Việt nam 1975 - 2000

Chia sẻ bởi Trần Vinh | Ngày 26/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: việt nam 1975 - 2000 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

1975-2000
1. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
a. Tại sao phải thống nhất?
- Sau 30/4/1975, lãnh thổ được thống nhất, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Ta chưa có một nhà nước do nhân dân bầu cử trên cả nước.
- Thống nhất đất nước nó hợp với thực tế lịch sử của Việt Nam “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” và là nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước.
- Thống nhất đất nước ba miền (Bắc, Trung, Nam) sẽ bổ sung cho nhau cùng phát triển.
b. Quá trình.
- Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp 9-1975 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước.
-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước ta họp tại Sài Gòn gồm hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền Nam-Bắc.
-4-1976 diễn ra cuộc bầu Quốc hội trong cả nước. (Quốc hội khóa VI).
- cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội họp phiên đầu tiên ở Hà Nội. Với kết quả của kì họp thứ I Quốc hội khóa VI, công việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành.
(Quốc hội đã thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2-7-1976), Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất, thành phố Sài Gòn được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.)
c. Ý nghĩa:
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước là cơ sở pháp lý để thống nhất đất nước trên các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn hóa…
- Đập tan sự phá hoại của kẻ thù.
- Tạo ra vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 – 1990)
a. Nhiệm vụ của kế hoạch.
- 12/ 1976 Đảng ta tổ chức đại hội lần thứ VI, đề ra đường lối đổi mới đất nước. Đồng thời, đề ra kế hoạch 5 năm 1986 – 1990.
- Mục tiêu của kế hoạch là tập trung sức người, sức của thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
b. Thành tựu.
+ Về lương thực thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn triền miên, ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và có xuất khẩu.

+Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, và lưu thông thuận lợi. Hàng trong nước tiến bộ về chủng loại và mẫu mã.
+ Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ năm 1986-1990 hàng xuất khẩu tăng 3 lần.
+ Đã kìm chế được một bước lạm phát.
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Chính sách này tạo động lực cho người lao động nên được nhân dân hưởng ứng rộng rãi.
+ Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước phá thế bao vây về kinh tế và chính trị của các thế lực thù địch, mở rộng quan hệ quốc tế.
* Đánh giá:
Những thành tựu đạt được trên chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.
Hạn chế:
+ Nền kinh tế còn mất cân đối lớn.
+ Lạm phát vẫn ở mức cao.
+Đời sống của nhân dân nhất là những người làm công ăn lương còn khó khăn.
+ Tiêu cực trong xã hội như tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ… còn nặng nề và phổ biến.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)