Vua Duy Tân, vua yêu nước.ppt
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: Vua Duy Tân, vua yêu nước.ppt thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
DUY TÂN
Vị vua yêu nước
Ảnh & tư liệu đáng nhớ
Duy Tân, tên húy là Nguyễn Phúc Hoảng, Nguyễn Phúc Vĩnh San sinh ngày 19-9-1900, con trai thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Ðịnh.
Bà Nguyễn Thị Định, mẹ vua Duy Tân
vua Duy Tân & các anh chị em
Xuất thân của Duy Tân
Hoàn cảnh lên ngôi của Duy Tân
Năm1884 Hàm Nghi lên ngôi mới 12 tuổi, 1885 Tôn Thất Thuyết cùng Hàm Nghi dựng cờ kháng Pháp, xuống hịch Cần Vương; Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi và mãi đến mấy năm sau (1888), Pháp mới bắt được vua Hàm Nghi, đày đi Algérie.
Năm 1888, Đồng Khánh mất, Pháp đưa Thành Thái 10 tuổi lên thay. Năm 1907, biết Thành Thái liên lạc với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở ngoại quốc, Pháp lấy cớ nhà vua bị điên, buộc các quan trong triều dâng biểu yêu cầu vua thoá vị nhường ngôi.
Người Pháp đặt hoàng tử Vĩnh San, lúc đó mới 8 tuổi, lên ngôi lấy vương hiệu là Duy Tân.
Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng Pháp sợ Vua khó sai khiến nên phải tìm chọn một người nhỏ tuổi. Nhưng rồi người Pháp thấy;họ đã nhầm…
Duy Tân dù nhỏ tuổi nhưng đã là “cậu bé” thông minh và có chí khí.
Lưu ý: Ảnh vua Duy Tân và Ảnh vua Thành Thái với Mũ miện vương triều rất giống nhau, tránh nhầm lẫn
Chữ trên ảnh:
Đại nam Duy Tân Hoàng đế
Ngay sau lễ Tôn Vương một ngày (5-9-1907), vua Duy Tân đã tỏ ra không hề nhút nhát sợ Tây, ông tiếp quan toàn quyền Ðông Dương thẳng bằng tiếng Pháp
Năm 1908, ở Trung Kỳ phong trào Duy Tân dân chúng nổi lên xin xâu, chống thuế, bị đàn áp dữ dội.
Lúc đó vua Duy Tân mới 9 tuổi, mà đã phán với đình thần rằng: "Nếu trong nước hay có loạn là vì nhân dân bị thiếu thốn…
Vua Duy Tân chuẩn bị xuất cung
Năm Vua Duy Tân 13 tuổi, ông lục xem những văn bản hiệp ước mà Triều Nguyễn đã ký với Pháp.
Ông cảm thấy việc thi hành các điều khoản hiệp ước ấy của người Pháp không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký
Sau đó vua Duy Tân tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng bị Triều đình (do Pháp khống chế) ngăn cản, nên không thành.
Thượng thư Nguyễn Hữu Bài
Ý đồ khởi nghĩa
Mùa hè năm 1915 vua Duy Tân ra cửa Tùng liên lạc với các ông Trần Cao Vân và Thái Phiên cùng mưu đồ khởi nghĩa đánh Pháp, nhưng không ngờ ngày vua xuất thành (3-5-1916) để làm cách mạng thì có người phản bội đi báo Tây, 2 ngày sau vua Duy Tân bị bắt.
4 ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Ðề và Nguyễn Văn Siêu đều bị xử chém còn vua Duy Tân thì bị đày đi đảo Réunion cùng với vua Thành Thái (1919).
Ông Trần Cao Vân
Thời gian bị đi đày
Vua Duy Tân đang cùng nghe radio với các bạn.
Vua Duy Tân mặc dù bị đày nhưng vẫn thiết tha với quê hương, ông vẫn tìm nghe tin tức thế giới và đất nước quê nhà.
