Vitamin

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung | Ngày 23/10/2018 | 73

Chia sẻ tài liệu: Vitamin thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

VITAMIN
Vitamin B1


Vitamin B1
Khái niệm và phân loại

- Khái niệm: Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, phải đưa từ ngoài vào, với một lượng nhỏ để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Các vitamin tham gia vào nhiều quá trình sống khác nhau.
-Phân loại
Vitamin được chia thành 2 nhóm chính:
Vitamin tan trong nước (B1,B2,B6,B12,PP,C,H)
Vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K, Q, F)
a, Tính chất và cấu tạo

- Công thức cấu tạo
vitamin B1( thiamine)
 2-[3-[(4-amino-2-methyl- pyrimidin-5-yl)methyl]- 4-methyl-thiazol-5-yl] ethanol
Vitamin B1
- Cấu trúc hóa học:

+ Thiamin gồm dẫn chất pyrimidin gắn với dẫn chất thiazol qua nhóm methylen.

+ Ngoài ra thiamin còn tồn tại dưới dạng photphat este gồm thiaminmonophotphat (TMP), thiamin triphotphat (TTP), thiamin pyrophotphat (TPP) là dạng mà vị trí OH sẽ được đính vào hoặc 1, 2 hoặc 3 gốc photphat (R)
Vitamin B1
- Tính chất vật lý:

+ Trạng thái: Vitamin B1 là những tinh thể trắng hình kim hay ở dạng vẩy, thường có mùi đặc trưng. Khi tiếp xúc với không khí, chế phẩm khan nhanh chóng hút ẩm (khoảng 4% nước).

+ Tính tan: hoà tan tốt trong môi trường nước, axit acetic, nhưng
khó tan trong ethanol 96% và methanol, không tan trong ete, benzen hay cloroform.

+ khả năng chịu nhiệt: bền nhiệt trong môi trường acid, còn trong môi trường kiềm nó bị phân hủy nhanh chóng khi đun nóng. Vitamin B1 nóng chảy ở 233- 252.
Vitamin B1
- Tính chất hóa học:

+Thiamin bị oxy hóa bởi K3[Fe(CN)6] trong môi trường kiềm tạo thành thiocrom màu vàng phát huỳnh quang màu xanh da trời, tính chất này được dùng để xác định Vitamin B1 bằng phương pháp đo huỳnh quang.

+ Thiamin tạo tủa khi phản ứng với tannin, thủy ngân (II) clorua, axit picric.
Vitamin B1
b. Chức năng sinh học:

Đồng hóa đường
- Nhân tố ngon miệng, kích thích cảm giác thèm ăn.
- Tham ra điều hòa quá trình dẫn truyền xung thần kinh, kích thích các hoạt động trí não.
-Trong cơ thể, vitamin B1 tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa, đặc biệt là chuyển hóa glucid.
- Thiếu hụt vitamin B1 sẽ dẫn đến bệnh beriberi (bệnh tê phù)
- Nhu cầu vitamin B1: thay đổi tùy theo lứa tuổi, nghề nghiệp, trạng thái sinh lý của cơ thể,…
Vitamin B1
c. Nguồn cung cấp:

Có nhiều trong hạt hướng dương, đậu phộng, cám, gan bò, thịt lợn, hải sản và tất cả các loại đậu.

Chứa một lượng nhỏ trong trái cây, rau củ,..

- Hàm lượng vitamin B1 trong nguyên liệu có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào điều kiện bảo quản và chế biến.
 
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin B2
a, Cấu tạo và tính chất

Công thức cấu tạo

-Vitamin B2 là dẫn suất vòng isoalloxazin .

- Trong cơ thể B2 liên kết với H3PO4 tạo nên coenzym FMN và FAD.
Vitamin B2
Tính chất vật lí

+ Trạng thái: là một tinh thể có màu vàng huỳnh quang, vị đắng

+ Tính tan: hòa tan tốt trong nước và rượu, không hòa tan trong dung môi là chất béo.

