Vu trong phung

Chia sẻ bởi Huỳnh Vĩnh Lộc | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: vu trong phung thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC
HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ Ý THỨC SÁNG TÁC
Xã hội Việt Nam ở giai đoạn này có hai cảnh hoàn toàn trái ngược nhau:
Một mặt giai cấp cần lao, nhân dân lao động nghèo khổ ngày càng cơ cực, kiệt quệ.
Một mặt tầng lớp thống trị của xã hội ra sức làm giàu trong dịp khủng hoảng kinh tế bằng việc đầu cơ, tích lũy, cho vay bỗng nổi dậy ăn chơi xa xỉ đến cùng độ, hưởng lạc đến điên cuồng.
 Mâu thuẫn xã hội
Cơ sở xã hội

Trong những năm 30, nhiều hiện tượng văn học xảy ra dồn dập, đặc biệt là sự ra đời của các thế hệ nhà văn mới có tư tưởng cấp tiến: hoài nghi các giá trị cổ truyền, muốn đặt lại nhiều vấn đề liên quan đến con người, đến xã hội.
Một số nhà văn mới ra đời với các tác phẩm mang nội dung hiện thực phê phán như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao…
Ông là một trong những người tiên phong, mạnh tay trong việc phanh phui, tố giác, đánh cho nó gục ngã, tiêu tan cái ma quái, đểu cáng, giả dối đang tồn tại một cách đàng hoàng có vai vế trong xã hội.
Ngòi bút ông đã chỉ tận mắt cho ta thấy những cái không nên tin, những điều không nên theo, vạch trần cái thối nát của xã hội và của những con người sống trong nó.
Sức khỏe yếu kém nhưng ông làm việc dường như không biết mệt mỏi: từ phóng sự cho đến tiểu thuyết, ông tỏ ra hết sức kiên định và đặc biệt xông xáo. Ngòi bút của ông chẳng bao giờ chịu để khô mực và không chút chùng tay.
Ý thức sáng tác
Quan niệm “ tiểu thuyết là sự thực ở đời” mang nội dung hiện thực sâu sắc, diễn đạt cô đọng mà hàm súc, ngắn gọn mà thiết thực, không lí luận nhiều lời mà có tính thuyết phục. Chính chất phóng sự, tính thời sự trong tiểu thuyết mới dung chứa chủ đề, nội dung đấu tranh tố cáo một cách trực diện và hiệu quả. Đây chính là quan niệm về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG
Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không hướng đến những cái xa rời thực tế, thoát li ra bên ngoài cuộc sống. Nó chính là cuộc sống đang diễn ra từng ngày, từng giờ, mang đậm tính thời sự nóng hổi.
VD: Giông tố, Vỡ đê là bức vẽ đầy đủ đường nét chi tiết, chân thật đời sống người dân dưới thời nô lệ. Số đỏ, Làm đĩ, Trúng số độc đắc là một nét vẽ khác xuất thần làm bật lên những vết thương rướm máu của cái xã hội, bên ngoài được che phủ bởi một lớp sơn văn minh Âu hóa. Dứt tình, Lấy nhau vì tình lại là một đường cày tâm lí khơi mở tâm hồn, nhận thức về phương diện tình yêu hôn nhân.”

Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không chỉ có một mảng, một khía cạnh, một xã hội khu biệt thành thị hay nông thôn mà là bức tranh toàn cảnh. Nhân vật của ông đủ mọi hạng người: tốt có, xấu có, Tây có, ta có, quan lại có, thường dân có, bọn đầu trân mặt ngựa có và cũng không thiếu những người đạo đức, lương tri.
Từ nhân vật đến sự kiện, từ lời ăn tiếng nói đến cách ứng xử giao tiếp, ở bất cứ nhân vật nào, bất cứ ở đâu trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ta cũng thấy đó là những chuyện thường ngày. Phải chăng ông đã tiểu thuyết hóa cái hiện thực đời thường để nó trở thành những điển hình không chỉ có ở thời đại ông mà là những điển hình bất hủ. Ông là nhà văn gắn liền đời sống với tác phẩm và từ tác phẩm phát đi những tín hiệu riêng biệt của ông trước cuộc đời.

