Virut

Chia sẻ bởi Lê Tấn Đạt | Ngày 09/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: virut thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Nhóm 8
LÊ TẤN ĐẠT
NGUYỄN THỊ THÙY LOAN
TRƯƠNG HỮU PHƯỚC
PHAN THỊ THÚY VÂN
POLIO VIRUS HAY VIRUS BẠI LIỆT
BỆNH BẠI LIỆT
ĐỊNH NGHĨA
CẤU TRÚC CỦA VIRUS BẠI LIỆT
CÁCH PHÒNG BỆNH
I. ĐỊNH NGHĨA :
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut bại liệt gây ra, bệnh lây theo đường hô hấp và đường tiêu hoá.
II. CẤU TRÚC CỦA VIRUS BẠI LIỆT
Virut bại liệt (poliovirus) hình cầu, kích thước nhỏ, đường kính 8-27 nm, có cấu tạo là ARN và protein, không có chất béo.
Virut bại liệt có 3 typ kháng nguyên khác nhau và không gây miễn dịch chéo:
Typ I: Điển hình là chủng Brunhilde
Typ II:  Điển hình là chủng Lansing.
Typ III:Điển hình là chủng Leon.
Trong đó typ I chủ yếu gây bệnh cho người ở thể điển hình, typ II gây bệnh thể ẩn và typ III ít gây bệnh hơn.
Virut có tính chịu đựng cao với ngoại cảnh:
          - Trong phân người chúng sống được vài ngày đến vài tuần,
          - Trong nước có thể tới 14 ngày.
          - Dễ bị diệt bằng các thuốc khử trùng thông thường như: Chloramin B, H2O2, thuốc tím và tia cực tím... Ở 60°C, virut bị diệt trong 30 phút
III.SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS BẠI LIỆT :
Từ khi xâm nhập vào cơ thể đến khi vào hệ thần kinh trung ương gây bệnh cảnh lâm sàng điển hình (liệt), virut bại liệt phải hai lần vào máu và khu trú ở một số phủ tạng. Quá trình diễn biến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh ở đường tiêu hoá: Virut vào cơ thể qua hầu, họng à đến các hạch bạch huyết quanh họng và vào niêm mạc tiểu tràng và tăng sinh ở đó
Giai đoạn nội tạng: Từ niêm mạc đường tiêu hoá, virut vào máu (lần 1) sau đó đến các nội tạng (tim, gan, tuỵ, thượng thận, hô hấp...). Tại đây chúng tiếp tục tăng sinh và gây ra các biểu hiện lâm sàng của thời kỳ tiền liệt.
Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh ở thần kinh trung ương: virut từ các nội tạng vào máu (lần 2) và vào hệ thần kinh trung ương, chủ yếu là các neuron vận động ở sừng trước tuỷ sống.
IV. CÁCH PHÒNG BỆNH
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CÁCH DỰ PHÒNG
1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM:
Đường lây:
Theo đường hô hấp trong thời kỳ đầu của bệnh.
Nhưng bệnh lây chủ yếu bằng đường tiêu hoá
Virut được thải ra theo phân của người bệnh trong thời gian dài (tới vài tháng)
Lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 3-35 ngày, trung bình 6-20 ngày.
Sốt bại liệt có thể gây ra bốn bệnh cảnh lâm sàng khác nhau :
-   Sốt bại liệt thể không triệu chứng lâm sàng.
-   Sốt bại liệt thể bệnh nhẹ
-   Sốt bại liệt thể không liệt
-   Sốt bại liệt thể liệt
2. CÁCH DỰ PHÒNG :
A. Phòng ngừa chung
Phải ăn uống hợp vệ sinh, phải rửa tay trước khi ăn.
Thời gian cách ly bệnh nhân trong bệnh viện khoảng 2 tuần. Tránh tụ tập những đám đông khi có dịch xảy ra.
Những bệnh nhân bị thể nhẹ hoặc thể không liệt, hạn chế hoạt động, tránh kích thích đau cho đến khi các triệu chứng lâm sàng biến mất.
B. Chủng ngừa:
Sử dung các loại vắc xin phòng bại liệt theo thông báo của bộ y tế
Có hai loại vắc xin phòng ngừa sốt bại liệt :
Vắc xin khử hoạt Salk
Vắc xin sống giảm độc lực Sabin
Thông tin được tìm trên trang web :
benhhoc.com.vn
Viện pasteur thành phố Hồ Chí Minh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tấn Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)