+ Độ bền: tinh thể khô bền với acid và nhiệt độ, không bền với ánh sáng. Khi có ánh sáng, vitamin B2 thường bị mất hoạt tính. Phân hủy nhanh trong môi trường kiềm.
Vitamin B2
Tính chất hóa học:
+ Dưới tác dụng của tia cực tím và môi trường kiềm B2 chuyển thành lumiflavin, còn trong axit thì chuyển thành lumicrom (phát huỳnh quang màu lam).
+Vitamin B2 cho kết tủa khi phản ứng với Pb(CH3COO)2 và AgNO3 trong môi trường trung tính, nó cũng cho phản ứng tương tự với axit H3PO4.12WO3.xH2O trong axit H2SO4 1N.
+ Vitamin B2 còn bị khử bởi Na2S2O3, Zn trong môi trường
Axit.
Vitamin B2
b. Vai trò sinh học:
- Chức năng dinh dưỡng.
- Dự trữ năng lượng.
- Kết hợp với vitamin A làm cho dây thần kinh thị giác hoạt động tốt.
- Là nguyên liệu cần thiết cho quá trình hoạt hóa B3 và B6.
- Là chất khử độc cho cơ thể ( khử glutathion).
- Thành phần quan trọng của các men oxydase.
- Tham gia trực tiếp vào các phản ứng oxy hóa hoàn nguyên.
- Cần cho sự hô hấp của mô.
- Tác động đến việc tích lũy và sử dụng sắt trong cơ thể.
Vitamin B2
c. Nhu cầu:

-Một người trong 1 ngày cần 2 đến 2.5mg vitamin B2. Động vật có sừng không cần vitamin B2

-Nhu cầu về vitamin B2 tăng lên phụ thuộc vào nhu cầu cung cấp năng lượng của cơ thể.

-Thiếu vitamin B2 ảnh hưởng đến da, màng nhày trong cơ thể (màng ruột), cũng như sự phát triển của bào thai và sự tạo máu.

- Thừa vitamin B2 gây hiện tượng chuột rút.
Vitamin B2
d. Nguồn cung cấp:
Vitamin B2 có nhiều trong nấm men, đậu, thịt, sữa, trứng đặc biệt là trong lòng đỏ của trứng. ngoài ra, trong men bia cũng chứa nhiều vitamin B2­ nhưng không nên dùng men bia thường xuyên vì dễ gây bệnh sạn khớp.

Vitamin B2
Vitamin B3
Vitamin B3
a, Công thức cấu tạo và tính chất

- Công thức cấu tạo
Vitamin B3
Tính chất vật lí

+ Trạng thái: acid nicotinic là những tinh thể màu trắng có vị acid. Dạng amide cũng có dạng tinh thể màu trắng, có vị đắng.

+ Độ bền: dạng acid bền với nhiệt, acid, kiềm; tan trong nước và rượu. dạng amide hòa tan tốt trong nước nhưng ít bền với acid và bazo.
Vitamin B3
b. Vai trò sinh học:
- Là thành phần quan trọng của coenzyme NAD và NADP.
- Là thành phần tá dược của nhiều loại thành phẩm để hỗ trợ tác dụng:
+ Kháng viêm trên đường ruột và da niêm.
+ Hưng phấn tế bào thần kinh trung ương.
+ Cải thiện huyết áp.
+ Chống co thắt phế quản.
+ Hỗ trợ quá trình tạo huyết.
+ Chống thấp khớp.
+ Hạ lượng mỡ trong máu.
Vitamin B3
c. Nhu cầu:
- Nhu cầu vitamin B3 trung bình mỗi ngày là 15mg- 25mg.
- Một số thực vật, vi sinh vật, động vật có thể tổng hợp vitamin B3 từ tryptophan. Do đó ăn thực phẩm chứa nhiều trytophan cũng không sợ thiếu vitamin B­­3.
- Thiếu vitamin B3 sẽ gây triệu chứng sưng màng nhày dạ dày, ruột, da sần sùi ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gây vi phạm quá trình oxy hóa – khử trong cơ thể…
- Thừa vitamin B3: không gây độc nhưng nếu dùng ở liều cao có thể gây rối loạn chuyển hóa đường và acid ruic gây bệnh thống phong.
Vitamin B3
c. Nguồn cung cấp:
Có nhiều trong thịt bò, gan bò, thận, tim, trứng, các loại hạt đậu, đặc biệt trong nấm men. Trong các loại hạt, vitamin này tồn tại ở dạng este khó hấp thụ.
Vitamin B3
Vitamin B6
Vitamin B6
Khái niệm:

