Virut máy tính là gì?
Chia sẻ bởi Đỗ Thạch Tuyến |
Ngày 06/11/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Virut máy tính là gì? thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Virus máy tính là gì?
Virus máy tính là một chương trình phần mềm có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác (đối tượng có thể là các file chương trình, văn bản, máy tính...). Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại, nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng đó là một đoạn chương trình và đoạn chương trình đó thường dùng để phục vụ những mục đích không tốt.
Virus máy tính là do con người tạo ra, quả thực cho đến ngày nay chúng ta có thể coi virus máy tính như mầm mống gây dịch bệnh cho những chiếc máy tính, và chúng ta là những người bác sĩ, phải luôn chiến đấu với bệnh dịch và tìm ra những phương pháp mới để hạn chế và tiêu diệt chúng. Như những vấn đề phức tạp ngoài xã hội, khó tránh khỏi việc có những loại bệnh mà chúng ta phải dày công nghiên cứu mới trị được, hoặc cũng có những loại bệnh gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, phương châm "phòng hơn chống" là phương châm cơ bản và luôn đúng đối với virus máy tính.
Virus máy tính lây lan như thế nào ?
Virus máy tính có thể lây vào máy tính của bạn qua email, qua các file bạn tải về từ Internet hay copy từ usb và các máy tính khác về. Virus máy tính cũng có thể lợi dụng các lỗ hổng phần mềm để xâm nhập từ xa, cài đặt, lây nhiễm lên máy tính của bạn một cách âm thầm.
Email là con đường lây lan virus chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay. Từ một máy tính, virus thu thập các địa chỉ email trong máy và gửi email giả mạo có nội dung hấp dẫn kèm theo file virus để lừa người nhận mở các file này. Các email virus gửi đều có nội dung khá ‘hấp dẫn’. Một số virus còn trích dẫn nội dung của 1 email trong hộp thư của nạn nhân để tạo ra phần nội dung của email giả mạo, điều đó giúp cho email giả mạo có vẻ “thật” hơn và người nhận dễ bị mắc lừa hơn. Với cách hoàn toàn tương tự như vậy trên những máy nạn nhân khác, virus có thể nhanh chóng lây lan trên toàn cầu theo cấp số nhân.
Tại Việt Nam , ổ đĩa usb là con đường lây lan phổ biến thứ hai của virus, chỉ sau email. Khi bạn cắm ổ đĩa usb của mình vào một máy tính để copy dữ liệu, chắc bạn không ngờ rằng có một vài chú virus đang ẩn mình trong chiếc máy tính đó, chờ trực để tự nhân bản vào usb của bạn. Bạn mang ổ đĩa usb về, cắm vào máy tính của mình, mở ổ đĩa để chuyển các file vừa copy được vào máy, và một lần nữa bạn không biết rằng virus cũng chỉ đợi có thế để lây nhiễm vào máy tính của bạn.
Máy tính của bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi bạn chạy một chương trình tải từ Internet về hay copy từ một máy tính bị nhiễm virus khác. Lý do là các chương trình này có thể đã bị lây bởi một virus hoặc bản thân là một virus giả dạng nên khi bạn chạy nó cũng là lúc bạn đã tự mở cửa cho virus lây vào máy của mình. Quá trình lây lan của virus có thể diễn ra một cách "âm thầm" (bạn không nhận ra điều đó vì sau khi thực hiện xong công việc lây lan, chương trình bị lây nhiễm vẫn chạy bình thường) hay có thể diễn ra một cách "công khai" (virus hiện thông báo trêu đùa bạn) nhưng kết quả cuối cùng là máy tính của bạn đã bị nhiễm virus và cần đến các chương trình diệt virus để trừ khử chúng.
Nếu bạn vào các trang web lạ, các trang web này có thể chứa mã lệnh ActiveX hay JAVA applets, VBScript...là những đoạn mã cài đặt Adware, Spyware, Trojan hay thậm chí là cả virus lên máy của bạn. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn trong mọi tình huống bạn nên cẩn thận, không vào những địa chỉ web lạ.
Tuy nhiên virus cũng được phát triển theo một trình tự lịch sử tiến hoá từ thấp đến cao. Những virus hiện nay có thể lây vào máy tính của bạn mà bạn không hề hay biết, ngay cả khi bạn không mở file đính kèm trong các email lạ, không vào web lạ hay chạy bất cứ file chương trình khả nghi nào. Đơn giản là vì đó là những virus khai thác các lỗi tiềm ẩn của một phần mềm đang chạy trên máy tính của bạn (ví dụ: lỗi tràn bộ đệm…) để xâm nhập từ xa, cài đặt và lây nhiễm. Các phần mềm (kể cả hệ điều hành) luôn chứa đựng những lỗi tiềm tàng mà không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện ra. Các lỗi này khi được phát hiện có thể gây ra những sự cố không lớn, nhưng cũng có thể là những lỗi rất nghiêm trọng và không lâu sau
Virus máy tính là một chương trình phần mềm có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác (đối tượng có thể là các file chương trình, văn bản, máy tính...). Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại, nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng đó là một đoạn chương trình và đoạn chương trình đó thường dùng để phục vụ những mục đích không tốt.
