Viễn thám
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Hiền |
Ngày 08/05/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: viễn thám thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM ẢNH VÀ HỆ THỐNG CHỤP ẢNH VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ ĐỘNG
Lê Thị Huyền Trân
Phạm Hứa Tường Vi
Quách Thái Vạn Thuận
Trần Thị Kim Ngân
Phạm Thị Thúy Nga
Lê Chí Nguyễn
Ngô Thị Hồng Đoan
Nguyễn Minh Hiền
CBGD: PHAN KIỀU DIỄM
KHOA MT VÀ TNTN
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
TÓM TẮT
_Viễn thám là sự thu nhập và phân tích thông tin về các đối tượng,được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng và sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng những thông tin nói trên. (Theo CCRS)
_Dựa vào cách tiếp nhận thông tin mà viễn thám được chia ra thành 2 hệ thống:
+ Hệ thống viễn thám thụ động.
+ Hệ thống viễn thám chủ động.
_ Các hệ thống này đều có các đặc điểm ảnh, hệ thống chụp ảnh và có ưu-khuyết điểm khác nhau.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH
_Định nghĩa:
Ảnh là sự thể hiện hai chiều của các vật thể trong một vùng đã được xác định. Trong kĩ thuật viễn thám, đã có nhiều tác giả phân loại như của Lê Quang Trí và ctv* (1997), Lê Văn Trung (2005); cho rằng có 2 loại ảnh thường được sử dụng là: ảnh tương tự và ảnh số.
*ctv: cộng tác viên.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH(tt)
_Các loại ảnh:
+Ảnh tương tự: là ảnh được chụp từ camera, được lưu trên phim hoặc giấy ảnh để có thể xem trực tiếp.
Ví dụ: ảnh hàng không,…
+Ảnh số: là dạng dữ liệu ảnh không lưu trên giấy ảnh hoặc phim, được chia thành nhiều phân tử nhỏ được gọi là phần tử ảnh (pixel). Ảnh số được lưu trữ trong máy tính hay các phương tiện lưu trữ khác, để có thể xem được trên máy tính. Ảnh số (ảnh vệ tinh) thể hiện các vật thể được thu bởi các bộ cảm biến đặt trên vệ tinh.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH(tt)
_ Ảnh viễn thám có thể được phân loại thành 3 loại cơ bản:
+Ảnh quang học: là ảnh nhận được dựa vào sự đo lường năng lượng của các bức xạ mặt trời.
+Ảnh nhiệt: nguồn năng lượng chính là bức xạ nhiệt của các vật thể.
+Ảnh radar: nguồn năng lượng chính là sóng radar phản xạ do vệ tinh tự phát xuống theo những bước sóng đã được xác định.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH(tt)
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH VỆ TINH
a. Tính chất hình học của ảnh vệ tinh:
Trường nhìn không đổi (IFOV-Instantanous Field Of View): là góc không gian tương ứng với một đơn vị chia mẫu trên mặt đất. Thông tin ghi được trong IFOV tương ứng với giá trị của pixel.
Trường nhìn (FOV-Field Of View): là góc nhìn tối đa mà bộ cảm có thể thu được sóng điện từ. Khoảng không gian trên mặt đất do FOV tạo nên chính là bề mặt rộng tuyến bay.
Độ phân giải không gian: là diện tích nhỏ nhất trên mặt đất mà bộ cảm có thể phân biệt được.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH(tt)
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH VỆ TINH:
b. Tính chất phổ của ảnh vệ tinh:
Cùng một vùng chụp trên mặt đất nhưng ở các vùng phổ có các bước sóng khác nhau, thì các pixel sẽ cho giá trị khác nhau.
Độ phân giải phổ được thể hiện bởi kích thước và số kênh phổ, bề rộng phổ hoặc sự phân chia vùng phổ mà ảnh vệ tinh có thể phân biệt các bước sóng có kích thước tương tự, tách biệt được các bức xạ từ nhiều vùng phổ khác nhau.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH VỆ TINH(tt)
c. Độ phân giải thời gian của ảnh vệ tinh:
Độ phân giải thời gian liên quan đến khả năng chụp lặp lại của ảnh vệ tinh. Tùy thuộc vào quỹ đạo và độ phân giải không gian mà thời gian chụp lặp lại của vệ tinh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH VỆ TINH(tt)
d. Hiển thị ảnh vệ tinh
_Có 2 phương pháp cơ bản :
+Tổ hợp màu của ảnh đa phổ : Trên cơ sở gán ba kênh phổ với ba màu cơ bản Đỏ ,Xanh lá cây, Xanh dương. Ảnh nhận được sẽ có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào việc gán kênh phổ với cơ bản tương ứng.
.Tổ hợp màu thật hay màu tự nhiên: khi tổ hợp ba kênh ảnh thu năng lượng phản xạ lần lượt trên ba vùng phổ: Đỏ ,Xanh lá cây, Xanh dương tương ứng với ba màu cơ bản của màn hình hiển thị,người ta sẽ thấy các màu tự nhiên sẽ được tái tạo lại bởi ảnh vệ tinh.
.Tổ hợp màu sai (màu không thật) : khi ít nhất một trong ba kênh phổ không nằm trong vùng của ba màu cơ bản thì không thể tái tạo màu tự nhiên trên màn hình hiển thị ảnh. Tổ hợp màu sai thông dụng là tổ hợp màu hồng ngoại.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH VỆ TINH(tt)
+Hiển thị màu giả: thường áp dụng trong trường hợp ảnh chỉ có một kênh phổ. Phương pháp này được sử dụng phổ biến để hiện thị màu cho ảnh sau khi phân loại, ảnh chỉ số thực vật, ảnh nhiệt,… và bao giờ cũng phải kèm theo một bản chú giải màu.
Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này cần phải nắm vững thông tin mà kênh ảnh mang lại hoặc đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng quan tâm để chọn một khoảng cấp độ xám tối ưu khi gán cho một màu nào đó.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG
_ Phân loại ảnh hàng không: có 2 cách:
Theo phương cách chụp ảnh :
+ Ảnh chụp đơn : là chụp từng vùng nhỏ của khu vực nghiên cứu theo từng tấm ảnh riêng biệt. Các tấm ảnh không phủ dọc và phủ bên với nhau, được dùng cho điều tra khảo sát, do thám quân sự…
+ Ảnh chụp theo tuyến : là chụp theo 1 tuyến nào đó đã bố trí sẵn có thể là thẳng, gấp khúc hay uốn cong. Các tấm ảnh kề nhau trong một tuyến có độ phủ dọc và được ứng dụng trong quân sự, nghiên cứu khoa học,…
+ Ảnh chụp nhiều tuyến ( chụp ảnh diện tích): là chụp theo nhiều tuyến dải bay thẳng, song song với nhau và cách đều nhau. Các tấm ảnh trên hai dải bay kề ngoài độ phủ dọc trong mỗi một dải bay còn có độ phủ bên nữa. Đây là cách chụp thường được dùng nhất để thành lập bản đồ địa hình.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
Theo bước sóng của ảnh chụp :
+ Ảnh hàng không toàn sắc: là ảnh hàng không được chụp hoàn toàn trong dải sóng nhìn thấy, khi in thành ảnh sẽ cho ra ảnh trắng đen.
+ Ảnh hàng không hồng ngoại trắng đen: là ảnh hàng không được chụp bằng loại phim cảm nhận mạnh trong dải sóng hồng ngoại, khi in cho ảnh trắng đen.
+ Ảnh hàng không đa phổ: các máy ảnh nhiều băng phổ ghi lại ảnh một cách đồng thời cùng một hình ảnh với một loại tổ hợp các phim và tấm lọc để thu thập các ảnh chụp ở các băng phổ hẹp khác nhau của năng lượng điện từ.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
a .Độ phủ của ảnh:
Các tấm ảnh kề nhau trong cùng một đường bay phải chồng phủ lên nhau một diện tích nào đó và hai loạt ảnh được chụp từ hai đường bay kề nhau cũng phải chồng phủ lên nhau một phần.
Diện tích chồng phủ lên nhau của hai tấm ảnh kề nhau trong cùng một đường bay gọi là diện tích phủ dọc (overlap).
Diện tích chồng phủ giữa hai loạt ảnh trong hai chuyến bay kề nhau gọi là diện tích phủ bên (sidelap).
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
b. Hiện tượng nghiêng và chếch:
Các ảnh máy bay (không ảnh) chuẩn là những ảnh được chụp khi thiết bị chụp đặt trên máy bay hoàn toàn nằm ngang, không lệch phải hay lệch trái so với hướng bay, cũng không chút lên hay chút xuống so với mặt phẳng ngang.
Trường hợp máy bay liên tục nghiêng cánh dần, phần ảnh bên cánh thấp sẽ có tỉ lệ lớn hơn phần ảnh bên cánh cao, tạo ra hiện tượng nghiêng của không ảnh.
Khi đầu máy bay chút xuống hoặc chếch lên so với phương ngang, phần ảnh của đầu máy bay có tỉ lệ lớn hơn hay nhỏ hơn phần ảnh phía đuôi, ta gọi là hiện tượng chếch của không ảnh.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
c. Hiện tượng dạt và lệch:
Khi có gió ngang thổi mạnh, máy bay sẽ bị dạt xuôi theo chiều gió làm cho loạt ảnh được chụp cũng dạt theo.
Khi chuyến bay được điều chỉnh bằng cách quay đầu máy bay chéo góc với đường khảo sát, khi đó loạt ảnh thu được bao gồm những ảnh lệch.
Hiện tượng dạt và lệch cần tính đến khi định hướng loạt ảnh và xác định diện tích chồng phủ để quan sát lập thể.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
e. Quan sát lập thể:
Trong viễn thám, phần chồng phủ cùng xuất hiện trên hai tấm ảnh kề nhau được chụp trên cùng một tuyến bay tạo ra một cặp ảnh lập thể .
Để quan sát lập thể các không ảnh, ngoài cặp ảnh lập thể còn phải có kính lập thể.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
_ Hiện tượng phóng đại thẳng đứng:
Khi xem xét lập thể các không ảnh tỷ lệ lớn, các đỉnh cao dường như cao hơn, các khu vực sâu dường như sâu hơn, trong khi khoảng cách nằm ngang không biến đổi . Hiện tượng đó gọi là sự phóng đại thẳng đứng của không ảnh
+ Độ phóng đại thẳng đứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
. Tỷ lệ thuân với B ( air base – khoảng cách giữa hai lần chụp ảnh kề nhau của cùng một tuyến bay). Người ta có thể giảm số lượng không ảnh của mỗi phi trình bằng cách giảm độ chồng phủ, tức là tăng khoảng cách giữa hai lần chụp kề nhau.
. Tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa kính quan sát lập thể và tấm ảnh, với khoảng cách giữa hai tấm ảnh khi quan sát lập thể.
. Giảm khi khoảng cách của hai con ngươi của người quan sát tăng lên.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
d. Tỉ lệ ảnh và tác dụng của từng cấp tỉ lệ : Tỷ lệ ảnh phụ thuộc vào độ cao bay chụp và tiêu cự máy chụp. Điều này phụ thuộc vào tính kinh tế và độ chính xác.
_ Tùy theo các loại tỷ lệ mà ảnh hàng không được chia thành từng cấp khác nhau. Nguyễn Ngọc Thạch và ctv(1997) và đã đề nghị một số tỷ lệ cho các loại ảnh như sau ;
+ Ảnh hàng không tỷ lệ rất nhỏ(<1>
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
+ Ảnh hàng không tỷ lệ nhỏ(1/100.000 – 1/35.000) : cho phép phân biệt các dạng và kiểu địa hình, các kiến trúc địa chất có hạng bậc khác biệt, các kiến trúc phá hủy, làm cơ sở vẽ bản đồ địa chất có các tỷ lệ tương ứng hoặc nhỏ hơn,…
+ Ảnh hàng không tỷ lệ trung bình(1/35.000-1/12.000) : phù hợp cho việc giải đoán địa chất.