Vitamin B6 là một loại vitamin hòa tan trong nước và là một phần của nhóm vitamin B. Pyridoxal phosphat (PLP) là dạng hoạt động và là tác nhân kép trong một số phản ứng chuyển hóa axít amin. PLP cũng cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen.

b. Nguồn gốc:

-Vitamin b6 có nhiều trong gan bê, thịt gà, thịt lơn, ngô...
-Dễ tìm thấy trong đủ các loại thực phẩm đặc biệt là cá thịt.
- Có nhiều trong khoai, đậu, caroots, cải, chuối.
Vitamin B6
c. Cấu tạo và thành phần hóa học
Vitamin b6 tồn tại ở các dạng: Pyridoxin, Pyridoxal, Pyridoxamin
Tính chất vật lý:
Bền khi đun sôi trong dung dịch axit, kiềm nhưng không bền khi có mặt các chất oxy hóa.
Vitamin B6
d. Chức năng sinh học:

-Kích thích sự phát triển của các sinh vật.

-Tham gia vào thành phần hàng loạt các enzym như trasaminaza, decacboxylaza….

Cần thiết cho các quá trình trao đổi chất béo, chuyển các protein thành chất béo, tạo các axit béo chưa no cần thiết cho cơ thể.

- Tham gia quá trình chuyển amin hóa.
 
Vitamin B6
e. Nhu cầu:

Nhu cầu trung bình về vitamin b6 là: 1.7mg/ngày cho cơ thể đang trưởng thành.

Cơ thể đang có nhu cầu kiến tạo như ở người trẻ tuổi, người kiêng khem, thai phụ, người cho con bú bệnh nhân đang phục hồi cần tối thiểu 2.5mg/ngày

- Nhu cầu tăng cao với những người dùng thuốc ngừa thai, thuốc lao, thuốc trụ sinh, người nghiện rượu, hút thuốc
Vitamin B6
Vitamin C
Vitamin C
a. Khái niệm:
Vitamin C hay acid ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho các phản ứng trao đổi chất trong tất cả sinh vật.
Thiếu nó thì sẽ gây ra bệnh scorbut cho con người.

b. Nguồn gốc:
-Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây : ổi, cam, bưởi, đào, chuối, đu đủ, dâu tây, xoài, bí ngô, anh đào…
-Rau củ : măng tây, bông cải, ớt tây đỏ và xanh (hay gọi là ớt Ðà Lạt), bắp cải, cải xoăn, khoai tây, khoai lang, khoai từ, quả bầu bí, các loại đậu, củ cải trắng, hành củ, bắp ngô, bí ngô, cà rốt, cần tây, bắp cải muối.
-Thảo mộc : củ tỏi, xà lách xoong.
-Một số thực phẩm khác như sữa, thịt (nhưng với hàm lượng nhỏ)
Vitamin C
c. Cấu tạo và thành phần hóa học
Vitamin C tồn tại trong tự nhiên ở 3 dạng phổ biến ascorbic, acid deoxyascorbic, và dạng liên kết acorigen. Nó chỉ tồn tại ở dạng L trong sản phẩm trong tự nhiên.
Vitamin C
4. Chức năng sinh học:
-Vitamin C giúp cho việc sản xuất ra collagen.
- Giúp vết thương mau lành.
- Tăng sức đề kháng, tránh nhiễm khuẩn.
- Ức chế một số độc chất, và một số chất sinh ung trong thực phẩm.
- Làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu.
- Giúp ngăn ngừa bệnh scurvy (bệnh scorbut hay bệnh hoại huyết).
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
- Có thể hạn chế hay phòng tránh các biến chứng của bệnh đái tháo đường lên thận, mắt và hệ thần kinh.
- Giúp hấp thu chất sắt.
- Giảm hàm lượng chì - một loại chất độc trong cơ thể.
Vitamin C
e. Nhu cầu:

- Nhu cầu vitamin C hằng ngày ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi ở vào khoảng 25 - 30 mg mỗi ngày.
 
- Từ 4 - 18 tuổi cơ thể có nhu cầu khoảng 30 - 40 mg mỗi ngày.
 
- Đối với người trưởng thành, nhu cầu trung bình là 45 mg/ngày.
 
- Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu là 55 mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70 mg/ngày
Vitamin C
Vitamin B12
Vitamin B12
a.Khái niệm:

Vitamin B12 là những hợp chất hữu cơ có nguyên tử cobalt ở trung tâm, với tên gọi là những cobalamin và có hoạt tính sinh học trên cơ thể người.

b. Nguồn gốc

Vitamin B12 có nhiều trong phomát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng.
Vitamin B12
c. Cấu tạo và thành phần hóa học
Vitamin B12
Cấu trúc hóa học: là một mặt phẳng chứa các vòng pyron và nguyên tử cacbon ở vị trí trung tâm của vòng đó, phần thứ 2 của phân tử là một nhóm nucleotit thẳng góc với mặt phẳng.

Hòa tan tốt trong nước và rượu.

Hiện nay biết khoảng 100 loại tương tự vitamin B12.

- Các chất thường gặp là: xiacobalamin, hydroxycobalamin, ntritocoalamin.
Vitamin B12
d. Chức năng sinh học:
- Tham gia quá trình tổng hợp protein và acid nucleic của cơ thể. Đóng vai trò là một coenzym.
-Tham gia tổng hợp và trao đổi chất có cacbon.
-Tham gia vao sự khử hợp chất disunfittaoj thành hợp chất sulfitryơ.

e. Nhu cầu:
- Lượng tối thiểu cần thiết cho cơ thể thấp, chưa đến 3mg/ngày, chỉ uống 1 ly sữa 1 ngày là đủ.
- Trẻ bú sữa mẹ có thể thiếu vitamin b12 nếu mẹ ăn chay trường mà không uống sữa. Khi bị đau nhức cũng như viêm day thần kinh nên dung vitamin b1.
- Có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc.

 
Vitamin B12
Vitamin H
Vitamin H
1. Cấu tạo hóa học
- Biotin còn được gọi là vitamin H hay coenzym R,là một dạng hòa tan trong nước B-vitamin (vitamin B7 )
 
- Biotin là một coezyme cho men carboxylase, tham gia vào quá trình tổng hợp acid béo và isoleucine và valine, và trong gluconeogenesis
Vitamin H
2. Vai trò sinh học:
- Cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào, sản xuất các axit béo,chuyển hóa chất béo và axit amin. 
- Hỗ trợ trong các phản ứng trao đổi chất khác nhau liên quan đến việc chuyển giao carbon dioxide . - Duy trì ổn định lượng đường trong máu.

3. Các nguồn:
-Có trong nhiều thực phẩm và được tổng hợp ở vi khuẩn đường ruột.
-Các nguồn có lượng Biotin tương đối cao bao gồm: củ cải Thụy Sĩ, lòng đỏ trứng, gan, quả Saskatoon và các loại rau xanh.
Vitamin H
4.Thiếu hụt:

-Rất ít khi thiếu biotin, trừ khi ăn nhiều trứng sống có nhiều avidin kết hợp rất chặt với biotin ngăn cho việc hấp thụ chất này qua ruột non.

