Võ Nguyên Giáp
Chia sẻ bởi Vương Tuấn Khải |
Ngày 27/04/2019 |
137
Chia sẻ tài liệu: Võ Nguyên Giáp thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÀI THUYẾT TRÌNH
VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
Lớp 6A1
1. Bồ Thị Bích Như
2. Trần Minh Thùy
3. Lê Thị Mai Phương
4. Nguyễn Lê Thúy Tiên
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Một số hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu - liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và vợ - bà Đặng Bích Hà thời trẻ
Vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cháu nội Võ Thành Trung
TIỂU SỬ VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Vốn là một giáo viên dạy sử , ông trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia:
- Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
- Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
- Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
- Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
- Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
- Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
- Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
- Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)
Ngày 24 tháng 9 năm 2009 ông nhập viện Quân y 108 và nằm điều trị tại đây.
18h 09’ phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vĩnh biệt chúng ta.
Nhà nước Việt Nam ra thông cáo đặc biệt thông báo Võ Nguyên Giáp từ trần và tổ chức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013.
Đã có hàng vạn người hàng ngày xếp hàng vào viếng tại tư gia số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.
Khoảng 100 đoàn quốc tế viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Việt Nam.
2 ngày đầu tiên đã có hơn 14.000 người viếng và ngày 8/10 sơ bộ có khoảng hơn 20.000 người vào viếng. Như vậy, đã có khoảng hơn 3,4 vạn người vào viếng Đại tướng.
7h sáng 13/10 truy điệu Đại tướng, tham gia tại Hà Nội có các lãnh đạo Việt Nam Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin, thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải,... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn.
17h ngày 13 tháng 10, ông được an táng tại Quảng Trạch, Quảng Bình theo ý nguyện của ông và gia đình.
Những hình ảnh xúc động trong lễ tang lịch sử của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Một số đánh giá của thế giới về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Ông Giáp không quá nổi bật so với các tướng lãnh khác trong lịch sử, vì ông đứng cao hơn họ.” - Nhà sử học Derek Frisby
“Ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà còn là một trong những vị tướng tài năng nhất về chiến tranh nhân dân và là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại.… Nếu Karl von Clausewitz - chiến lược gia quân sự bậc thầy của nước Phổ - sống lại chắc hẳn phải kính cẩn cúi chào vị tướng này.” - Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey
“Lý do rất đơn giản...ông đánh bại không chỉ một mà hai thế lực phương Tây, đầu tiên là Pháp và sau đó là Hoa Kỳ. Cả hai đều mạnh hơn ông về quân sự, còn ông thì có rất ít phương tiện để sử dụng nhưng lại đã thành công trong việc đánh bại cả hai quốc gia này, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia mạnh nhất thế giới về quân sự từ xưa đến nay, nhưng Giáp và quân đội của ông vẫn đứng vững, và đó là lý do tại sao ông lại có vị trí cao quý như vậy.” - Fredrik Logevall, Giáo sư Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Cornell, New York
“Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử.” -Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993)
Các tác phẩm viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
Lớp 6A1
1. Bồ Thị Bích Như
2. Trần Minh Thùy
3. Lê Thị Mai Phương
4. Nguyễn Lê Thúy Tiên
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Một số hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu - liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và vợ - bà Đặng Bích Hà thời trẻ
Vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cháu nội Võ Thành Trung
TIỂU SỬ VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Vốn là một giáo viên dạy sử , ông trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia:
- Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
- Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
- Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
- Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
- Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
- Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
- Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
- Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)
Ngày 24 tháng 9 năm 2009 ông nhập viện Quân y 108 và nằm điều trị tại đây.
18h 09’ phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vĩnh biệt chúng ta.
Nhà nước Việt Nam ra thông cáo đặc biệt thông báo Võ Nguyên Giáp từ trần và tổ chức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013.
Đã có hàng vạn người hàng ngày xếp hàng vào viếng tại tư gia số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.
Khoảng 100 đoàn quốc tế viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Việt Nam.
2 ngày đầu tiên đã có hơn 14.000 người viếng và ngày 8/10 sơ bộ có khoảng hơn 20.000 người vào viếng. Như vậy, đã có khoảng hơn 3,4 vạn người vào viếng Đại tướng.
7h sáng 13/10 truy điệu Đại tướng, tham gia tại Hà Nội có các lãnh đạo Việt Nam Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin, thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải,... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn.
17h ngày 13 tháng 10, ông được an táng tại Quảng Trạch, Quảng Bình theo ý nguyện của ông và gia đình.
Những hình ảnh xúc động trong lễ tang lịch sử của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Một số đánh giá của thế giới về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Ông Giáp không quá nổi bật so với các tướng lãnh khác trong lịch sử, vì ông đứng cao hơn họ.” - Nhà sử học Derek Frisby
“Ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà còn là một trong những vị tướng tài năng nhất về chiến tranh nhân dân và là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại.… Nếu Karl von Clausewitz - chiến lược gia quân sự bậc thầy của nước Phổ - sống lại chắc hẳn phải kính cẩn cúi chào vị tướng này.” - Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey
“Lý do rất đơn giản...ông đánh bại không chỉ một mà hai thế lực phương Tây, đầu tiên là Pháp và sau đó là Hoa Kỳ. Cả hai đều mạnh hơn ông về quân sự, còn ông thì có rất ít phương tiện để sử dụng nhưng lại đã thành công trong việc đánh bại cả hai quốc gia này, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia mạnh nhất thế giới về quân sự từ xưa đến nay, nhưng Giáp và quân đội của ông vẫn đứng vững, và đó là lý do tại sao ông lại có vị trí cao quý như vậy.” - Fredrik Logevall, Giáo sư Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Cornell, New York
“Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử.” -Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993)
Các tác phẩm viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vương Tuấn Khải
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)