Ảnh hàng không tỷ lệ lớn (1/12.000-1/1000) ; cho giải đoán chính xác toàn bộ tổ phần cơ bản của địa hình, vi địa hình, thành phần các quần hợp của các thực vật thân gỗ và các trảng cây bụi,…
Ảnh hàng không tỷ lệ rất lớn (>1/1000) : dùng trong công tác xây dựng công trình, cho phép đo đạc và nghiên cứu vấn đề của một đô thị.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH ĐA PHỔ
Nhờ những hệ thống kính lọc thích hợp mà ở trong một khu vực cùng một lúc ta có thể ghi nhận theo các loại hình ảnh khác nhau của các loại phim như : panchromatic, hồng ngoại trắng đen. Loại ảnh này thường được tạo ra do sự kết hợp của nhiều máy ảnh, đầu kính thường được sử dụng là 70mm, và tất cả các máy đều có độ chập đồng loạt nhau hay có những trường hợp người ta thường dùng một máy ảnh đa đầu kính, mỗi đầu kính có một kính lọc khác nhau thì sẽ chụp được hai dãy ảnh.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH TOÀN SẮC
Ảnh toàn sắc chỉ có một băng phổ nên thường được thiết kế cho độ phân giải cao hơn so với ảnh đa phổ. Nếu cùng độ phủ 60x 60km trên mặt đất, ảnh toàn sắc có độ phân giải 10m sẽ bao gồm 6000x 6000 pixel thì dung lượng của một dữ liệu ảnh này là 36 triệu byte, trong khi ảnh đa phổ nếu có cùng độ phân giải thì đòi hỏi dung lượng cao hơn rất nhiều ( 108 triệu byte).
Do đó, ảnh vệ tinh thường được sự phối hợp về độ phân giải không gian giữa ảnh đa phổ và toàn sắc.
HỆ THỐNG VIỄN THÁM THỤ ĐỘNG
Hệ thống viễn thám thụ động là hệ thống viễn thám ghi lại năng lượng được bức xạ tự nhiên hay phản xạ từ một số đối tượng với nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời.
Ưu và nhược điểm của
hệ thống viễn thám thụ động
Ưu điểm:
Quá trình xử lí không quá phức tạp.
Có thể giải đoán bằng mắt.
Ảnh có độ chính xác và độ phân giải cao.
Ảnh có khả năng tạo ảnh lập thể, chu kỳ lập ngắn, dễ dàng tích hợp với dữ liệu GIS tạo ra nhiều sản phẩm mới từ ảnh vệ tinh một cách tự động hoặc bán tự động (ảnh vệ tinh thương mại).
Ứng dụng tốt trong thành lập bản đồ địa hình, chuyên đề và phục vụ quản lý đô thị (ảnh vệ tinh thương mại).
Nhược điểm:
Chỉ hoạt động vào 9 – 11h và 13 – 15h.
Ảnh hưởng bởi thời tiết.
Hệ thống có quá nhiều vệ tinh.
CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÁM THỤ ĐỘNG CÁC VỆ TINH KHÍ TƯỢNG
_Vệ tinh GOES (Geostationary Operation Enviromental Satellite):
Vệ tinh khí tượng GOES được thiết kế bởi NASA để cung cấp thường xuyên thông tin về điều kiện thời tiết của Hoa Kỳ và cho ảnh bề mặt trái đất với tỷ lệ nhỏ. Các thế hệ của vệ tinh GOES được các nhà khí tượng sử dụng để giám sát và dự báo thời tiết trong hơn 20 năm qua (Lê Văn Trung, 2005).
Thế hệ thứ nhất của vệ tinh bao gồm từ GOES-1 ( phóng lên quỹ đạo năm 1975) đến GOES-7 (năm 1992) nhằm đo lường nhiệt độ khí quyển, gió, độ ẩm và độ phủ của mây.
Thế hệ thứ hai bắt đầu từ GOES-8 (phóng vào quỷ đạo năm 1994) với nhiều cải tiến kỹ thuật nhằm tạo ảnh thường xuyên hơn ( 15 phút thu ảnh một lần), độ phân giải không gian và bức xạ tốt hơn.
CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÁM THỤ ĐỘNG CÁC VỆ TINH KHÍ TƯỢNG
*Vệ tinh Meteosat:
Theo Lê Văn Trung (2005), nó được thiết kế phục vụ chương trình giám sát và dự báo thường xuyên điều kiện thời tiết của toàn thế giới, chương trình bao gồm 7 vệ tinh do cơ quan không gian châu Âu thực hiện.
Các vệ tinh Meteosat lần lượt được đưa vào quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh từ năm 1997 (vệ tinh đầu tiên) đến nay là Meteosat-5 và 6 đang sử dụng bộ cảm biến VISSR trong đó có một kênh toàn sắc, một kênh hồng ngoại cung cấp thông tin về hơi nước chứa trong khí quyển và một kênh hồng ngoại nhiệt liên quan đến việc xác định nhiệt độ các đám mây để ước tính và dự báo lượng mưa.
Ngoài ra, còn một số vệ tinh khí tượng địa tĩnh tương tự được các nước phóng lên quỹ đạo, kết hợp cùng Meteosat và GOES bao phủ toàn bộ trái đất.
Định nghĩa:
Hệ thống viễn thám chủ động là hệ thống được cung cấp một năng lượng riêng cho nó và chiếu trực tiếp vào đối tượng nhằm mục đích đo đạc phần năng lượng trở về. Nguồn năng lượng chính là sóng radar phản xạ từ các vật thể do vệ tinh tự phát xuống theo những bước sóng đã được xác định.
VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG
NGUYÊN LÍ CỦA VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG
Nguyên lý cơ bản:
Chụp ảnh bởi radar là vệ tinh phát ra bức xạ điện từ đến bề mặt trái đất và bộ cảm biến ghi nhận lại số lượng (xung điện) và độ trễ thời gian của năng lượng tán ngược. Các thông tin này do sóng điện từ mang theo và được xác định bởi hướng lan truyền, biên độ, bước sóng, độ phân cực và pha của sóng siêu cao tần.
NGUYÊN LÍ CỦA VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG(tt)
Thiết bị chủ yếu của sóng radar gồm:
Bộ phát sóng: Bộ phát tạo ra các xung ngắn với năng lượng cao trong những khoảng thời gian nhất định, được angten hội tụ thành chùm tia. Sóng phát tỏa ra trên bề mặt đất chếch một góc theo hướng chuyển động của vệ tinh.
Bộ thu nhận tín hiệu: Gồm angten thu nhận xung phản xạ hay tán xạ trở lại từ các vật thể trong vùng phủ sóng của chùm tia. Bằng cách đo lượng độ lệch thời gian giữa lúc sóng phát đi và nhận sóng phản xạ trở lại từ các đối tượng khác nhau, biết được khoảng cách đến các đối tượng thì xác định được vị trí của chúng. Khi vệ tinh chuyển động về phía trước, thu nhận và xử lí tín hiệu phản xạ sóng siêu cao tần, rồi xây dựng nên ảnh hai chiều của bề mặt đất.
NGUYÊN LÍ CỦA VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG
Hệ thống xử lý: Để xử lý và thu nhận dữ liệu:
_ Hiện nay có 2 loại kỹ thuật chụp ảnh radar được sử dụng phổ biến là:
+ Radar khẩu độ thực RAR.
+ Radar khẩu độ tổng hợp SAR.
_ Cả radar khẩu độ thực và radar khẩu độ tổng hợp đều là hệ thống nhìn nghiêng một bên, có phương vuông góc với đường bay. Điểm khác nhau ở chỗ độ phân giải dọc theo đường bay (còn gọi là độ phân giải phương vị) của vật mang đối với SAR thì tốt hơn nhiều. RAR góc độ phân giải phương vị được quyết định bởi độ rộng tín hiệu angten, độ phân giải phương vị tỉ lệ với khoảng cách theo hướng đường truyền giữa radar và đối tượng. Nhìn chung, dựa vào quá trình xử lý, độ phân giải có đạt được từ 1-2m đối với radar máy bay và 5-50m đối với vệ tinh radar (Lê Văn Trung, 2005).
Đặc điểm hình học của ảnh radar
_Hầu hết các hệ thống hiện nay đều tạo ra ảnh radar có một sự biến dạng về mặt hình học nhất định, sự khác biệt chủ yếu trong méo hình học của ảnh radar do ảnh vệ tinh phát sóng theo một góc nghiêng nhất định theo phương chuyển động của vệ tinh (Lê Văn Trung, 2005).
+Biến dạng tỷ lệ tầm xiên: Radar đo lường khoảng cách vật thể theo tầm xiên do đó không thể hiện khoảng cách nằm ngang thực sự của vật thể trên bề mặt đất, do đó tỷ lệ của ảnh radar bị thay đổi dần từ tầm gần cho đến tầm xa.
Đặc điểm hình học của ảnh radar
+ Biến dạng do địa hình: Thông thường, khi quét ảnh, tia sóng di
chuyển theo phương vuông góc với hướng bay nên những vật thể ở
gần sẽ phản xạ trước. Tuy nhiên, thực tế trên ảnh radar thường xảy
ra biến dạng do đặc điểm địa hình khác nhau.
Các hiện tượng đó có thể là:
Hiện tượng Foreshortening: Là hiện tượng rút ngắn lại trên ảnh
radar, thường xảy ra ở vùng đồi núi. Khi tia sóng đến chân núi trước
khi đến đỉnh núi, do radar đo lường khoảng cách theo tầm xiên nên
độ dốc bị nén lại và khoảng cách nghiêng không đúng với thực tế.
Sự biến dạng foreshortening xảy ra khác nhau trên ảnh radar phụ
thuộc vào độ dốc của địa hình và góc tới của chùm tia.
Đặc điểm hình học của ảnh radar
Hiện tượng Layover: Trường hợp tia sóng đến đỉnh núi trước khi đến chân núi thì hiện tượng layover xảy ra, đỉnh núi sẽ dịch vị trí so với vị trí thật của nó trên mặt đất.
_ Cả 2 hiện tượng Foreshortening và Layover đều ảnh hưởng đến ảnh radar, vì xuất hiện các bóng râm trên ảnh. Bóng râm radar xảy ra khi chùm tia radar không thể phủ trùm toàn bộ bề mặt đất, vùng chứa bóng râm có màu sậm trên ảnh vì sóng radar không đủ năng lượng phản xạ trở lại. Vì góc tới của tia sóng tăng dần từ tầm gần tới tầm xa, nên hiện tượng bóng râm xuất hiện càng nhiều ở vùng xa.
Ưu và nhược điểm của
VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG
− Ưu điểm :
Thu nhận ảnh trong mọi điều kiện thời tiết (ít nhạy với mây, mưa nhẹ).
Hoạt động cả ngày lẫn đêm (không phụ thuộc chiếu sáng của mặt trời).
Không chịu tác động của các yếu tố khí quyển (phân tích đa thời gian).
Nhạy với các đặc trưng điện môi (hàm lượng nước, sinh khối, băng).
Nhạy với bề mặt gồ ghề (tốc độ gió ở bề mặt đại dương).
Đo khoảng cách chính xác (bằng kỹ thuật giao thoa).
Nhạy với các vật thể nhân tạo.
Nhạy với cấu trúc đối tượng (khi sử dụng phân cực).
Xuyên thấu lớp bên dưới bề mặt.
− Nhược điểm :
Tương tác phức tạp (khó hiểu, quá trình xử lí phức tạp).
Ảnh hưởng vệt lốm đốm – speckle (khó giải đoán bằng mắt).
Ảnh hưởng bởi độ gồ ghề bề mặt.
