Vua Lê Thánh Tông

Chia sẻ bởi Tuấn Vinh | Ngày 27/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: vua Lê Thánh Tông thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

*
Cuộc đời, sự nghiệp và cống hiến cho dân tộc của vua Lê Thánh Tông

*Cuộc đời vua Lê Thánh Tông :
- Lê Thánh Tông (1442 - 1497), là vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh của Việt Nam nửa cuối thế kỷ 15.

Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư vua Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh 20/7/1442 , mất 30 /1/1497

Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497).

Vua Lê Thánh Tông
*Một nhà thơ hào tráng :

- Ông đứng đầu hội văn học Tao Đàn.

-Thơ Lê Thánh Tông để lại khá nhiều và có giá trị cao về nội dung tư tưởng.

-Qua thơ Lê Thánh Tông, chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn tâm hồn gắn bó mật thiết với non sông, đất nước của ông, mà còn thấy được khí phách cả một thời đang vươn lên, đầy hào tráng
*Một số tác phẩm của ông :
-Các tập thơ chữ Hán:
+Anh hoa hiếu trị (xướng hoạ với con các đại thần khi về thăm Lam Kinh)
+ Chinh Tây kỷ hành (viết trên đường đánh Chiêm Thành năm 1471)
+ Minh lương cẩm tú (xướng hoạ với các văn thần)
+ Quỳnh uyển cửu ca (xướng hoạ với các văn nhân trong hội Tao Đàn)
+ Xuân Vân thi tập (năm 1496)
+ Châu cơ thắng thưởng
+ Văn minh cổ suý
+ Cổ kim cung từ thi tập
+Lam Sơn Lương thuỷ phú (bài phú miêu tả vẻ đẹp của núi Lam và sông Lương và công trạng của khởi nghĩa Lam Sơn)…
-Thơ chữ Nôm:
+Hồng Đức quốc âm thi tập, và một số bài trong Lê triều danh nhân thi tập=^.^=
Câu chuyện về
vua Lê Thánh Tông
*Nhà cải tổ và xây dựng đầy nhiệt huyết:

- Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn.

- Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông đã :
+ Chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình
+ Tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ.
+ Xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ .
+Sửa chế độ thuế , khuyến khích sản xuất nông nghiệp,…

- Củng cố quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường
*Người phát triển những giá trị văn hóa dân tộc:

Lê Thánh Tông đã tạo lập một nền văn hóa có diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc.
Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài.
Ngoài Quốc Tử Giám,... là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách.
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Hồng Đức quốc âm thi tập,... là những giá trị văn hóa tiêu biểu của triều đại Lê Thánh Tông.
- Công lao của ông đối với nền văn hóa dân tộc, không thể không kể đến việc minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn Nguyễn Trãi.
Vua Lê Thánh Tông trong quá trình minh oan cho Nguyễn Trãi
*Người khởi xướng bộ luật Hồng Đức:

-Bộ luật Hồng Đức là thành tựu đáng tự hào của sự nghiệp Lê Thánh Tông.

-Lê Thánh Tông - người khởi xướng luật Hồng Đức, cũng là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.

-Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".

-Bộ luật có 13 chương, gồm 722 điều. Sau “trang dẫn” mô tả chi tiết các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục; kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v...v), các điều luật được sắp xếp theo 13 chương.
* Đôi nét về bộ luật Hồng Đức:
- Luật Hồng Đức ví như một tòa nhà pháp đình được xây cất trên nền tảng tinh thần dân tộc và tư tưởng Nho giáo lúc ấy đã trở thành hệ tư tưởng thống trị của xã hội đương thời.
Một số hình ảnh minh hoạ công lao của
đức vua Lê Thánh Tông

Đền vua Lê Thánh Tông
Mời các bạn đến thăm đền vua Lê Thánh Tông
Tượng vua Lê Thánh Tông
*BÀI TẬP VỀ NHÀ:
-Chuẩn bị bài, học bài và làm bài
TẠM BIỆT CÁC EM !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tuấn Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)