VŨ TRỤ CỦA CHÚNG TA.ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 22/10/2018 | 85

Chia sẻ tài liệu: VŨ TRỤ CỦA CHÚNG TA.ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

VŨ TRỤ QUANH TA
Giới thiệu những hình ảnh mới nhất về những thiên thể gần gũi với chúng ta.
(Bổ sung vào những tư liệu về Vũ trụ)
1/ NHẬT THỰC VÀ MẶT TRỜI
Nhật thực toàn phần là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Mặt trời và Trái đất.
Bóng mặt trăng che gần hết Mặt trời gây ra hình ảnh này và hiểm khi chớp chụp được
Nhật hoa tuyệt vời
Pha toàn phần, như trong bản rọi ghép hai ảnh chụp riêng này cho thấy, xảy ra khi cái bóng của Mặt trăng che khuất hoàn toàn đĩa Mặt trời, chỉ còn lại lớp bên ngoài của nó (nhật hoa) là có thể nhìn thấy được. Bức ảnh nhật thực này được chụp ở Thổ Nhĩ Kì vào tháng 3 năm 2006.
Mặt trời
nổi giận
Khi Mặt trời thịnh nộ, nó phát ra những dòng hạt năng lượng cao có thể gây ra hiện tượng cực quang trên Trái đất và có thể làm gián đoạn hệ thống điện thoại.,
Bức ảnh Chụp bằng ánh sáng tử ngoại miêu tả bầu khí quyển xoáy cuộn của Mặt trời, nơi các vòng xoáy liên tục làm biến thiên các vùng năng lượng và từ trường gây ra “thời tiết vũ trụ”.
Ảnh chụp cận cảnh này của một trong nhiều cơn bão trên Mặt trời
TAI LỬA MẶT TRỜI
Mặt trời-ba mươi phút hôm 7 tháng 6 năm 2011.
Bạn có thể thấy một “tai lửa mặt trời” cỡ trung bình (vùng sáng trắng trong bức ảnh trên cùng) và một vòi phun vật chất khổng lồ từ Mặt trời (phần màu sậm). Một cái thùy lớn gồm các hạt vật chất mọc lên hình nấm rồi rơi trở lại Mặt trời. Đài thiên văn Động lực học Mặt trời (SDO) của NASA đã ghi được các bức ảnh trong những vùng năng lượng cao nhất của ánh sáng tử ngoại.
VẾT ĐEN MẶT TRỜI
Đài thiên văn Mặt trời và Nhật quyển (SOHO) của NASA/ESA đã ghi lại được vụ phun trào khủng khiếp từ vết đen mặt trời này, nó thổi những hạt năng lượng cao đi tới Trái đất khoảng 48 giờ sau đó. Những sự kiện như vậy có thể làm gián đoạn hệ thống viễn thông qua vệ tinh, nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng cực quang đẹp mê say mà một số cư dân địa cầu ở những vĩ độ cao phía bắc và phía nam may mắn được chiêm ngưỡng.
MẶT TRỜI TRONG VÙNG PHỔ HYDROGEN-ALPHA
Nhìn vào Mặt trời dưới ánh sáng phát xạ của các nguyên tử H2 (một phần nhỏ của ánh sáng “nhìn thấy”), chúng ta thấy một góc nhìn kịch tính của ngôi sao quê nhà của chúng ta. Chỉ những phun trào từ bề mặt của Mặt trời và các cung khí có thể được nhìn thấy. Các sọc tối là những cột khí nhìn từ trên xuống. Tại góc dưới ở giữa của ảnh, những vệt tối hơn có thể được nhìn thấy. Đây là các vết đen mặt trời, những chỗ bị nén ép trên bề mặt do từ trường phức tạp của Mặt trời gây ra.
2/ Mặt Trăng & Nguyệt thực
NGUYỆT THỰC
Khi Mặt trăng đi vào cái bóng của Trái đất, như loạt ảnh phơi sáng này cho thấy, hiện tượng xảy ra được gọi là nguyệt thực. Trong lúc nguyệt thực, ánh sáng – chủ yếu là ánh sáng đỏ – bị bẻ cong bởi khí quyển của Trái đất, chỉ cho phép phần màu đỏ của ánh sáng mặt trời đi tới Mặt trăng. Ánh sáng bị lọc màu này phản xạ trở lại Trái đất, làm cho Mặt trăng trông có màu đỏ.
TRĂNG RẰM
Mặt trăng rằm lung linh tỏa sáng bầu trời đêm hàng tháng. Các nhà khoa học cho rằng bản thân Mặt trăng đã được hình thành sau một vụ va chạm dữ dội giữa một tiểu hành tinh với Trái đất xảy ra hàng tỉ năm về trước.