Thời gian bị đi đày
Những ngaỳ Duy Tân sống trên đảo La Réunion (Pháp) 1935 - Ảnh: Tiến Long chụp lại
Thời gian bị đi đày
Vua Duy Tân bị đày, nhưng không dựa vào tiền của Pháp mà tự mở xưởng cơ khí giúp dân địa phương. Ông thường tập thể thao, cưỡi ngưa... còn có tài chơi đàn violin rất hay
Thời gian bị đi đày
Vua Duy Tân trong một cuộc mit-tinh ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp ( do Đảng CS Pháp tổ chức) năm 1936 tại đảo Réunion
Trong thế chiến II,nhiều ngừơi Việt bị đưa sang Pháp
Ngày 28-11-1942, vua Duy Tân tình nguyện nhập ngũ, làm điện báo viên trên chiến hạm `Lesopard` - Ảnh: Tiến Long chụp lại
Duy Tân đã có dịp sang Pháp gặp Tướng De Gaulle (1945) và được ông nầy hứa là sang năm sẽ đích thân đưa Vua về Việt Nam để trở lên ngôi mặc cho bộ Thuộc địa phản đối. Nhưng rất tiếc chiếc phi cơ chở ông trên đường từ Pháp về đảo để thăm vua cha và gia đình đã bị rớt, không ai sống sót (tháng 12 năm 1945)
Di ảnh vua Duy Tân
Về với quê hương đất Việt
Di hài vua Duy Tân tại châu Phi được chuẩn bị đưa về nước - Ảnh: Tiến Long chụp lại
Hài cốt Vua Duy Tân được đưa trở về Huế sau 71 năm xa cách quê hương - Ảnh: Tiến Long chụp lại
Về với quê hương đất Việt
Mộ vua Duy Tân tại An Lăng. Di hài của cựu hoàng Duy Tân được
đưa về cải táng tại Huế vào ngày 6-4-1987. Ảnh: THÁI LỘC
Bộ tư liệu gồm 24 bức ảnh ghi lại cuộc đời của vua Duy Tân từ khi mới lên ngôi cho đến những hình ảnh về ngôi mộ; lễ cải táng ông từ châu Phi để đem về chôn cất tại Việt Nam.
Nhiều nhất vẫn là những hình ảnh về hoạt động, sinh hoạt của vị vua này thời gian bị đày tại đảo La Réunion (Pháp).
Những bức ảnh quý trên do chính tay người con trai thứ 3 của vua Duy Tân là Nguyễn Phước Bảo Vàng sưu tầm.
Ngoài ra là ảnh tại Bảo tàng Huế và Bảo tàng QG
----------------------------------------------------------
NST & biên soan PHH 11-2013
Vị vua yêu nước
Ảnh & tư liệu đáng nhớ
Duy Tân, tên húy là Nguyễn Phúc Hoảng, Nguyễn Phúc Vĩnh San sinh ngày 19-9-1900, con trai thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Ðịnh.
Bà Nguyễn Thị Định, mẹ vua Duy Tân
vua Duy Tân & các anh chị em
Xuất thân của Duy Tân
Hoàn cảnh lên ngôi của Duy Tân
Năm1884 Hàm Nghi lên ngôi mới 12 tuổi, 1885 Tôn Thất Thuyết cùng Hàm Nghi dựng cờ kháng Pháp, xuống hịch Cần Vương; Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi và mãi đến mấy năm sau (1888), Pháp mới bắt được vua Hàm Nghi, đày đi Algérie.
Năm 1888, Đồng Khánh mất, Pháp đưa Thành Thái 10 tuổi lên thay. Năm 1907, biết Thành Thái liên lạc với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở ngoại quốc, Pháp lấy cớ nhà vua bị điên, buộc các quan trong triều dâng biểu yêu cầu vua thoá vị nhường ngôi.
Người Pháp đặt hoàng tử Vĩnh San, lúc đó mới 8 tuổi, lên ngôi lấy vương hiệu là Duy Tân.
Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng Pháp sợ Vua khó sai khiến nên phải tìm chọn một người nhỏ tuổi. Nhưng rồi người Pháp thấy;họ đã nhầm…
Duy Tân dù nhỏ tuổi nhưng đã là “cậu bé” thông minh và có chí khí.
Lưu ý: Ảnh vua Duy Tân và Ảnh vua Thành Thái với Mũ miện vương triều rất giống nhau, tránh nhầm lẫn
Chữ trên ảnh:
Đại nam Duy Tân Hoàng đế
Ngay sau lễ Tôn Vương một ngày (5-9-1907), vua Duy Tân đã tỏ ra không hề nhút nhát sợ Tây, ông tiếp quan toàn quyền Ðông Dương thẳng bằng tiếng Pháp
Năm 1908, ở Trung Kỳ phong trào Duy Tân dân chúng nổi lên xin xâu, chống thuế, bị đàn áp dữ dội.