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN
Lê Thị Huyền Trân
Phạm Hứa Tường Vi
Quách Thái Vạn Thuận
Trần Thị Kim Ngân
Phạm Thị Thúy Nga
Lê Chí Nguyễn
Ngô Thị Hồng Đoan
Nguyễn Minh Hiền
CBGD: PHAN KIỀU DIỄM
KHOA MT VÀ TNTN
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
TÓM TẮT
_Viễn thám là sự thu nhập và phân tích thông tin về các đối tượng,được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng và sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng những thông tin nói trên. (Theo CCRS)
_Dựa vào cách tiếp nhận thông tin mà viễn thám được chia ra thành 2 hệ thống:
+ Hệ thống viễn thám thụ động.
+ Hệ thống viễn thám chủ động.
_ Các hệ thống này đều có các đặc điểm ảnh, hệ thống chụp ảnh và có ưu-khuyết điểm khác nhau.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH
_Định nghĩa:
Ảnh là sự thể hiện hai chiều của các vật thể trong một vùng đã được xác định. Trong kĩ thuật viễn thám, đã có nhiều tác giả phân loại như của Lê Quang Trí và ctv* (1997), Lê Văn Trung (2005); cho rằng có 2 loại ảnh thường được sử dụng là: ảnh tương tự và ảnh số.
*ctv: cộng tác viên.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH(tt)
_Các loại ảnh:
+Ảnh tương tự: là ảnh được chụp từ camera, được lưu trên phim hoặc giấy ảnh để có thể xem trực tiếp.
Ví dụ: ảnh hàng không,…
+Ảnh số: là dạng dữ liệu ảnh không lưu trên giấy ảnh hoặc phim, được chia thành nhiều phân tử nhỏ được gọi là phần tử ảnh (pixel). Ảnh số được lưu trữ trong máy tính hay các phương tiện lưu trữ khác, để có thể xem được trên máy tính. Ảnh số (ảnh vệ tinh) thể hiện các vật thể được thu bởi các bộ cảm biến đặt trên vệ tinh.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH(tt)
_ Ảnh viễn thám có thể được phân loại thành 3 loại cơ bản:
+Ảnh quang học: là ảnh nhận được dựa vào sự đo lường năng lượng của các bức xạ mặt trời.
+Ảnh nhiệt: nguồn năng lượng chính là bức xạ nhiệt của các vật thể.
+Ảnh radar: nguồn năng lượng chính là sóng radar phản xạ do vệ tinh tự phát xuống theo những bước sóng đã được xác định.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH(tt)
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH VỆ TINH
a. Tính chất hình học của ảnh vệ tinh:
Trường nhìn không đổi (IFOV-Instantanous Field Of View): là góc không gian tương ứng với một đơn vị chia mẫu trên mặt đất. Thông tin ghi được trong IFOV tương ứng với giá trị của pixel.
Trường nhìn (FOV-Field Of View): là góc nhìn tối đa mà bộ cảm có thể thu được sóng điện từ. Khoảng không gian trên mặt đất do FOV tạo nên chính là bề mặt rộng tuyến bay.
Độ phân giải không gian: là diện tích nhỏ nhất trên mặt đất mà bộ cảm có thể phân biệt được.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH(tt)
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH VỆ TINH:
b. Tính chất phổ của ảnh vệ tinh:
Cùng một vùng chụp trên mặt đất nhưng ở các vùng phổ có các bước sóng khác nhau, thì các pixel sẽ cho giá trị khác nhau.
Độ phân giải phổ được thể hiện bởi kích thước và số kênh phổ, bề rộng phổ hoặc sự phân chia vùng phổ mà ảnh vệ tinh có thể phân biệt các bước sóng có kích thước tương tự, tách biệt được các bức xạ từ nhiều vùng phổ khác nhau.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH VỆ TINH(tt)
c. Độ phân giải thời gian của ảnh vệ tinh:
Độ phân giải thời gian liên quan đến khả năng chụp lặp lại của ảnh vệ tinh. Tùy thuộc vào quỹ đạo và độ phân giải không gian mà thời gian chụp lặp lại của vệ tinh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH VỆ TINH(tt)
d. Hiển thị ảnh vệ tinh
_Có 2 phương pháp cơ bản :
+Tổ hợp màu của ảnh đa phổ : Trên cơ sở gán ba kênh phổ với ba màu cơ bản Đỏ ,Xanh lá cây, Xanh dương. Ảnh nhận được sẽ có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào việc gán kênh phổ với cơ bản tương ứng.
.Tổ hợp màu thật hay màu tự nhiên: khi tổ hợp ba kênh ảnh thu năng lượng phản xạ lần lượt trên ba vùng phổ: Đỏ ,Xanh lá cây, Xanh dương tương ứng với ba màu cơ bản của màn hình hiển thị,người ta sẽ thấy các màu tự nhiên sẽ được tái tạo lại bởi ảnh vệ tinh.
.Tổ hợp màu sai (màu không thật) : khi ít nhất một trong ba kênh phổ không nằm trong vùng của ba màu cơ bản thì không thể tái tạo màu tự nhiên trên màn hình hiển thị ảnh. Tổ hợp màu sai thông dụng là tổ hợp màu hồng ngoại.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH VỆ TINH(tt)
+Hiển thị màu giả: thường áp dụng trong trường hợp ảnh chỉ có một kênh phổ. Phương pháp này được sử dụng phổ biến để hiện thị màu cho ảnh sau khi phân loại, ảnh chỉ số thực vật, ảnh nhiệt,… và bao giờ cũng phải kèm theo một bản chú giải màu.
Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này cần phải nắm vững thông tin mà kênh ảnh mang lại hoặc đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng quan tâm để chọn một khoảng cấp độ xám tối ưu khi gán cho một màu nào đó.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG
_ Phân loại ảnh hàng không: có 2 cách:
Theo phương cách chụp ảnh :
+ Ảnh chụp đơn : là chụp từng vùng nhỏ của khu vực nghiên cứu theo từng tấm ảnh riêng biệt. Các tấm ảnh không phủ dọc và phủ bên với nhau, được dùng cho điều tra khảo sát, do thám quân sự…
+ Ảnh chụp theo tuyến : là chụp theo 1 tuyến nào đó đã bố trí sẵn có thể là thẳng, gấp khúc hay uốn cong. Các tấm ảnh kề nhau trong một tuyến có độ phủ dọc và được ứng dụng trong quân sự, nghiên cứu khoa học,…
+ Ảnh chụp nhiều tuyến ( chụp ảnh diện tích): là chụp theo nhiều tuyến dải bay thẳng, song song với nhau và cách đều nhau. Các tấm ảnh trên hai dải bay kề ngoài độ phủ dọc trong mỗi một dải bay còn có độ phủ bên nữa. Đây là cách chụp thường được dùng nhất để thành lập bản đồ địa hình.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
Theo bước sóng của ảnh chụp :
+ Ảnh hàng không toàn sắc: là ảnh hàng không được chụp hoàn toàn trong dải sóng nhìn thấy, khi in thành ảnh sẽ cho ra ảnh trắng đen.
+ Ảnh hàng không hồng ngoại trắng đen: là ảnh hàng không được chụp bằng loại phim cảm nhận mạnh trong dải sóng hồng ngoại, khi in cho ảnh trắng đen.
+ Ảnh hàng không đa phổ: các máy ảnh nhiều băng phổ ghi lại ảnh một cách đồng thời cùng một hình ảnh với một loại tổ hợp các phim và tấm lọc để thu thập các ảnh chụp ở các băng phổ hẹp khác nhau của năng lượng điện từ.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
a .Độ phủ của ảnh:
Các tấm ảnh kề nhau trong cùng một đường bay phải chồng phủ lên nhau một diện tích nào đó và hai loạt ảnh được chụp từ hai đường bay kề nhau cũng phải chồng phủ lên nhau một phần.
Diện tích chồng phủ lên nhau của hai tấm ảnh kề nhau trong cùng một đường bay gọi là diện tích phủ dọc (overlap).
Diện tích chồng phủ giữa hai loạt ảnh trong hai chuyến bay kề nhau gọi là diện tích phủ bên (sidelap).
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
b. Hiện tượng nghiêng và chếch:
Các ảnh máy bay (không ảnh) chuẩn là những ảnh được chụp khi thiết bị chụp đặt trên máy bay hoàn toàn nằm ngang, không lệch phải hay lệch trái so với hướng bay, cũng không chút lên hay chút xuống so với mặt phẳng ngang.
Trường hợp máy bay liên tục nghiêng cánh dần, phần ảnh bên cánh thấp sẽ có tỉ lệ lớn hơn phần ảnh bên cánh cao, tạo ra hiện tượng nghiêng của không ảnh.
Khi đầu máy bay chút xuống hoặc chếch lên so với phương ngang, phần ảnh của đầu máy bay có tỉ lệ lớn hơn hay nhỏ hơn phần ảnh phía đuôi, ta gọi là hiện tượng chếch của không ảnh.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
c. Hiện tượng dạt và lệch:
Khi có gió ngang thổi mạnh, máy bay sẽ bị dạt xuôi theo chiều gió làm cho loạt ảnh được chụp cũng dạt theo.
Khi chuyến bay được điều chỉnh bằng cách quay đầu máy bay chéo góc với đường khảo sát, khi đó loạt ảnh thu được bao gồm những ảnh lệch.
Hiện tượng dạt và lệch cần tính đến khi định hướng loạt ảnh và xác định diện tích chồng phủ để quan sát lập thể.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
e. Quan sát lập thể:
Trong viễn thám, phần chồng phủ cùng xuất hiện trên hai tấm ảnh kề nhau được chụp trên cùng một tuyến bay tạo ra một cặp ảnh lập thể .
Để quan sát lập thể các không ảnh, ngoài cặp ảnh lập thể còn phải có kính lập thể.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
_ Hiện tượng phóng đại thẳng đứng:
Khi xem xét lập thể các không ảnh tỷ lệ lớn, các đỉnh cao dường như cao hơn, các khu vực sâu dường như sâu hơn, trong khi khoảng cách nằm ngang không biến đổi . Hiện tượng đó gọi là sự phóng đại thẳng đứng của không ảnh
+ Độ phóng đại thẳng đứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
. Tỷ lệ thuân với B ( air base – khoảng cách giữa hai lần chụp ảnh kề nhau của cùng một tuyến bay). Người ta có thể giảm số lượng không ảnh của mỗi phi trình bằng cách giảm độ chồng phủ, tức là tăng khoảng cách giữa hai lần chụp kề nhau.
. Tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa kính quan sát lập thể và tấm ảnh, với khoảng cách giữa hai tấm ảnh khi quan sát lập thể.
. Giảm khi khoảng cách của hai con ngươi của người quan sát tăng lên.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
d. Tỉ lệ ảnh và tác dụng của từng cấp tỉ lệ : Tỷ lệ ảnh phụ thuộc vào độ cao bay chụp và tiêu cự máy chụp. Điều này phụ thuộc vào tính kinh tế và độ chính xác.
_ Tùy theo các loại tỷ lệ mà ảnh hàng không được chia thành từng cấp khác nhau. Nguyễn Ngọc Thạch và ctv(1997) và đã đề nghị một số tỷ lệ cho các loại ảnh như sau ;
+ Ảnh hàng không tỷ lệ rất nhỏ(<1>
ĐẶC ĐIỂM ẢNH HÀNG KHÔNG(tt)
+ Ảnh hàng không tỷ lệ nhỏ(1/100.000 – 1/35.000) : cho phép phân biệt các dạng và kiểu địa hình, các kiến trúc địa chất có hạng bậc khác biệt, các kiến trúc phá hủy, làm cơ sở vẽ bản đồ địa chất có các tỷ lệ tương ứng hoặc nhỏ hơn,…
+ Ảnh hàng không tỷ lệ trung bình(1/35.000-1/12.000) : phù hợp cho việc giải đoán địa chất.
