Virus

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hòa | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: virus thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Tế bào học
Nhóm 1
Trần Vũ Quỳnh Giao
Nguyễn Thanh Hòa
Trần Thị Huyền Trang
Lê Ngọc Quỳnh
Lê Hải Vân
www.themegallery.com
Virus là gì ?
Virus là gì ?
Virus, còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một vật thể nhỏ xâm nhiễm vào cơ thể sống.
Virus có tính kí sinh nội bào bắt buộc; chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy ở mức tế bào để tự sinh sản.
Phân loại :
Vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân chuẩn (sinh vật đa bào hay đơn bào):virus
Các vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân sơ (vi khuẩn hoặc vi khuẩn cổ):thực khuẩn thể (bacteriophage hay phage).
Cấu tạo của virus
Nhìn chung các loại virus bao gồm các phần cấu tạo sau:
- Lớp vỏ protein
- Bên trong là nucleic acid (DNA hoặc RNA).
- Một số loại virus có màng bao (envelop)
www.themegallery.com
Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành một thí nghiệm gây chấn động giới khoa học. Họ tách ARN (bộ gen) ra khỏi vỏ prôtêin của virut gây bệnh đốm thuốc lá để được 2 chất riêng như 2 chất hóa học vậy. Tuy nhiên, khi trộn hai thành phần ấy lại với nhau ở pH thích hợp, chúng lại khôi phục thành hạt virut hoàn chỉnh và có khả năng gây bệnh. Như vậy, virut là thể sống hay thể vô sinh ?
Virus phải chăng là thể sống?
Vật thể sống là gì?
Thể sống là thể có đầy đủ các đặc điểm :
Trao đổi chất và năng lượng.
Sinh trưởng và phát triển.
Sinh sản.
Cảm ứng.
Trong đó đặc điểm quan trọng nhất là sự sinh sản
Virus phải chăng là vật thể sống ?
Virus :
không trao đổi chất,
không có tính cảm ứng,
không di chuyển,
không tăng trưởng
có khả năng nhân lên (sinh sản) và thích hợp với các vật chủ mới.
Virus bị bất hoạt trong môi trường ngoại bào
Virus là thể sống khi ở trong tế bào vật chủ
Không là thể sống khi ở ngoài tế bào
www.themegallery.com
Hệ gen của virus
Genom của virus được xác định dựa theo các thông số sau:

* Thành phần acid nucleic (ADN hay ARN).
* Kích thước genom, chuỗi đơn hay kép.
* Cấu trúc đầu chuỗi
* Trình tự nucleotid
* Khả năng mã hoá
* Các yếu tố điều hoà, promoter, enhancer và terminater
Hệ gen của virus
Hệ gen của virus
Bộ máy di truyền có thể là:
DNA mạch kép (double-stand DNA: dsDNA).
DNA mạch đơn (single-stand DNA: ssDNA).
RNA mạch kép (dsRNA).
RNA mạch đơn (ssRNA).
DNA hoặc RNA virus có dạng thẳng hay dạng vòng.
Kích thước genom có thể từ 3500 nucleotid (ở phage nhỏ) đến 560.000 nucleotid (ở virus herpes) tương đương từ vài gen đến vài trăm gen.
Do có kích thước nhỏ nên genom virus đã tiến hoá để sử dụng tối đa tiềm năng mã hóa của mình. Vì thế hiện tượng gen chồng lớp và hiện tượng cắt nối (splicing) mARN ở virus là rất phổ biến.
Genom ADN
Hầu hết virus ADN sử dụng ADN kép(dạng thẳng hoặc vòng) làm vật liệu di truyền.
Genom AND đơn (dạng thẳng hoặc khép vòng)thường có kích thước rất nhỏ (như jx 174, M13 hay parvo).
Genom ADN kép (dạng thẳng hoặc dạng vòng) thường có kích thước lớn nhất (VD: virus pox, herpes và adeno).
Genom ADN kép khép vòng (siêu xoắn hoặc không siêu xoắn) thường thấy ở phage
Đặc biệt :
- Genom ADN kép ở virus vaccinia có hai đầu khép kín
- Phage lamda chứa ADN kép dạng thẳng nhưng có hai đầu dính là đoạn đơn bổ sung dài 12 nucleotid nên có thể bắt cặp để khép vòng.
Các ADN dạng thẳng thường có trình tự lặp lại ở đầu.
Ngoài các nucleotid thông thường, ở nhiều virus còn có các base đặc biệt
VD: phage T chẵn ký sinh ở E.coli mang 5 hydroxymetyl cytosin thay vì cytosin. Glucoza thường gắn vào nhóm hydroxymetyl.
Genom ADN
Genom ARN
Virus ARN thường có genom nhỏ hơn genom của virus ADN
Các phân tử ARN được chia làm hai loại: ARN (+) và ARN (-) dựa vào trình tự nucleotid của mARN.
* ARN (+) : - có trình tự nucleotid trùng với trình tự nucleotid của mARN,có thể dùng thay cho mARN trong quá trình dịch mã.
- đa số đều có mũ ở đầu 5’ để bảo vệ khỏi tác động của phosphataza và nucleaza. Đặc biệt virus picorna mũ được thay thế bởi protein VPg (protein gắn với genom).
- đa số đầu 3’ được gắn đuôi poly(A) giống như mARN của eukaryota
* ARN (-) : - thường có genom lớn hơn virus ARN (+)
- có trình tự nucleotid bổ sung với mARN
Tất cả các virus ARN đã biết đều là đa gen(Polycistronic), mã hóa cho nhiều protein trong khi hầu hết các phân tử mARN ở eukaryota là đơn gen (monocistronic), chỉ mã hóa cho một protein,
Genom ARN không dùng làm khuôn để trực tiếp tổng hợp ARN của virion mà phải qua mạch trung gian
Tất cả genom ARN kép đều phân đoạn (chứa một số đoạn không giống nhau, mang thông tin di truyền tách biệt).
Phần lớn genom ARN đơn đều không phân đoạn trừ virus orthomyxo (virus cúm).

