Võ đức
Chia sẻ bởi Mai Xuân Thượng |
Ngày 06/11/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Võ đức thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Võ đức
Võ Đức là linh hồn của võ thuật. Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm nay của giới võ thuật. Thời cổ đại "trí, nhân, dũng" gọi là ba đức, tức là "người trí không ngờ vực, người nhân không lo phiền, người dũng không sợ hãi". Võ đức cũng cần trí, nhân, dũng vậy. Mạnh Tử đề xướng "đại dũng", phản đối "tiểu dũng". Ông chủ trương võ dũng phải dùng vào việc lớn cho nước cho dân mà không cần loại dũng chỉ biết hiếu dũng đấu đá, làm theo tính khí "cái dũng của kẻ thất phu". Đủ thấy từ thời cổ đại đã nói về võ đức rồi.
Các phái, các nhà võ thuật đều đề xướng người tập võ phải lấy việc tu dưỡng thân, tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tin; phản đối cậy dũng đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu; tuân giữ đạo đức công cộng của xã hội, tôn sư trọng đạo, phò nguy cứu khốn, "lấy đức dầy chở vật". Đối với võ đức đều có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Ví như nội gia quyền Võ Đang yêu cầu người tập võ phải "lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện cấm bạo hành". Đời Minh, nội gia quyền có năm loại không truyền: kẻ tâm hiểm, kẻ hay đấu đá, kẻ nát rượu, kẻ hời hợt lộ liễu, kẻ xương mềm chất ngu độn.
Bốn loại kẻ kể trên là có liên quan đến võ đức, những kẻ như vậy thì khó có hy vọng có được võ đức, chẳng nên truyền dạy làm gì. Thời Minh, trong "Thiếu Lâm thập điều giới ước" (10 điều ngăn cấm của Thiếu Lâm) có ghi "truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền dạy cho", "người tập luyện thuật này lấy khoẻ thể xác tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen làm việc sớm tối, không được tuỳ ý ngưng nghỉ", "quen có lòng từ bi sâu sắc của cửa Phật, nhàn nhã quen với kỹ thuật, chỉ được sẵn sàng tự vệ, cấm tuyệt bừa bãi theo huyết khí riêng có hành động hiếu dũng ham đấu đá. Kẻ phạm lỗi làm ngược lại thanh quy cùng tội". "Thường ngày đối đãi với sư trưởng (chỉ thầy và người trên như sư bá, sư thúc, sư huynh, v.v..) phải biết kính cẩn làm việc, không được có hành vi chống trả ngạo mạn", "cứu nguy phò khốn, nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu", "nữ sắc nam phong (tính), phạm phải tất trời trách mà cửa Phật ta cũng khó dung tha. Phàm các đệ tử của Thiền Tông ta phải theo điều răn cấm sáng này chớ đừng chú ý...".
Như trên đã nói võ đức bao giờ cũng đứng hàng đầu. "Đức còn trước nghệ", đúng y như khuôn vàng thước ngọc ở các nghề nghiệp khác.
Theo Thiếu Lâm Thái Cực
Võ Đức là linh hồn của võ thuật. Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm nay của giới võ thuật. Thời cổ đại "trí, nhân, dũng" gọi là ba đức, tức là "người trí không ngờ vực, người nhân không lo phiền, người dũng không sợ hãi". Võ đức cũng cần trí, nhân, dũng vậy. Mạnh Tử đề xướng "đại dũng", phản đối "tiểu dũng". Ông chủ trương võ dũng phải dùng vào việc lớn cho nước cho dân mà không cần loại dũng chỉ biết hiếu dũng đấu đá, làm theo tính khí "cái dũng của kẻ thất phu". Đủ thấy từ thời cổ đại đã nói về võ đức rồi.
Các phái, các nhà võ thuật đều đề xướng người tập võ phải lấy việc tu dưỡng thân, tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tin; phản đối cậy dũng đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu; tuân giữ đạo đức công cộng của xã hội, tôn sư trọng đạo, phò nguy cứu khốn, "lấy đức dầy chở vật". Đối với võ đức đều có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Ví như nội gia quyền Võ Đang yêu cầu người tập võ phải "lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện cấm bạo hành". Đời Minh, nội gia quyền có năm loại không truyền: kẻ tâm hiểm, kẻ hay đấu đá, kẻ nát rượu, kẻ hời hợt lộ liễu, kẻ xương mềm chất ngu độn.
Bốn loại kẻ kể trên là có liên quan đến võ đức, những kẻ như vậy thì khó có hy vọng có được võ đức, chẳng nên truyền dạy làm gì. Thời Minh, trong "Thiếu Lâm thập điều giới ước" (10 điều ngăn cấm của Thiếu Lâm) có ghi "truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền dạy cho", "người tập luyện thuật này lấy khoẻ thể xác tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen làm việc sớm tối, không được tuỳ ý ngưng nghỉ", "quen có lòng từ bi sâu sắc của cửa Phật, nhàn nhã quen với kỹ thuật, chỉ được sẵn sàng tự vệ, cấm tuyệt bừa bãi theo huyết khí riêng có hành động hiếu dũng ham đấu đá. Kẻ phạm lỗi làm ngược lại thanh quy cùng tội". "Thường ngày đối đãi với sư trưởng (chỉ thầy và người trên như sư bá, sư thúc, sư huynh, v.v..) phải biết kính cẩn làm việc, không được có hành vi chống trả ngạo mạn", "cứu nguy phò khốn, nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu", "nữ sắc nam phong (tính), phạm phải tất trời trách mà cửa Phật ta cũng khó dung tha. Phàm các đệ tử của Thiền Tông ta phải theo điều răn cấm sáng này chớ đừng chú ý...".
Như trên đã nói võ đức bao giờ cũng đứng hàng đầu. "Đức còn trước nghệ", đúng y như khuôn vàng thước ngọc ở các nghề nghiệp khác.
Theo Thiếu Lâm Thái Cực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Xuân Thượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)