Vua Khải Định "vi hành" ở Pháp

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Vua Khải Định "vi hành" ở Pháp thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Vua Khải Định
&
Chuyến "vi hành" ở Pháp
Chuyến “vi hành” của vua Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước ở Pháp và Nguyễn Ái Quốc đã có một loạt bài chế giễu Khải Định trong đó có truyện ngắn "Vi hành" nổi tiếng.
Loạt ảnh tư liệu mới được công bố tại Pháp.

Ngày 20/5/1922, vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một ông vua triều Nguyễn công du chính thức ra nước ngoài.
(Ảnh đăng tải trên trang Gallica.bnf.fr).
Để thực hiện chuyến đi, vua Khải Định phải đi tàu biển mất 1 tháng đến cảng Marseille, rồi từ đó đi tàu hỏa đến thủ đô Paris của Pháp. Còn đi “xe tay” tại Pari !
Chuyến công du của Khải Định hoàn toàn do người Pháp sắp đặt nhằm “tô son” cho chế độ thực dân của họ đang áp đặt với nước ta thời đó; Vì thế đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối vụ việc này.
Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã có một loạt bài chế giễu Khải Định trong đó có truyện ngắn "Vi hành" và vở kịch “Con Rồng tre”.
Người Pháp đã sắp đặt nhằm “tô son” cho chế độ thực dân của họ đang áp đặt với nước ta thời đó
Phan Chu Trinh &
Nguyễn
Ái Quốc
ở Pháp
Nhân dịp này, nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần, gồm “Tôn bậy quân quyền - Lạm hành thưởng phạt – Thích chuộng những việc quỳ lạy – Xa xỉ quá độ - Ăn bận không phải lối – Chơi bời vô độ - Chuyến đi Tây này có một sự ám muội”.
(Có 1 bài riêng về Tư tưởng Cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc cùng trên trang này )
Vua Khải Định vốn rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
Vua Khải Định cùng con trai là VĩnhThụy (bên trái), người là vua Bảo Đại sau này, đi thăm đài kỷ niệm chiến sĩ vô danh tại Paris.
Chuyến “vi hành” của vua Khải Định được đánh giá là rất tốn kém và không đem lại bất cứ một lợi ích nào cho dân tộc Việt Nam.
Tư liệu bổ sung
Vua Khải Định (1885 – 1925), là vị Hoàng đế thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông có tất cả 12 bà vợ, nhưng chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con bà Hoàng Thị Cúc, người sau này là vua Bảo Đại. 

Khải Định lên ngôi vua được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20/9 năm Ất Sửu tức 6/11/1925, thọ 40 tuổi.
Lăng của vua Khải Định (hiệu Ứng Lăng) được xây cất tại làng Chân Chữ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh lăng Khải định hiện nay ở Huế
Trong ảnh là các quan khâm sai, toàn quyền Pháp đến dự tang vua Khải Định. 
Vua Bảo Đại đứng chịu tang vua cha.
Khu vực lăng vua  Khải Định.
Quang cảnh khu vực lăng vua  Khải Định.
 Những bức hình được người Pháp chụp nằm trong bộ sưu tập của ông Ngô Văn Ðức ở Bordeaux, Pháp.
--------------------------------------------------------
Theo Giáo Dục Việt Nam & kienthuc.com
Sưu tầm & giới thiệu PHH 7-2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)