Vũ Trọng Phụng xông pha mọi ngóc ngách của xã hội để phanh phui, tố giác, lột mặt nạ cho bằng hết những cái bất nhân, tàn nhẫn, giả dối điêu ngoa, những che đậy làm trò của cái xã hội bịp
Văn chương của ông là văn chương dấn thân, nhập cuộc và đấu tranh. Đấu tranh chống lại thế lực thống trị xã hội đương thời đại diện cho giai cấp bóc lột gian ác và đầy tội lỗi, kẻ thù của nhân dân lao động. Ông cũng mạnh tay đã phá, công kích vào những trò được mệnh danh là văn minh, là tiến bộ nhưng thật ra đó là âm mưu đầu độc ,làm băng hoại xã hội của bọn thực dân phong kiến như trò khiêu vũ, tự do luyến ái, tự do kết hôn, phụ nữ tân thời,…
Ngòi bút luôn trung thành với quan niệm nghệ thuật nên trong bất cứ tác phẩm nào, ở thể loại nào của ông cũng ngầm chứa nội dung đấu tranh, đánh đổ xóa bỏ những cái chướng tai gai mắt ấy. Đồng thời, bênh vực quyền lợi cho kẻ yếu đuối, kẻ bị đày đọa, kêu đòi công lí, bảo vệ tự do, nhân phẩm và quyền làm người.
Bức tranh xã hội Việt Nam trước năm 1945 được khắc họa khá rõ nét trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là thứ tiểu thuyết nhằm phanh phui cái xấu, cái ác đang diễn ra trước mắt
Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng còn là nỗi đau đời và lòng thương xót của chính tác giả. Đằng sau những trang viết của ông là tấm lòng sự đồng cảm thương cảm trước bao nỗi khổ đau của đồng loại thấp cổ bé họng, oan kiêu thấu trời, căm hờn, tủi nhục chỉ biết nín nhịn để giữ thân.
Một điều không thể thiếu trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng mà ai cũng có thể nhân ra chính là sự châm biếm, đã kích.
NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG
Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG
Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng chủ yếu được xây dựng dựa trên hai loại cốt truyện: cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lí.
Cốt truyện sự kiện: là sự vận động xung quanh các sự kiện, biến cố, những vấn đề nóng bỏng, bức xúc của xã hội.
Vd: Trong Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ các sự kiện chồng lên nhau, các biến cố liên tiếp xảy ra. Trong Số đỏ, vấn đề Âu hóa được khai thác khá sâu sắc trong truyện
Cốt truyện xung đột: các sự kiện được xây dựng trên cái nền của những xung đột, đối kháng mãnh liệt, gay gắt. Xung đột là hạt nhân cấu trúc của truyện. Vũ Trọng Phụng cũng hiện đại hóa tiểu thuyết theo hướng triển khai năng động các tính cách đầy mâu thuẫn của nhân vật và cho nó phát triển thêm như một nhân tố tạo dựng làm thay đổi mọi sự kiện
Cốt truyện tâm lí
Ông lấy tâm lí nhân vật để khắc họa tính cách của họ. đời sống của nhân vật là đời sống nội tâm, hoạt động của nhân vật là hoạt động tâm lí.
Tâm lí nhân vật được mổ xẻ một cách tỉ mỉ. Đôi khi nhân vật tự cật vấn, tra xét lương tâm, tự kết án để rồi thương thân trách phận vì bị đẩy vào con đường xấu xa, dơ bẩn.
VD: Trong Trúng số độc đắc Tâm lí nhân vật không đứng yên mà luôn dao động, thay đổi, diễn biến mau lẹ, thất thường, tưởng chừng như nhân vật không có cá tính nhưng thật ra đó là cá tính mạnh chính là sự biến đổi tâm lí, phụ thuộc hẳn vào uy lực của đồng tiền.

Trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thường sử dụng những tình huống, tai biến, xì-căng-đan. Nó giúp nhà văn bộc lộ tính cách nhân vật, hàm chứa những khả năng khác không đơn nhất, cá biệt. Đọc tác phẩm Vũ Trọng Phụng ta thường bắt gặp các tình huống như: tình huống phi lí, tình huống xung đột, tình huông ngẫu nhiên…
Tình huống phi lý
Trong Số đỏ tình huống phi lí có mật độ dày hơn cả với nhiều cách thể hiện: con người phi lí, sự kiện phi lí, cảnh tượng phi lí,…
 Phơi bày bộ mặt thật của cái xã hội đảo lộn, thô bỉ, bịp bợm và bất lương.
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
Tình huống xung đột
Các tình huống đến cao trào để nổ ra những xung đột, những xung đột mang đầy kịch tính, gây nên những màn bi hài độc đáo.
VD: ở Giông tố, Vỡ đê những xung đột xã hội, trong Trúng số độc đắc, Làm đĩ những xung đột gia đình.