-Có sự thiếu hụt Biotin ở người cắt một phần dạ dày,người già,vận động viên,người mắc bệnh động kinh,phụ nữ trong thời kì thai nghén,…

-Các triệu chứng khi thiếu hụt Biotin: Rụng tóc, đau mắt, viêm da, suy nhược, thờ ơ, ảo giác, và cảm giác tê và ngứa ran của các chi, phát ban đặc trưng trên khuôn mặt
Vitamin H
1. Vitamin A
Vitamin A
Vitamin A
1.1. Các nguồn
Nhóm này có nhiều trong dầu cá,lòng đỏ trứng,….Trong thực vật chứa tiền chất của vitamin A là caroten (gấc,cà rốt,bí đỏ,xoài,…..rau ngót..)
Ví dụ:
Gan (bò, lợn, gà, cá, gà tây) (6500 μg 722%)
Cà rốt (835 μg 93%)
Lá cải bông xanh (800 μg 89%)
Khoai lang (709 μg 79%)
Cải lá xoăn (681 μg 76%)
Bơ (684 μg 76%)
Rau bina (469 μg 52%)
Bí ngô (369 μg 41%)
Vitamin A
1.2.Cấu tạo:

- Là vitamin tan trong chất béo.

- Có 3 dạng: Retinol (A1), acid retinoic, retinal.
Cấu trúc của retinol (A1),dạng phổ biến nhất của vitamin A trong thực phẩm
Vitamin A
Cấu trúc của vitamin A2: Khác vitamin A1 là trong vòng có thêm một nối đôi giữa C-3 và C-4
Vitamin A
1.1.3.Tính chất hóa học

-Vitamin A bền với acid,kiềm ở nhiệt độ không quá cao

-Dễ bị phân hủy khi có oxy và ánh sáng làm tăng nhanh quá trình oxy hóa vitamin A

1.1.4.Vai trò sinh học:

Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ.

Vitamin A mà chủ yếu là acid retinoic còn là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa.

Ngoài ra vitamin A còn có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi protein,lipid,saccharide và trao đổi khoáng
Vitamin A
1.1.5.Thiếu hụt:
Thiếu vitamin A bị bệnh quáng gà,khô mắt,ngừng lớn,sút cân,giảm khả năng đề kháng đối với các bệnh nhiễm trùng
1.1.6.Chỉ định và liều dùng:
- Vitamin A được chỉ định điều trị trong các bệnh: bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ em chậm lớn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, bệnh trứng cá, da tóc móng khô giòn, làm chóng lành vết thường vết bỏng.
- Liều lượng: uống 5000UI mỗi ngày.


Vitamin A
1.1.7.Quá liều:

Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin B và C (các vitamin tan trong nước khi dư thừa thì được cơ thể tự đào thải qua bài tiết hoặc tiêu hoá). Do vậy, quá liều có thể dẫn tới ngộ độc vitamin A. Nó có thể gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải và thay đổi tính tình.
1.1.8.Nhu cầu hàng ngày:
-Người lớn: 3000-5000 UI
-Trẻ em: 1500 UI/ngày (0-1 tuổi),4000-5000 UI/ngày (trên 10 tuổi)


Vitamin A
Vitamin D
1.Cấu tạo hóa học:

Vitamin D2 có nguồn gốc thực vật, là dẫn xuất của chất ergosterol trong nhiều loại nấm sau khi xử lý bằng tia tử ngoại.

