VŨ TRỤ _HS_NHC_thuyết trình _PPT

Chia sẻ bởi Vinhbuu Dangcong | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: VŨ TRỤ _HS_NHC_thuyết trình _PPT thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Thiên hà của chúng ta
NGÂN HÀ
Dải Ngân Hà là thiên hà mà Hệ Mặt Trời nằm trong đó.
Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu về phía bắc và chòm sao Nam Thập Tự về phía nam
Dải Ngân hà có chỗ rộng chỗ hẹp.
Dải Ngân Hà sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã là chỗ trung tâm, chỗ phình to nhất của dải Ngân Hà.
“Sông ngân” mà chúng ta nhìn thấy chỉ là hình chiếu của Thiên Hà trên vòm trời, như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm.
Vào đầu đêm mùa hè, ta thấy dải Ngân Hà nằm trên nền trời sao theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Mặt phẳng trung tâm của dải Ngân Hà trở nên tối do một làn bụi dài.
Hình ảnh khu vực trung tâm của dải Ngân hà
do camera hồng ngoại chụp.
Quầng sáng trong dải ngân hà
đầy ắp các dòng tinh tú
Hình ảnh khu vực trung tâm của dải Ngân hà
do camera hồng ngoại chụp.
Quầng sáng trong dải ngân hà
đầy ắp các dòng tinh tú
Ngân hà là loại thiên hà xoắn ốc, có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng và có khối lượng bằng khoảng 150 tỉ khối lượng Mặt trời.
Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa, dày khoảng 330 năm ánh sáng, chứa vài trăm tỉ ngôi sao
Ngân hà có dạng hình đĩa, phần giữa phồng to, ngoài mép dẹt.
Hình vẽ phác thảo cấu trúc
dạng xoắn ốc của Ngân hà
Dải Ngân Hà chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau chứng tỏ Hệ Mặt Trời nằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này.

Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của đĩa thiên hà Ngân Hà, trên nhánh Tráng Sĩ, cách trung tâm trên 30 nghìn năm ánh sáng và quay quanh tâm Ngân Hà với tốc độ khoảng 250 km/s
Hệ Mặt trời nằm trên mặt phẳng đi qua tâm và vuông góc với trục của ngân hà và cách tâm khoảng cở 2/3 bán kính của nó

 Giữa các sao có bụi và khí.
Phần trung tâm Ngân Hà có dạng một hình cầu dẹt, gọi là vùng lồi trung tâm (dày khoảng 15000 năm ánh sáng), được tạo bởi các sao “già”, khí và bụi.
Đường kính của Ngân hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng
Vũ trụ có hàng trăm tỉ thiên hà, các thiên hà thường cách nhau khoảng mười lần kích thước của chúng.
Các thiên hà có xu hướng hợp lại với nhau thành nhóm thiên hà (hay đám thiên hà) gồm từ vài chục đến hàng vài nghìn thiên hà.
Thiên Hà của chúng ta và các thiên hà lân cận khác thuộc về nhóm thiên hà địa phương, gồm khoảng 20 thành viên, chiếm một thể tích không gian có đường kính gần một triệu năm ánh sáng.