Genom ARN
www.themegallery.com
SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS
Gồm 5 giai đoạn :
1. Hấp phụ
2. Xâm nhập (Xâm nhiễm)
3. Sinh tổng hợp
4. Lắp ráp
5. Phóng thích (Giải phóng)
Chu trình nhân lên của virus
Chu trình nhân lên của virus động vật
Chu trình nhân lên của phagơ
GĐ1: hấp phụ
virus động vật
Phage
? virus bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào
? Nhờ có gai glycôprôtêin (virus động vật) và gai đuôi (phage) có tác dụng kháng nguyên, tương hợp với các thụ thể trên bề mặt tế bào
Gđ2: xâm nhập
virus động vật
Phage
Phage: Enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
VRĐV: Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit Nuclêic
GĐ3: Sinh tæng hîp
virus thực hiện quá trình tổng hợp axit nuclêic và prôtêin của mình
Nguồn nguyên liệu và enzim: do tế bào chủ cung cấp
Gđ4: Lắp ráp
? Lắp ráp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virus hoàn chỉnh.
Gđ 5: giải Phóng
( virus có hệ gen mã hoá enzim lizôzim làm tan thành tế bào vật chủ)
Ngoài ra , với virus có genom RNA thì có thêm quá trình sao mã ngược .

Có thể tóm tắt quá trình sao chép bộ gene của virus như sau:
- DNA (đối với DNA virus) => DNA
- RNA (đối với RNA virus) => RNA
- RNA (đối với RNA mạch đơn)==> c-DNA (kép) ==> RNA
Chu trình sinh tan
Chu trình tiềm tan
? Khi virus nhân lên mà làm tan tế bào (virut d?c) gọi là chu trình sinh tan
? Khi ADN của virus gắn xen vào NST của tế bào mà tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (virut ụn ho�) gọi là chu trình tiềm tan
Mối quan hệ giữa chu trình sinh tan
và chu trình tiềm tan
? Khi cảm ứng( chiếu tia tử ngoại.), virus đang ở trạng thái tiềm tan có thể chuyển thành trạng thái sinh tan.
Virut ôn hoà và virut độc
Ở nhiều tế bào, các virut phát triển làm tan tế bào, đây là virut độc (sinh tan)
Ở một số tế bào khác, bộ gen của virut gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào, tế bào vẫn sinh trưởng bình thường, virut này gọi là virut ôn hoà và tế bào này gọi là tế bào tiềm tan. Chỉ khi có một số tác động bên ngoài như tia tử ngoại có thể chuyển virut ôn hoà thành virut độc làm tan tế bào. 
www.themegallery.com
Thank You!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)