Vitamin D3 bắt nguồn từ chất 7 – dehydrocolesterol là dẫn xuất oxy hoá của colesterol trong cơ thể động vật. Dưới tác dụng của tia từ ngoại 7 – dehydrocolesterol sẽ mở mạch nối 9 – 10 biến thành vitamin D3

- Một ít vitamin D3 được dự trữ trong cơ,trong tế bào mô mỡ,còn phần lớn được hydroxyl hóa ở gan và thận tạo thành
1,25-dihydroxyl cholecalciferol

Vitamin D
Sơ đồ chuyển hóa từ provitamin thành vitamin D dưới tác dụng của tia tử ngoại:
Vitamin D
2.Vai trò sinh học:
- Có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khoáng và quá trình hình thành xương của động vật.
- Làm tăng sự hấp thụ calci ở vách ruột dưới dạng liên kết vitamin D – Ca++.
- Kích thích sự tái hấp thu các muối photphat ở ống thận, giúp cho cơ thể tiết kiệm được nguồn dự trữ photphat.
- Tăng cường hấp thu lưu huỳnh để tổng hợp condroitin sulfat.
Tăng hoạt lực enzym phosphatase của xương và làm giảm sự bài tiết calci qua vách ruột già.

3.Các nguồn:
Có nhiều trong dầu gan cá thu, dầu dừa, lòng đỏ trứng, sữa,….

Vitamin D
4.Nhu cầu hàng ngày:
- Đối với người lớn sống ở điều kiện thiếu ánh sáng : 25 microgam
- Đối với trẻ em dưới 30 tháng tuổi có thể dùng 10 microgam/ngày
- Người già,phụ nữ có thai hoặc cho con bú,trẻ em đang lớn cần nhiều vitamin D hơn.
 
5.Cách bảo quản:
Vitamin D có thể chịu được nhiệt độ thường dùng trong các quá trình chế biến,nhưng dễ bị phân hủy (cắt đứt nối đôi giữa C-7 và C-8) khi có chất oxy hóa hoặc acid vô cơ.
Vitamin D
1.Khái niệm
Tocopherols (hoặc TCP) là một lớp các hợp chất hóa học trong đó có nhiều vitamin E hoạt động. Nó là một loạt các hợp chất hữu cơ bao gồm methyl hóa khác nhau phenol

2.Phân loại
Có nhiều dạng khác nhau như α, β, γ…Các dạng này khác nhau về số lượng, vị trí gốc methyl gắn vào vòng thơm trong phân tử.Trong đó α- tocopherol có hoạt tình sinh học cao hơn cả
Vitamin e
Vitamin E
Vitamin E
3.Tính chất
3.1)Tính chất vật lý
Tocopherol là chất dầu lỏng không màu, hòa tan rất tốt trong dầu thực vật, rượu etylic, ete etylic, ete dầu hỏa
Khá bền với nhiệt, có thể chịu được nhiệt độ 170ºC khi đun trong không khí
Bị phá hủy nhanh chóng bởi tia tử ngoại
3.2)Tính chất hóa học
Có khả năng chuyển hóa thuận nghịch giữa 2 dạng quinone và hydroquinone nên nó có thể tham gia trong phản ứng oxy hóa khử
Có tính chất chống oxy hóa
Vitamin E

Sự oxy hóa của acid béo màng tế bào cho ra hàng loạt phản ứng mà kết quả cho ra gốc lipoperoxyd (LOO) vì không bền sẽ làm rối loạn chứ năng sinh học của màng. Vitamin E có khả năng nhường 1 H của gốc phenol cho gốc lipopeoxyd để biến gốc này thành hydropeoxyd không gây phản ứng:

LOO + tocopherol-OH => LOOH + tocopherol-O

Ngoài ra trong quá trình chuyển hóa tocopherol chuyển hóa thành tocopheryl bền nên chấm dứt phản ứng gốc.
Tocopheryl bị khử trở lại thành tocopherol nhờ các chất khử oxy hòa tan trong nước
Vitamin E