Nhóm thiên hà địa phương bị chi phối chủ yếu bởi ba thiên hà xoắn ốc lớn: Tiên Nữ, Thiên Hà, Tam giác.
Thiên hà Tiên Nữ (hay Tinh vân Tiên Nữ, kí hiệu M31 hay NGC224), là thành viên có khối lượng tương đương với khối lượng của Ngân Hà (bằng khoảng 200 tỉ khối lượng Mặt Trời).
+Ngân Hà (Milky Way)
+Thiên hà Tam giác, kí hiệu M33.
Các thành viên còn lại của Nhóm là các thiên hà elip và các thiên hà không định hình tí hon với khối lượng nhỏ hơn nhiều.
Một số thiên hà của nhóm địa phương đã được phát hiện nhờ sự bức xạ vô tuyến của chúng.
Khoảng năm chục nhóm nhỏ các thiên hà đã được phát hiện ở xung quanh Nhóm thiên hà địa phương.
Ở khoảng cách cỡ 50 triệu năm ánh sáng, là Nhóm Trinh Nữ (Virgo) chứa hàng nghìn thiên hà trải rộng trên bầu trời trong chòm sao Trinh Nữ.
Các nhóm thiên hà tập hợp thành Siêu nhóm thiên hà hay Đại thiên hà.
VD: Siêu nhóm thiên hà địa phương có tâm nằm ở nhóm Trinh Nữ và chứa tất cả các nhóm bao quanh, trong đó có Nhóm thiên hà địa phương chúng ta.
Các đốm sáng đó không phải là các ngôi sao mà là một vùng bức xạ năng lượng rất mạnh từ các thiên hà cực xa, đó chính là quasar.
Quasar (viết tắt của tên tiếng Anh: quasi-stellar object)
có nghĩa là vật thể giống sao,
là thiên thể cực xa và cực sáng, với dịch chuyển đỏ rất lớn đặc trưng.
Quasar được phát hiện vào những năm 1960, là một loại thiên thể ở xa bên ngoài dải Ngân Hà, có hình ảnh không trải rộng ra như hình ảnh của một thiên hà mà có dạng gần tròn, làm ta liên tưởng tới các ngôi sao thông thường trong dải Ngân Hà.
Mặc dù các quaza hiện ra như những vật thể rất mờ trên bầu trời, nhưng thực tế, chúng sáng gấp hàng ngàn lần các thiên hà sáng và thuộc vào loại những thiên thể sáng nhất trong vũ trụ.
Các quaza là những nguồn phát tia X và sóng vô tuyến điện rất mạnh.
Điều khá kì lạ là công suất phát xạ của các quaza lớn đến mức mà người ta cho rằng các phản ứng nhiệt hạch không đủ để cung cấp năng lượng cho quá trình phát xạ này.
Hình vẽ quasar GB1508
3C 279
3C 273
quasar QSO
1229+204
Kết luận: Quaza là một loại cấu trúc mới (không phải là thiên hà cũng không phải là sao, có thể gọi là chuẩn sao), nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường tia X và sóng vô tuyến, phát sáng gấp hàng ngàn lần các thiên hà sáng.
Ở khoảng cách càng xa Thiên Hà của chúng ta thì mật độ quaza càng lớn. Sự kiện này được dùng làm cơ sở thực nghiệm cho thuyết Big Bang
Vũ trụ đang nở hiện nay, theo nhà vật lý Mỹ gốc Nga G. Gamow trong một số công trình trong thời gian 1946 -1948 cùng với các cộng sự, là kết quả của sự nổ tung của một khối vật chất (chính là toàn bộ vũ trụ ngày nay) trong một thể tích vô cùng nhỏ gần như một điểm.
Thuyết Big Bang do George Gamow đề ra năm 1948:
Vũ trụ đã khởi đầu cách đây 15 tỉ năm bằng 1 vụ nổ lớn đã tạo ra vật chất của các vì sao, các hành tinh và các thiên hà. Từ đó đến nay vũ trụ liên tục giãn nở ra.
Vậy có nghĩa là trước sự kiện big bang chưa hề có vũ trụ, tất cả chỉ là một khối vật chất hỗn loạn có khối lượng riêng và nhiệt độ cực lớn.
Gia tốc giãn nở của vũ trụ sẽ giảm dần trong khoảng 10-15 tỷ năm nữa đến một thời điểm gia tốc đó không còn đủ lớn đẻ chống lại hấp dẫn giữa các vật thể trong vũ trụ.
Lực hấp dẫn sẽ thay sự nở ra của vũ trụ bằng sự co lại.
Các Thiên Hà chạy lại gần nhau hơn làm mật độ vật chất tăng dần. Vũ trụ tương lai sẽ đậm đặc dần và tại một kích thước đủ nhỏ, tất cả vật chất sẽ cùng rơi vào một cuộc sụp đổ vĩ đại (như trước khi BigBang bùng phát).
Nếu vũ trụ là phẳng thì có thể coi như mọi việc sẽ tiếp tục diễn biến như hiện nay, kích thước vũ trụ tăng chậm và nó có vẻ hơi giống với một vũ trụ tĩnh định mà trước đây nhiều người từng tin tưởng.
Và như vậy thì thời gian sẽ là dài vô tận. Nó có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc.
Những quan sát tỉ mỉ nhất vào những năm cuối cùng của thế kỉ 20 đã khẳng định rằng vũ trụ đang giãn nở với gia tốc hết sức nhanh, nhanh hơn bao giờ hết. Nó sẽ giãn nở mạnh mẽ như thế và hơn thế nữa.
Điều đó khẳng định, vũ trụ là mở, nó sẽ dãn nở nhanh dần mãi mãi!
Big Bang bắt đầu từ một điểm kỳ dị có mật độ vật chất và nhiệt độ lớn vô hạn tại một thời điểm hữu hạn trong quá khứ
VÕ THỊ KIM HUYÊN
DƯƠNG THỊ HOÀNG ANH
THÁI THỊ THANH TUYỀN
MAI ANH TẦNG
NGUYỄN ANH KHOA
KIỀU VĂN TUYẾN
PHẠM VĂN THUÂN
TRẦN THỊ TUYẾT MAI
NGUYỄN XUÂN THU TRANG
TRƯƠNG THỊ THU THUỶ
TỐNG THỊ THUỲ VINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vinhbuu Dangcong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)