Phía trước Mặt trăng
Diện mạo mặt trăng là một kết hợp gồm những cao nguyên sáng và những vùng “biển” tối đã có thời chứa đầy dung nham, cả hai đều bộc lộ vết tích của những hố va chạm lớn và những tia vật chất bị bắn vọt ra ngoài.
PHÍA TỐI CỦA MẶT TRĂNG
Do Mặt trăng luôn hướng một bán cầu về phía Trái đất, cho nên con người phải chờ đến năm 1959 thì một phi thuyền vũ trụ của Nga mới chụp được bức ảnh đầu tiên của phía bên kia (hay “phía tối”) của mặt trăng. Bức ảnh này của phía bên kia của Mặt trăng được ghép từ hơn 15.000 ảnh chụp riêng do Camera Tàu Quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA thực hiện từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 2 năm 2011.
MỘT LOẠI ÁNH SÁNG LẠ TỪ MẶT TRĂNG
Tia X là do những vật rất nóng hoặc năng lượng rất cao phát ra. Tuy Mặt trăng lạnh lẽo không giải phóng bất kì lượng nhiệt nào nhưng khi ánh sáng từ Mặt trời được phản xạ trên Mặt trăng, nó cho chúng ta biết có cái gì trên bề mặt chị Hằng của chúng ta. Bức ảnh tia X này (bên phải) do Đài thiên văn tia X Chandra của NASA chụp phần sáng của Mặt trăng cho thấy các nguyên tử oxygen, magnesium, nhôm, và silicon được sinh ra khi tia X mặt trời bắn phá bề mặt chị Hằng.
3. SAO HỎA & SAO KIM
Hình ảnh màu tự nhiên tuyệt đẹp chụp sao Thổ cùng vành đai của nó, phía sau là trái đất (Earth), sao Hỏa (Mars) và sao Kim (Venus) - (Ảnh: NASA)
Sao Hỏa đi giật lùi ?
Bức ảnh trên gồm một loạt ảnh chụp kĩ thuật số chồng lên nhau sao cho ảnh của tất cả các ngôi sao đều trùng nhau. Ở đây, Hỏa tinh có vẻ vạch nên một nút thòng lọng trên bầu trời. Tại chính giữa của vòng thắt, Trái đất đi qua Hỏa tinh và chuyển động đi ngược là cao nhất. Chuyển động đi ngược còn có thể nhìn thấy từ những hành tinh khác thuộc hệ mặt trời.
Đa phần chuyển động biểu kiến của Hỏa tinh trên bầu trời của Trái đất là theo một chiều, chậm nhưng đều ở phía trước của các ngôi sao ở xa. Tuy nhiên trong lần đi qua gần đây nhất hồi cuối năm ngoái và đầu năm 2013, Hỏa tinh bình dị, to lù lù, và sáng rỡ. Cũng trong thời gian này, Hỏa tinh dường như đi giật lùi trên bầu trời, hiện tượng gọi là chuyển động ngược.
Bình minh trên sao Hỏa
Bề mặt Sao Hỏa hiện ra
Bình minh trên
sao Hỏa
Núi và miệng núi lửa trên Sao Hỏa
Bình minh trên sao Hỏa
Thung lũng và những
“Biển chết”
KHI KIM TINH ĐI QUA
Kim tinh quen thuộc nhất với chúng ta với đốm sáng rực rỡ nhất trên bầu trời ngay sau hoàng hôn và trước bình minh.
Bức ảnh chụp phơi sáng này cho thấy Kim tinh trong khoảng thời gian 5 giờ khi nó đi qua giữa Trái đất và Mặt trời vào năm 2004.
Các lần đi qua xảy ra theo cặp cách nhau tám năm, nhưng mỗi cặp chỉ xảy ra một lần trong một đời người. Những lần đi qua gần đây nhất là vào năm 2004 và vào tháng 6 năm 2012. Nếu bạn đã bỏ lỡ lần đi qua mới đây nhất, thì bạn sẽ phải chờ đến năm 2117 và 2125.
Thay lời kết
Chúng ta hoàn toàn có thể mơ ước một ngày nào đó được bay vào vũ trụ như các “Phi hành gia” này
Song, hiện tại với điều kiện của Khoa học và túi tiền của mình ta tạm hìa lòng với những thông tin mà các nhà KH cung cấp như trên.
--------------------------------------------------------
PHH sưu tầm – Nguồn “thuvienvatly” 1 - 2014
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)