Tình huống ngẫu nhiên
Số đỏ là một chuỗi sự kiện ngẫu nhiên tiếp nối, gây bất ngờ lí thú, gây ngạc nhiên, tạo nên hứng thú thẫm mĩ cho người đọc. Cái ngẫu nhiên là cái giăng sẵn, nhân vật không chủ động quyết định số phận của mình. Ngẫu nhiên cuộc đời Xuân Tóc Đỏ leo lên nấc thang cao nhất của xã hội.
Nhân vật của Vũ Trọng Phụng gồm đủ thành phần, giai cấp, đủ giới, đủ hạng người, đủ phái tính, đủ độ tuổi. Về số lượng nhân vật thì tác phẩm của ông có đến hàng trăm, thậm chí là vài trăm nhân vật.
Ông nhắc đến 11 hạng người được trở thành nhân vật trọng tiểu thuyết của mình trong bài Để đáp lại báo ngày nay:dâm hay không dâm? : “riêng tôi, xã hội này, tôi chỉ thấy là khốn nạn, quan lại tham nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là cái câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột. Lạc quan được, cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xã hội chó đểu này là hay ho tốt đẹp, rồi ngồi đánh phấn bôi môi hình quả tim để đi đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ý tôi thế là giả dối, là bi mình lừa mình và di họa cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thực.”
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Ông miêu tả khắc họa nhân vật dựa trên việc miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả tính cách, miêu tả hành động của nhân vật.
Phần lớn, miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết đều được thể hiện dưới mắt nhìn của nhân vật khác.
VD: Giông tố tả Mịch, Tuyết, Vạn Tóc Mai qua Long, Nghị Hách qua nhân vật đám đông và nhiều nhân vật khác. Vỡ đê tả tên cai, cán công chánh, lục sự, cạp qua nhân vật Phú. Số đỏ tả Xuân Tóc Đỏ qua thầy số. Làm đĩ tả Kim qua Huyền. Trúng số độc đắc tả cô của Tấn qua Phúc.
Tác giả trao ngòi bút cho nhân vật, khiến cho nhân vật không chỉ được nhìn từ một phía mà từ nhiều phía khác nhau, tránh sự miêu tả chủ quan với một thái độ, một giọng điệu của người kể chuyện sang lối miêu tả khách quan, đa phong cách.
Thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng cũng đi theo hướng tả những nét ngoại hình: đôi mắt, đôi má, cặp môi, mái tóc,…
Đôi mắt của Tuyết thì “phơn phớt xanh lúc sáng, đen đen lúc chiều”. Với loại người lòng lang dạ thú, độc ác, nham hiểm thì lòng đen ít lòng trắng nhiều. Đôi má thì “cái má nổi bành bạnh”. Cặp môi của Tuyết được tác giả tả tẩm mẩn tỉ mỉ tô vẽ như một công trình nghệ thuật : “môi trên như một cánh vòng cung, môi dưới thuôn thuôn như một nét vẽ”. Những dáng người rất đặc trưng, thấp và đậm, to béo “cả người nặng ra ít nhất cũng 70 cân” như Phó Đoan. Nghị Hách thì “thân hình vạm vỡ, hơi lùn,….”
Từ khuôn mặt, hình dáng nhân vật đi kèm với hành vi, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, nói năng…mở ra cho người đọc góc nhìn vào thế giới bên trong của nhân vật
Vũ Trọng Phụng bên cạnh ngoại hình, ông còn lồng vào sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, hoặc ít nhiều chi tiết bổ sung khác như lối trang điểm, phục sức,…
Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình
Ở ông miêu tả nội tâm nhân vật có nhiều hình thức: hồi tưởng, đối thoại ngầm, độc thoại nội tâm, trữ tình ngoại đề v.v…Biểu hiện dưới nhiều dạng như ám ảnh, hoài niệm, liên tưởng, quan niệm, ấn tượng, hoài nghi, sám hối, thế giới tâm linh,…Nhân vật ít khi nhìn về phía trước mà thường quay lui về quá khứ với những ám ảnh.
Mịch không quên được cuộc hiếp dâm trên chiếc xe hòm của Nghị Hách, xuống ao vớt bèo cũng để ống quần dài vì: “hình như để lộ đùi ra thì lại sẽ có người thừa cơ hãm hiếp nữa”.