Ảnh hàng không tỷ lệ lớn (1/12.000-1/1000) ; cho giải đoán chính xác toàn bộ tổ phần cơ bản của địa hình, vi địa hình, thành phần các quần hợp của các thực vật thân gỗ và các trảng cây bụi,…
Ảnh hàng không tỷ lệ rất lớn (>1/1000) : dùng trong công tác xây dựng công trình, cho phép đo đạc và nghiên cứu vấn đề của một đô thị.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH ĐA PHỔ
Nhờ những hệ thống kính lọc thích hợp mà ở trong một khu vực cùng một lúc ta có thể ghi nhận theo các loại hình ảnh khác nhau của các loại phim như : panchromatic, hồng ngoại trắng đen. Loại ảnh này thường được tạo ra do sự kết hợp của nhiều máy ảnh, đầu kính thường được sử dụng là 70mm, và tất cả các máy đều có độ chập đồng loạt nhau hay có những trường hợp người ta thường dùng một máy ảnh đa đầu kính, mỗi đầu kính có một kính lọc khác nhau thì sẽ chụp được hai dãy ảnh.
ĐẶC ĐIỂM ẢNH TOÀN SẮC
Ảnh toàn sắc chỉ có một băng phổ nên thường được thiết kế cho độ phân giải cao hơn so với ảnh đa phổ. Nếu cùng độ phủ 60x 60km trên mặt đất, ảnh toàn sắc có độ phân giải 10m sẽ bao gồm 6000x 6000 pixel thì dung lượng của một dữ liệu ảnh này là 36 triệu byte, trong khi ảnh đa phổ nếu có cùng độ phân giải thì đòi hỏi dung lượng cao hơn rất nhiều ( 108 triệu byte).
Do đó, ảnh vệ tinh thường được sự phối hợp về độ phân giải không gian giữa ảnh đa phổ và toàn sắc.
HỆ THỐNG VIỄN THÁM THỤ ĐỘNG
Hệ thống viễn thám thụ động là hệ thống viễn thám ghi lại năng lượng được bức xạ tự nhiên hay phản xạ từ một số đối tượng với nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời.
Ưu và nhược điểm của
hệ thống viễn thám thụ động
Ưu điểm:
Quá trình xử lí không quá phức tạp.
Có thể giải đoán bằng mắt.
Ảnh có độ chính xác và độ phân giải cao.
Ảnh có khả năng tạo ảnh lập thể, chu kỳ lập ngắn, dễ dàng tích hợp với dữ liệu GIS tạo ra nhiều sản phẩm mới từ ảnh vệ tinh một cách tự động hoặc bán tự động (ảnh vệ tinh thương mại).
Ứng dụng tốt trong thành lập bản đồ địa hình, chuyên đề và phục vụ quản lý đô thị (ảnh vệ tinh thương mại).
Nhược điểm:
Chỉ hoạt động vào 9 – 11h và 13 – 15h.
Ảnh hưởng bởi thời tiết.
Hệ thống có quá nhiều vệ tinh.
CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÁM THỤ ĐỘNG CÁC VỆ TINH KHÍ TƯỢNG
_Vệ tinh GOES (Geostationary Operation Enviromental Satellite):
Vệ tinh khí tượng GOES được thiết kế bởi NASA để cung cấp thường xuyên thông tin về điều kiện thời tiết của Hoa Kỳ và cho ảnh bề mặt trái đất với tỷ lệ nhỏ. Các thế hệ của vệ tinh GOES được các nhà khí tượng sử dụng để giám sát và dự báo thời tiết trong hơn 20 năm qua (Lê Văn Trung, 2005).
Thế hệ thứ nhất của vệ tinh bao gồm từ GOES-1 ( phóng lên quỹ đạo năm 1975) đến GOES-7 (năm 1992) nhằm đo lường nhiệt độ khí quyển, gió, độ ẩm và độ phủ của mây.
Thế hệ thứ hai bắt đầu từ GOES-8 (phóng vào quỷ đạo năm 1994) với nhiều cải tiến kỹ thuật nhằm tạo ảnh thường xuyên hơn ( 15 phút thu ảnh một lần), độ phân giải không gian và bức xạ tốt hơn.
CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÁM THỤ ĐỘNG CÁC VỆ TINH KHÍ TƯỢNG
*Vệ tinh Meteosat:
Theo Lê Văn Trung (2005), nó được thiết kế phục vụ chương trình giám sát và dự báo thường xuyên điều kiện thời tiết của toàn thế giới, chương trình bao gồm 7 vệ tinh do cơ quan không gian châu Âu thực hiện.
Các vệ tinh Meteosat lần lượt được đưa vào quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh từ năm 1997 (vệ tinh đầu tiên) đến nay là Meteosat-5 và 6 đang sử dụng bộ cảm biến VISSR trong đó có một kênh toàn sắc, một kênh hồng ngoại cung cấp thông tin về hơi nước chứa trong khí quyển và một kênh hồng ngoại nhiệt liên quan đến việc xác định nhiệt độ các đám mây để ước tính và dự báo lượng mưa.
Ngoài ra, còn một số vệ tinh khí tượng địa tĩnh tương tự được các nước phóng lên quỹ đạo, kết hợp cùng Meteosat và GOES bao phủ toàn bộ trái đất.
Định nghĩa:
Hệ thống viễn thám chủ động là hệ thống được cung cấp một năng lượng riêng cho nó và chiếu trực tiếp vào đối tượng nhằm mục đích đo đạc phần năng lượng trở về. Nguồn năng lượng chính là sóng radar phản xạ từ các vật thể do vệ tinh tự phát xuống theo những bước sóng đã được xác định.
VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG
NGUYÊN LÍ CỦA VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG
Nguyên lý cơ bản:
Chụp ảnh bởi radar là vệ tinh phát ra bức xạ điện từ đến bề mặt trái đất và bộ cảm biến ghi nhận lại số lượng (xung điện) và độ trễ thời gian của năng lượng tán ngược. Các thông tin này do sóng điện từ mang theo và được xác định bởi hướng lan truyền, biên độ, bước sóng, độ phân cực và pha của sóng siêu cao tần.
NGUYÊN LÍ CỦA VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG(tt)
Thiết bị chủ yếu của sóng radar gồm:
Bộ phát sóng: Bộ phát tạo ra các xung ngắn với năng lượng cao trong những khoảng thời gian nhất định, được angten hội tụ thành chùm tia. Sóng phát tỏa ra trên bề mặt đất chếch một góc theo hướng chuyển động của vệ tinh.
Bộ thu nhận tín hiệu: Gồm angten thu nhận xung phản xạ hay tán xạ trở lại từ các vật thể trong vùng phủ sóng của chùm tia. Bằng cách đo lượng độ lệch thời gian giữa lúc sóng phát đi và nhận sóng phản xạ trở lại từ các đối tượng khác nhau, biết được khoảng cách đến các đối tượng thì xác định được vị trí của chúng. Khi vệ tinh chuyển động về phía trước, thu nhận và xử lí tín hiệu phản xạ sóng siêu cao tần, rồi xây dựng nên ảnh hai chiều của bề mặt đất.
NGUYÊN LÍ CỦA VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG
Hệ thống xử lý: Để xử lý và thu nhận dữ liệu:
_ Hiện nay có 2 loại kỹ thuật chụp ảnh radar được sử dụng phổ biến là:
+ Radar khẩu độ thực RAR.
+ Radar khẩu độ tổng hợp SAR.
_ Cả radar khẩu độ thực và radar khẩu độ tổng hợp đều là hệ thống nhìn nghiêng một bên, có phương vuông góc với đường bay. Điểm khác nhau ở chỗ độ phân giải dọc theo đường bay (còn gọi là độ phân giải phương vị) của vật mang đối với SAR thì tốt hơn nhiều. RAR góc độ phân giải phương vị được quyết định bởi độ rộng tín hiệu angten, độ phân giải phương vị tỉ lệ với khoảng cách theo hướng đường truyền giữa radar và đối tượng. Nhìn chung, dựa vào quá trình xử lý, độ phân giải có đạt được từ 1-2m đối với radar máy bay và 5-50m đối với vệ tinh radar (Lê Văn Trung, 2005).
Đặc điểm hình học của ảnh radar
_Hầu hết các hệ thống hiện nay đều tạo ra ảnh radar có một sự biến dạng về mặt hình học nhất định, sự khác biệt chủ yếu trong méo hình học của ảnh radar do ảnh vệ tinh phát sóng theo một góc nghiêng nhất định theo phương chuyển động của vệ tinh (Lê Văn Trung, 2005).
+Biến dạng tỷ lệ tầm xiên: Radar đo lường khoảng cách vật thể theo tầm xiên do đó không thể hiện khoảng cách nằm ngang thực sự của vật thể trên bề mặt đất, do đó tỷ lệ của ảnh radar bị thay đổi dần từ tầm gần cho đến tầm xa.
Đặc điểm hình học của ảnh radar
+ Biến dạng do địa hình: Thông thường, khi quét ảnh, tia sóng di
chuyển theo phương vuông góc với hướng bay nên những vật thể ở
gần sẽ phản xạ trước. Tuy nhiên, thực tế trên ảnh radar thường xảy
ra biến dạng do đặc điểm địa hình khác nhau.
Các hiện tượng đó có thể là:
Hiện tượng Foreshortening: Là hiện tượng rút ngắn lại trên ảnh
radar, thường xảy ra ở vùng đồi núi. Khi tia sóng đến chân núi trước
khi đến đỉnh núi, do radar đo lường khoảng cách theo tầm xiên nên
độ dốc bị nén lại và khoảng cách nghiêng không đúng với thực tế.
Sự biến dạng foreshortening xảy ra khác nhau trên ảnh radar phụ
thuộc vào độ dốc của địa hình và góc tới của chùm tia.
Đặc điểm hình học của ảnh radar
Hiện tượng Layover: Trường hợp tia sóng đến đỉnh núi trước khi đến chân núi thì hiện tượng layover xảy ra, đỉnh núi sẽ dịch vị trí so với vị trí thật của nó trên mặt đất.
_ Cả 2 hiện tượng Foreshortening và Layover đều ảnh hưởng đến ảnh radar, vì xuất hiện các bóng râm trên ảnh. Bóng râm radar xảy ra khi chùm tia radar không thể phủ trùm toàn bộ bề mặt đất, vùng chứa bóng râm có màu sậm trên ảnh vì sóng radar không đủ năng lượng phản xạ trở lại. Vì góc tới của tia sóng tăng dần từ tầm gần tới tầm xa, nên hiện tượng bóng râm xuất hiện càng nhiều ở vùng xa.
Ưu và nhược điểm của
VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG
− Ưu điểm :
Thu nhận ảnh trong mọi điều kiện thời tiết (ít nhạy với mây, mưa nhẹ).
Hoạt động cả ngày lẫn đêm (không phụ thuộc chiếu sáng của mặt trời).
Không chịu tác động của các yếu tố khí quyển (phân tích đa thời gian).
Nhạy với các đặc trưng điện môi (hàm lượng nước, sinh khối, băng).
Nhạy với bề mặt gồ ghề (tốc độ gió ở bề mặt đại dương).
Đo khoảng cách chính xác (bằng kỹ thuật giao thoa).
Nhạy với các vật thể nhân tạo.
Nhạy với cấu trúc đối tượng (khi sử dụng phân cực).
Xuyên thấu lớp bên dưới bề mặt.
− Nhược điểm :
Tương tác phức tạp (khó hiểu, quá trình xử lí phức tạp).
Ảnh hưởng vệt lốm đốm – speckle (khó giải đoán bằng mắt).
Ảnh hưởng bởi độ gồ ghề bề mặt.
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)