Viêm gan siêu vbi B
Chia sẻ bởi Châu Văn Sâu |
Ngày 24/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: viêm gan siêu vbi B thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
VIRUS VIÊM GAN SIÊU VI B
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VIÊM GAN SIÊU VI B
Vào những năm 1880, một số bệnh nhân bỗng dưng bị vàng da sau khi được chích ngừa bệnh đậu mùa (small pox). Với nhận xét này, người ta tin rằng bệnh viêm gan cũng có thể lây qua máu. Lúc bấy giờ họ đưa ra một giả thuyết như sau: Có 2 loại viêm gan. Loại thứ nhất lây qua thức ăn, nước uống gây từ vi khuẩn viêm gan nhiễm độc. Loại thứ hai lây qua máu từ vi khuẩn viêm gan huyết tương
Rồi vào năm 1970 vi khuẩn viêm gan B được nhận diện dưới kính hiển vi điện tử bởi khoa học gia Dane. Phân tử này với kích thước là 42 nm, có một vỏ bên ngoài chứa kháng nguyên HbsAg và một nhân bên trong gồm chất DNA của vi khuẩn viêm gan B và chất đạm gọi là core protein
ÐẶC TÍNH CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN B
LỚP VỎ VỮNG CHẮC:
Chúng được che chở bởi một lớp vỏ rất kiên cố, nên có thể sống sót trong thiên nhiên từ năm này qua tháng nọ, mà không hề bị thay đổi. Ngay cả khi bị phơi khô trong vòng 3 đến 4 tuần lễ, vi khuẩn viêm gan B vẫn giữ nguyên khả năng tàn phá tế bào gan khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA HBV
Virus viêm gan B (VRVG B) là một virus nhỏ, AND có kích thước 3,2kB. Sự nhân lên của virus được khởi phát từ sự tổng hợp một ARN bắt đầu từ một genome virus nằm trong nhân tế bào.
Phân tử ARN này sau đó được sao chép ngược thành một AND chuỗi đơn, sau đó thành chuỗi đôi nằm bên trong capside, cuối cùng được vỏ bao bọc rồi được tống ra ngoài vào trong huyết thanh dưới dạng một hạt virus hoàn chỉnh.
Chuỗi nucleotide của genome có 4 vùng đọc mở, trong đó vùng S mã hoá cho 3 protein bề mặt, vùng C mã hóa cho protein của nucleocapside, vùng P mã hóa cho polymerase virus và vùng X mã hóa cho protein HBx, một protein có một vai trò quan trọng trong sự nhân lên của virus và trong bệnh sinh ung thư gan.
HBV thuộc loại siêu vi trùng (hay vi rút ) Hepadna với khả năng
tồn tại cao. Nó có thể tồn tại 15 năm ở -20°C, 24 tháng ở -80°C, 6
tháng ở nhiệt độ trong phòng, và 7 ngày ở 44°C. HBV có genome
gồm một DNA có phần gập đôi, khoảng 3.2 kilo cặp base, tạo nên
các antigen:
HBsAg (kháng nguyên bề mặt) : thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể
HBcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV - dùng để biết HBV đang phát triển
HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân đang có khả năng lây rất cao
gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư gan
gen P
Hoạt động nhân đôi của HBV nhờ hoạt tính của men polymerase (P protein), đây là một Protein lớn, phức tạp, và đa chức năng.
Trên vùng gen P (Polymerase) được chia làm 4 vùng, mỗi vùng có một chức năng riêng: Terminal protein, Spacer, RT domains và RNAase H. Trong đó, vùng sao mã ngược (RT domains: Reverse Transcription) chịu trách nhiệm cho việc tổng hợp men RNA-dependent DNA và DNA-dependent DNA được chia ra thành 7 vùng đặt tên từ A – G.
Vì vùng RT là đích tác động của thuốc Lamivudine nên những đột biến của vùng này trong quá trình phát triển tự nhiên của siêu vi B cũng như dưới tác động của thuốc điều trị sẽ dẫn tới vấn đề đột biến kháng thuốc.
ÐẶC TÍNH TĂNG TRƯỞNG VÀ XÂM NHẬP CƠ THỂ
Gan là mục tiêu chính của vi khuẩn viêm gan B. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ đi thẳng vào từng tế bào của gan và sinh trưởng rất nhanh chóng. Với đặc tính vi khuẩn hóa, chúng sẽ trưng dụng và điều khiển "nhân công" của tế bào gan một cách triệt để. Sau đó, chúng dần dần chiếm lấy chủ quyền và từ đó phát huy nhiều mệnh lệnh liên tục. Sự thay đổi sở hữu chủ này có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại sau này.
Không những chỉ "xâm nhập gia cư" một cách bất hợp pháp, chúng còn có thể trà trộn với chất DNA của tế bào gan, thay đổi đặc tính di truyền của "chủ nhà" một cách ngang nhiên. Sự xáp nhập nhiễm thể này được thấy rõ ràng nhất ở các tế bào ung thư gan gây ra từ bệnh viêm gan B kinh niên.
CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA TRƯỚC SỰ TẤN CÔNG CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN B
Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn nhiễm sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV. Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm siêu vi trùng, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống sAg (anti-HBs) mới xuất hiện.
Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác.
Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viên gan mạn tính.
CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA TRƯỚC SỰ TẤN CÔNG CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN B
Nếu có cả hai HBeAg và HBsAg bệnh nhân có khả năng lây cao, và dễ dẫn đến viêm gan mạn tính với biến chứng xấu về sau như xơ gan và ung thư.
Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.
Ngoài ra, phòng thử nghiệm có thể dùng HBV DNA-p và HBV DNA trong máu hay trong mẫu thử lấy từ gan dùng để biết HBV đang phát triển hay không. [1]
Viêm gan siêu B lây qua những con đường nào?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, nó có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua những con đường sau đây.
- Truyền máu
- Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy xước, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích ma tuý, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu...
- Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai... ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh
- Truyền từ mẹ sang con.
BỆNH VIÊM GAN B
VIÊM GAN B CẤP TÍNH
Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người ghiền thuóc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể keó dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ hoặc "spider nevi" (mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị trên da)
BỆNH VIÊM GAN B
VIÊM GAN B KINH NIÊN
Phần lớn khi bị viêm mạn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan.
Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone giới tính)
CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM GAN B
1) THUỐC CHÍCH: INTERFERON
Ðây là một chất hóa học do chính cơ thể chúng ta chế tạo để chống lại những bệnh tật như cảm cúm, nhiễm trùng, ung thư v.v. Chất hóa học này sẽ giúp cho các bạch huyết cầu có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng và vi khuẩn một cách nhanh chóng hơn, mãnh liệt hơn. Thuốc có thể tiêu diệt những vi khuẩn viêm gan B "lang thang trong máu" một cách trực tiếp cũng như ngăn cản sự tăng trưởng của chúng trong những tế bào gan.
2) THUỐC UỐNG:
LAMIVUDINE
b) ADEFOVIR (HEPSERA)
c) ZADAXIN THYMOSIN ALPHA 1
CHÍCH NGỪA VIÊM GAN B
Có hai cách thức chích ngừa viêm gan B: thụ động và chủ động.
Ở thành phố Hồ Chí Minh: Trung Tâm Chẩn Ðoán Y Khoa đường Hoà Hảo hay Viện Pasteur.
Ở Hà Nội: Tung tâm y tế dự phòng 50C Hàng Bài, Bnh viện Bạch Mai, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới là những địa chỉ bạn có thể tìm đến.
Hằng năm khoảng 200.000 người mới mắc bệnh HBV, khoảng 1-1,25 triệu người có siêu vi trùng viêm gan B trong máu. Bệnh có nhiều hơn ở dân Mỹ gốc Phi, dân Hispanic và người gốc châu Á, một số khác hay bị HBV là dân Eskimo, dân gốc đảo Thái Bình Dương và thổ dân Úc. HBV là nguyên nhân của 5-10% bệnh hoại gan mạn tính và 10-15% ung thư gan. HBV làm khoảng 5.000 người chết mỗi năm, nhiều hơn ở tuổi trên 12 (lý do có lẽ là vì sinh hoạt tình dục bắt đầu nhiều hơn sau tuổi này). các yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc cocaine và các loại thuốc cấm chích mạch, nhiều bạn tình, ly dị, trình độ giáo dục thấp.
Người thực hiện:
Nguyễn Thanh Nhàn
Nguyễn Lam Phương
Nguyễn Thị Hải Đăng
Nguyễn Thị Trúc Linh
Châu Văn Sâu
Hồ Thúy Kiều
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VIÊM GAN SIÊU VI B
Vào những năm 1880, một số bệnh nhân bỗng dưng bị vàng da sau khi được chích ngừa bệnh đậu mùa (small pox). Với nhận xét này, người ta tin rằng bệnh viêm gan cũng có thể lây qua máu. Lúc bấy giờ họ đưa ra một giả thuyết như sau: Có 2 loại viêm gan. Loại thứ nhất lây qua thức ăn, nước uống gây từ vi khuẩn viêm gan nhiễm độc. Loại thứ hai lây qua máu từ vi khuẩn viêm gan huyết tương
Rồi vào năm 1970 vi khuẩn viêm gan B được nhận diện dưới kính hiển vi điện tử bởi khoa học gia Dane. Phân tử này với kích thước là 42 nm, có một vỏ bên ngoài chứa kháng nguyên HbsAg và một nhân bên trong gồm chất DNA của vi khuẩn viêm gan B và chất đạm gọi là core protein
ÐẶC TÍNH CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN B
LỚP VỎ VỮNG CHẮC:
Chúng được che chở bởi một lớp vỏ rất kiên cố, nên có thể sống sót trong thiên nhiên từ năm này qua tháng nọ, mà không hề bị thay đổi. Ngay cả khi bị phơi khô trong vòng 3 đến 4 tuần lễ, vi khuẩn viêm gan B vẫn giữ nguyên khả năng tàn phá tế bào gan khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA HBV
Virus viêm gan B (VRVG B) là một virus nhỏ, AND có kích thước 3,2kB. Sự nhân lên của virus được khởi phát từ sự tổng hợp một ARN bắt đầu từ một genome virus nằm trong nhân tế bào.
