không ghi chú thêm:
Câu 4: Tây Tiến – Quang Dũng
Câu 8 : Vịnh cô gái ngủ ngày – Hồ Xuân Hương
Câu 9: Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan
Câu 10: Cao Bá Quát
Câu 16: Văn Cao
Câu 17: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu
----------------------------------------------------------
Biên soạn: Phạm Huy Hoạt 31/3/2014
Tư liệu TK chính: Wikipedia.vn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)