4.Chức năng:
Bảo vệ các màng sinh học có chứa các lipid không no.
Tham gia quá trình trao đổi selenium, các aminoacid chứa
lưu huỳnh, lipoid.
Vitamin E có vai trò quan trọng trong bộ máy di truyền
động vật
Ngoài ra còn có các chức năng ; ngăn ngừa lão hóa, nâng
đỡ hệ miến dịch, ngăn ngừa các bệnh tim, ung thư…
Vitamin E
5. Nguồn cung cấp
Trong thực phẩm, các nguồn phổ biến nhất chứa vitamin E là các loại dầu thực vật như cọ dầu, hướng dương, ngô, đậu tương, ô liu. Các nguồn khác có hạt ngũ cốc, cá, bơ lạc, các loại rau lá xanh.
Mặc dù ban đầu vitamin E được chiết ra từ dầu mầm lúa mì, nhưng phần lớn các nguồn bổ sung vitamin E tự nhiên hiện nay lại tách ra từ dầu thực vật
Vitamin E
Hàm lượng vitamin E của một số nguồn như sau
Dầu mầm lúa mì (215,4 mg/100 g)
Dầu hướng dương (55,8 mg/100 g)
Dầu óc chó (20,0 mg/100 g)
Dầu lạc (17,2 mg/100 g)
Dầu ô liu (12,0 mg/100 g)
Lạc (9,0 mg/100 g)
Cám mịn (2,4 mg/100 g)
Ngô (2,0 mg/100 g)
Măng tây (1,5 mg/100 g)
Yến mạch (1,5 mg/100 g)
Dẻ (1,2 mg/100 g)
Dừa (1,0 mg/100 g)
Cà chua (0,9 mg/100 g)
Cà rốt (0,6 mg/100 g)
Vitamin E
Vitamin K
1.Khái niệm và phân loại
Vitamin k là những dẫn xuất của napthoquinone
VitaminK
dạng tự nhiên
Vitamin K
Tổng hợp
Vitamin K
Trong thức ăn
tự nhiên
Vi khuẩn đường ruột
cung cấp
K1
K2
K5
K3
K4
Vitamin K
Vitamin K
2.Tính chất:
Vitamin K1 là chất lỏng màu vàng nhạt, vitamin K2, K3, là tinh thể màu vàng.
Vitamin K khá bền khi đun trong dung dịch nước nhưng bị phá hủy nhanh khi đun trong môi trường kiềm hay dưới tác dụng của tia cực tím.
3.Vai trò :
Vitamin K cần cho quá trình sinh tổng hợp các yếu tố đông
máu
Kích hoạt protein osteocalcin, giúp gắn ion canxi vào khung xương, ngăn ngừa loãng xương
Tham gia vận chuyển điện tử trong quá trình quang phosphoryl ở thực vật xanh và quá trình phosphoryl hóa oxy hóa ở động vật


Vitamin K
4.Nguồn cung cấp
Vitamin K1  được tìm thấy chủ yếu trong các loại rau xanh như: bồ công anh xanh, củ cải Thụy sĩ, và  cải bắp, cải xoăn, súp lơ , bông cải xanh, và cải bruxen, thường là hấp thu lớn hơn khi đi kèm với chất béo như bơ hoặc dầu. Một số loại trái cây như bơ, quả Kiwi và nho, cũng có nhiều vitamin K.
Nguồn thực phẩm của vitamin K2 từ pho mát, trứng, các loại thịt, sữa ,các sản phẩm từ sữa hoặc đậu nành lên men
Vitamin K
Vitamin Q :
Cấu tạo
Là dẫn xuất của benzoquinone với chuỗi bên là polyisopernoid.
Vitamin Q và F
Tính chất
Chuỗi bên isoprenoid làm cho phân tử có tính không phân cực cao, có thể khuếch tán nhanh chóng vào pha hydrocarbon của màng trong ty thể.
Vòng quinone có thể chuyển hóa thuận nghịch thành dạng hydroquinone, do đó chúng có thể tham gia hệ thống oxy hóa khử trong tế bào
Vitamin F
Bao qồm các acid béo không no như acid linoleic, linolenic,arachidonic,…Chúng tham gia quá trình trao đổi lipid,tạo điều kiện cho cholesterol hòa tan và loại chúng ra khỏi cơ thể , có tác dụng nuôi da, tiêu mỡ.
Vitamin F có nhiều trong các loại dầu thực vật dùng làm thực phẩm
Vitamin Q và F
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)