Virus máy tính là do con người tạo ra, quả thực cho đến ngày nay chúng ta có thể coi virus máy tính như mầm mống gây dịch bệnh cho những chiếc máy tính, và chúng ta là những người bác sĩ, phải luôn chiến đấu với bệnh dịch và tìm ra những phương pháp mới để hạn chế và tiêu diệt chúng. Như những vấn đề phức tạp ngoài xã hội, khó tránh khỏi việc có những loại bệnh mà chúng ta phải dày công nghiên cứu mới trị được, hoặc cũng có những loại bệnh gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, phương châm "phòng hơn chống" là phương châm cơ bản và luôn đúng đối với virus máy tính.
Virus máy tính lây lan như thế nào ?
Virus máy tính có thể lây vào máy tính của bạn qua email, qua các file bạn tải về từ Internet hay copy từ usb và các máy tính khác về. Virus máy tính cũng có thể lợi dụng các lỗ hổng phần mềm để xâm nhập từ xa, cài đặt, lây nhiễm lên máy tính của bạn một cách âm thầm.
Email là con đường lây lan virus chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay. Từ một máy tính, virus thu thập các địa chỉ email trong máy và gửi email giả mạo có nội dung hấp dẫn kèm theo file virus để lừa người nhận mở các file này. Các email virus gửi đều có nội dung khá ‘hấp dẫn’. Một số virus còn trích dẫn nội dung của 1 email trong hộp thư của nạn nhân để tạo ra phần nội dung của email giả mạo, điều đó giúp cho email giả mạo có vẻ “thật” hơn và người nhận dễ bị mắc lừa hơn. Với cách hoàn toàn tương tự như vậy trên những máy nạn nhân khác, virus có thể nhanh chóng lây lan trên toàn cầu theo cấp số nhân.
Tại Việt Nam , ổ đĩa usb là con đường lây lan phổ biến thứ hai của virus, chỉ sau email. Khi bạn cắm ổ đĩa usb của mình vào một máy tính để copy dữ liệu, chắc bạn không ngờ rằng có một vài chú virus đang ẩn mình trong chiếc máy tính đó, chờ trực để tự nhân bản vào usb của bạn. Bạn mang ổ đĩa usb về, cắm vào máy tính của mình, mở ổ đĩa để chuyển các file vừa copy được vào máy, và một lần nữa bạn không biết rằng virus cũng chỉ đợi có thế để lây nhiễm vào máy tính của bạn.
Máy tính của bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi bạn chạy một chương trình tải từ Internet về hay copy từ một máy tính bị nhiễm virus khác. Lý do là các chương trình này có thể đã bị lây bởi một virus hoặc bản thân là một virus giả dạng nên khi bạn chạy nó cũng là lúc bạn đã tự mở cửa cho virus lây vào máy của mình. Quá trình lây lan của virus có thể diễn ra một cách "âm thầm" (bạn không nhận ra điều đó vì sau khi thực hiện xong công việc lây lan, chương trình bị lây nhiễm vẫn chạy bình thường) hay có thể diễn ra một cách "công khai" (virus hiện thông báo trêu đùa bạn) nhưng kết quả cuối cùng là máy tính của bạn đã bị nhiễm virus và cần đến các chương trình diệt virus để trừ khử chúng.
Nếu bạn vào các trang web lạ, các trang web này có thể chứa mã lệnh ActiveX hay JAVA applets, VBScript...là những đoạn mã cài đặt Adware, Spyware, Trojan hay thậm chí là cả virus lên máy của bạn. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn trong mọi tình huống bạn nên cẩn thận, không vào những địa chỉ web lạ.
Tuy nhiên virus cũng được phát triển theo một trình tự lịch sử tiến hoá từ thấp đến cao. Những virus hiện nay có thể lây vào máy tính của bạn mà bạn không hề hay biết, ngay cả khi bạn không mở file đính kèm trong các email lạ, không vào web lạ hay chạy bất cứ file chương trình khả nghi nào. Đơn giản là vì đó là những virus khai thác các lỗi tiềm ẩn của một phần mềm đang chạy trên máy tính của bạn (ví dụ: lỗi tràn bộ đệm…) để xâm nhập từ xa, cài đặt và lây nhiễm. Các phần mềm (kể cả hệ điều hành) luôn chứa đựng những lỗi tiềm tàng mà không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện ra. Các lỗi này khi được phát hiện có thể gây ra những sự cố không lớn, nhưng cũng có thể là những lỗi rất nghiêm trọng và không lâu sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thạch Tuyến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)