Lúc đó vua Duy Tân mới 9 tuổi, mà đã phán với đình thần rằng: "Nếu trong nước hay có loạn là vì nhân dân bị thiếu thốn…
Vua Duy Tân chuẩn bị xuất cung
Năm Vua Duy Tân 13 tuổi, ông lục xem những văn bản hiệp ước mà Triều Nguyễn đã ký với Pháp.
Ông cảm thấy việc thi hành các điều khoản hiệp ước ấy của người Pháp không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký
Sau đó vua Duy Tân tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng bị Triều đình (do Pháp khống chế) ngăn cản, nên không thành.
Thượng thư Nguyễn Hữu Bài
Ý đồ khởi nghĩa
Mùa hè năm 1915 vua Duy Tân ra cửa Tùng liên lạc với các ông Trần Cao Vân và Thái Phiên cùng mưu đồ khởi nghĩa đánh Pháp, nhưng không ngờ ngày vua xuất thành (3-5-1916) để làm cách mạng thì có người phản bội đi báo Tây, 2 ngày sau vua Duy Tân bị bắt.
4 ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Ðề và Nguyễn Văn Siêu đều bị xử chém còn vua Duy Tân thì bị đày đi đảo Réunion cùng với vua Thành Thái (1919).
Ông Trần Cao Vân
Thời gian bị đi đày
Vua Duy Tân đang cùng nghe radio với các bạn.
Vua Duy Tân mặc dù bị đày nhưng vẫn thiết tha với quê hương, ông vẫn tìm nghe tin tức thế giới và đất nước quê nhà.
Thời gian bị đi đày
Những ngaỳ Duy Tân sống trên đảo La Réunion (Pháp) 1935 - Ảnh: Tiến Long chụp lại
Thời gian bị đi đày
Vua Duy Tân bị đày, nhưng không dựa vào tiền của Pháp mà tự mở xưởng cơ khí giúp dân địa phương. Ông thường tập thể thao, cưỡi ngưa... còn có tài chơi đàn violin rất hay
Thời gian bị đi đày
Vua Duy Tân trong một cuộc mit-tinh ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp ( do Đảng CS Pháp tổ chức) năm 1936 tại đảo Réunion
Trong thế chiến II,nhiều ngừơi Việt bị đưa sang Pháp
Ngày 28-11-1942, vua Duy Tân tình nguyện nhập ngũ, làm điện báo viên trên chiến hạm `Lesopard` - Ảnh: Tiến Long chụp lại
Duy Tân đã có dịp sang Pháp gặp Tướng De Gaulle (1945) và được ông nầy hứa là sang năm sẽ đích thân đưa Vua về Việt Nam để trở lên ngôi mặc cho bộ Thuộc địa phản đối. Nhưng rất tiếc chiếc phi cơ chở ông trên đường từ Pháp về đảo để thăm vua cha và gia đình đã bị rớt, không ai sống sót (tháng 12 năm 1945)
Di ảnh vua Duy Tân
Về với quê hương đất Việt
Di hài vua Duy Tân tại châu Phi được chuẩn bị đưa về nước - Ảnh: Tiến Long chụp lại
Hài cốt Vua Duy Tân được đưa trở về Huế sau 71 năm xa cách quê hương - Ảnh: Tiến Long chụp lại
Về với quê hương đất Việt
Mộ vua Duy Tân tại An Lăng. Di hài của cựu hoàng Duy Tân được
đưa về cải táng tại Huế vào ngày 6-4-1987. Ảnh: THÁI LỘC
Bộ tư liệu gồm 24 bức ảnh ghi lại cuộc đời của vua Duy Tân từ khi mới lên ngôi cho đến những hình ảnh về ngôi mộ; lễ cải táng ông từ châu Phi để đem về chôn cất tại Việt Nam.
Nhiều nhất vẫn là những hình ảnh về hoạt động, sinh hoạt của vị vua này thời gian bị đày tại đảo La Réunion (Pháp).
Những bức ảnh quý trên do chính tay người con trai thứ 3 của vua Duy Tân là Nguyễn Phước Bảo Vàng sưu tầm.
Ngoài ra là ảnh tại Bảo tàng Huế và Bảo tàng QG
----------------------------------------------------------
NST & biên soan PHH 11-2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)