Long thì không thôi dằn vặt với những câu hỏi không lời đáp “tại sao Mịch lại cầm của Nghị Hách cái giấy bạc 5 đồng? Tại sao Mịch lại để cho lão dụ vào trong xe hơi? Có thật Nghị Hách hiếp không? Có phải Mịch chửa chỉ vì Nghị Hách hay không? Ấy đó những câu hỏi cứ mãi làm khổ mãi Long”.
Xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm
Độc thoại nội tâm được Vũ Trọng Phụng sử dụng khá phổ biến trong tiểu thuyết. Nội tâm nhân vật là tiếng nói đa âm, đa cảm của thực trạng xã hội đảo điên,trò đời đổi trắng thay đen
Vũ Trọng Phụng không xây dựng những mẫu người lí tưởng mà phản ánh, tái hiện những con người mang bản chất người. Tính cách của nhân vật luôn thay đổi, bị tác động, chi phối của hoàn cảnh, của môi trường xã hội, của môi trường xung quanh.
Mịch vô tư trong trắng, khả ái trong vai cô thôn nữ làng Quỳnh Thôn nhưng khi đã bước chân vào nhà Nghị Hách thì trở thành một dâm phụ “không còn một tí gì là cô thôn nữ thuở trước nữa, vì mảnh hồn ngây thơ trong sạch đã bị cảnh ngộ giết chết mất rồi”. Long, một thiếu niên có học, có chí, biết tự trọng, nhân cách vào bậc thượng lưu, tư tưởng nữa nhưng một khi đã là thành viên của gia đình Nghị Hách thì trở nên một tay ăn chơi sa đọa để cuối cùng phải tự tử. Phúc với bao nhiêu hoài vọng giúp đời, lo đời, cứu đời vì trúng số mười vạn mà trở nên ki bo, bủn xỉn, vị kỉ sống chỉ biết cho mình.
Xây dựng nhân vật qua miêu tả tính cách
Tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng có sự vận động không ngừng, biến đổi cùng hoàn cảnh. Nhân vật gần cuộc đời, tính cách logic nhân vật cũng gần với logic hiện thực. ở Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan tính cách dâm, đểu được thể hiện ngay từ đầu nhưng cái dâm, cái đểu ở mỗi giai đoạn lại khác nhau, giai đoạn sau cao hơn, siêu hơn.
Nhân vật của Vũ Trọng Phụng phân chia thành từng nhóm tính cách đại diện cho từng kiểu loại người. Tính cách nhân vật của ông có những nét cốt lõi nhưng không đơn giản mà khá phức tạp, mâu thuẫn thống nhất mà đa dạng, đa dạng mà thống nhất: Long, Phúc vừa mang tính cách của một tri thức, có tư cách, biết suy nghĩ đúng đắn nhưng cũng là kẻ ăn chơi trác tán. Mịch là một thiếu nữ đáng yêu nhưng cũng là loại đàn bà dâm đãng đáng ghét…
Đó thường là những hành động dứt khoát, nhanh, gọn, rạch ròi, dồn dập.
Việc sử dụng xe hơi để di chuyển thường được mô tả “hết tốc lực”, “chạy phăng phăng”, “mở đến số 60”, “văng đi như gió” bổ sung phần hoạt động gấp gáp vội vàng của nhân vật.
Hành động là sự bộc lộ tính cách suy nghĩ, nội tâm bên trong nhân vật.
Trong Trúng số độc đắc hành động của Phúc phát sinh từ lòng căn phẫn, sự trả thù, trả thù những kẻ trước đây đối xử không tốt với mình, khinh rẻ, chế giễu, miệt thị mình. Hành động của Phúc là sự bộc lộ ẩn ức tâm lí muốn thỏa cái hận trước kia.
Hành động của Hách là của tên lưu manh có hạng, gian trá, đa mưu, thâm hiểm và vô cùng bất nhân.
Hành động của Xuân là hành động rập khuôn, máy móc nhưng gặp thời mà phất lên, là cố nhập được vào xã hội thượng lưu v.v…
Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động
Vũ Trọng Phụng thường sử dụng điệp ngữ, thành ngữ, câu lửng, ngôn ngữ trào phúng để tạo ra dấu ấn phong cách riêng chỉ có trong tiểu thuyết của ông. Chỉ riêng việc sử dụng thành ngữ, điệp ngữ của ông cũng là điều rất đặc biệt
Chỉ một câu ngăn gọn đã chứa đến 3 thành ngữ : “Long chỉ mơ màng rằng Tuyết với Loan sẽ là hai cái đồ chơi của mình cho đến nhị rữa hoa tàn, cho đến liễu chán hoa chê, cho đến mưa gió tơi bời…”.
Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết
Dùng từ trái nghĩa trái ngược để châm chọc, dựng lên những hình tượng buồn cười
VD: miêu tả Phó Đoan đã tứ tuần mà ăn mặc trai lơ, người nặng nhưng khăn nhỏ xíu, cái dù tí hon, cái ví da lại khổng lồ: “một bà trạc tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn cả thiếu nữ […]cả người nặng ít nhất cũng bảy mươi cân, nhưng cái vành khăn dây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngăn ngủn có một mẩu, một tay cầm dù tí hon và cai ví da khổng lồ.” Hoặc miêu tả Nghị Hách, thân hình tương phản chiều cao , trang phục dùng những màu sắc đối nghịch: “đó là người gần năm mươi, thân hình vạm vỡ, hơi lùn, trước mặt có một cặp kính trắng gọng vàng, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ đen hình quả dưa, cái áo đen bóng một khuy. Cái quần đen sọc trắng..”.
Trào phúng cũng dựa trên cơ sở cố ý hiểu sai nghĩa của từ
VD: “thật là một triệu chứng tốt cho thể thao nước nhà, cho tương lai phụ nữ : trên rặng lưới của cái sân quần còn mới nguyên như một cô gái tân, người ta thấy một…hai…ba…bốn…cái quần, quần đùi, quần ngủ, quần ra phố, quàn ở nhà cái nào cũng bằng lụa hoặc trơn hoặc thuê đăng ten[…]
gọi là sân quần thì ai chả tưởng là để phơi quần!”.
Sử dụng một số từ mới đọc lên đã mang âm hưởng hài tiếu, châm chọc
VD: cái áo ỡm ờ, cái quần hãy chờ một phút, áo lót hạnh phúc, coóc-sê ngừng tay hoặc những bộ lời hứa, chiếm lòng, dậy thì, kiên trinh, lưỡng lự…
Ông là một cây bút tả chân, một nhà văn hiện thực phê phán kiệt xuất. Tác phẩm của ông là lăng kính phản ánh chân thực bức tranh cuộc sống đương thời. Nó như một nhân chứng, một vật chứng, một bản cáo trạng đối với chế độ thuộc địa nữa phong kiến là lời kêu đòi phẩm giá không chỉ cho một thời mà là mọi thời. Với con mắt tinh đời, hiểu đời, với dũng khí cùng sự trách nhiệm về thiên chức của nhà văn, Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút của mình mạnh dạn phanh phui cái ác, cái xấu, cái lưu manh hóa, gian trá của xã hội tư sản hóa, Âu hóa nhố nhăng, tố cáo lũ người mê muội, những kẻ ngây thơ, những lũ người tàn nhẫn sống trên khổ đau của đồng loại.
KẾT LUẬN
Tiểu thuyết của ông quất mạnh vào cái xã hội “vô nghĩa lí”, cái con người “vô nghĩa lí” xung quanh mình. Nó vừa phản ánh sâu sắc thực trạng xã hội đương thời và cũng mang tính dự báo cao. Những vấn đề Vũ Trọng Phụng nêu ra trong tiểu thuyết của mình đến nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.
Với quan niệm nghệ thuật coi “tiểu thuyết là sự thực ở đời”, với tư tưởng nghệ thuật nhạy cảm thiên về phanh phui cái xấu, cái ác, cái rởm của xã hội. Văn chương Vũ Trọng Phụng là thứ văn chương dấn thân. Ngôn ngữ của cuộc sống tràn vào trang viết của ông. Những lời ăn, tiếng nói bỗ bả, xô bồ nơi vỉa hè, những lời giễu nhại, hài hước, bông lơn , mỉa mai, phê phán đồng loạt xuất hiện vào tác phẩm tạo nên tiếng cười đa thanh, muôn hình muôn vẻ, vừa thâm thúy , vừa chua cay, công kích, đã phá, có đập đổ mà không có xây dựng, mang giá trị tố cáo mạnh mẽ.
Với một phong cách nghệ thuật có một không hai, một kỹ thuật tả chân sắc sảo, một bút pháp mãnh liệt với những đổi mới nổi bật trong xây dựng cốt truyện, tình tiết, nhân vật, trong sử dụng ngôn ngữ, Vũ Trọng Phụng đã góp phần to lớn vào quá trình hình thành và phát triển của khuynh hướng viết tiểu thuyết hiện thực phê phán ở Việt Nam.

BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Vĩnh Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)