Phân tử ARN này sau đó được sao chép ngược thành một AND chuỗi đơn, sau đó thành chuỗi đôi nằm bên trong capside, cuối cùng được vỏ bao bọc rồi được tống ra ngoài vào trong huyết thanh dưới dạng một hạt virus hoàn chỉnh.
Chuỗi nucleotide của genome có 4 vùng đọc mở, trong đó vùng S mã hoá cho 3 protein bề mặt, vùng C mã hóa cho protein của nucleocapside, vùng P mã hóa cho polymerase virus và vùng X mã hóa cho protein HBx, một protein có một vai trò quan trọng trong sự nhân lên của virus và trong bệnh sinh ung thư gan.
HBV thuộc loại siêu vi trùng (hay vi rút ) Hepadna với khả năng
tồn tại cao. Nó có thể tồn tại 15 năm ở -20°C, 24 tháng ở -80°C, 6
tháng ở nhiệt độ trong phòng, và 7 ngày ở 44°C. HBV có genome
gồm một DNA có phần gập đôi, khoảng 3.2 kilo cặp base, tạo nên
các antigen:
HBsAg (kháng nguyên bề mặt) : thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể
HBcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV - dùng để biết HBV đang phát triển
HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân đang có khả năng lây rất cao
gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư gan
gen P
Hoạt động nhân đôi của HBV nhờ hoạt tính của men polymerase (P protein), đây là một Protein lớn, phức tạp, và đa chức năng.
Trên vùng gen P (Polymerase) được chia làm 4 vùng, mỗi vùng có một chức năng riêng: Terminal protein, Spacer, RT domains và RNAase H. Trong đó, vùng sao mã ngược (RT domains: Reverse Transcription) chịu trách nhiệm cho việc tổng hợp men RNA-dependent DNA và DNA-dependent DNA được chia ra thành 7 vùng đặt tên từ A – G.
Vì vùng RT là đích tác động của thuốc Lamivudine nên những đột biến của vùng này trong quá trình phát triển tự nhiên của siêu vi B cũng như dưới tác động của thuốc điều trị sẽ dẫn tới vấn đề đột biến kháng thuốc.
ÐẶC TÍNH TĂNG TRƯỞNG VÀ XÂM NHẬP CƠ THỂ
Gan là mục tiêu chính của vi khuẩn viêm gan B. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ đi thẳng vào từng tế bào của gan và sinh trưởng rất nhanh chóng. Với đặc tính vi khuẩn hóa, chúng sẽ trưng dụng và điều khiển "nhân công" của tế bào gan một cách triệt để. Sau đó, chúng dần dần chiếm lấy chủ quyền và từ đó phát huy nhiều mệnh lệnh liên tục. Sự thay đổi sở hữu chủ này có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại sau này.
Không những chỉ "xâm nhập gia cư" một cách bất hợp pháp, chúng còn có thể trà trộn với chất DNA của tế bào gan, thay đổi đặc tính di truyền của "chủ nhà" một cách ngang nhiên. Sự xáp nhập nhiễm thể này được thấy rõ ràng nhất ở các tế bào ung thư gan gây ra từ bệnh viêm gan B kinh niên.
CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA TRƯỚC SỰ TẤN CÔNG CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN B
Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn nhiễm sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV. Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm siêu vi trùng, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống sAg (anti-HBs) mới xuất hiện.
Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác.
Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viên gan mạn tính.
CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA TRƯỚC SỰ TẤN CÔNG CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN B
Nếu có cả hai HBeAg và HBsAg bệnh nhân có khả năng lây cao, và dễ dẫn đến viêm gan mạn tính với biến chứng xấu về sau như xơ gan và ung thư.
Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.
Ngoài ra, phòng thử nghiệm có thể dùng HBV DNA-p và HBV DNA trong máu hay trong mẫu thử lấy từ gan dùng để biết HBV đang phát triển hay không. [1]
Viêm gan siêu B lây qua những con đường nào?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, nó có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua những con đường sau đây.
- Truyền máu
- Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy xước, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích ma tuý, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu...
- Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai... ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh
- Truyền từ mẹ sang con.
BỆNH VIÊM GAN B
VIÊM GAN B CẤP TÍNH
Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người ghiền thuóc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể keó dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ hoặc "spider nevi" (mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị trên da)
BỆNH VIÊM GAN B
VIÊM GAN B KINH NIÊN
Phần lớn khi bị viêm mạn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan.
Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone giới tính)
CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM GAN B
1) THUỐC CHÍCH: INTERFERON
Ðây là một chất hóa học do chính cơ thể chúng ta chế tạo để chống lại những bệnh tật như cảm cúm, nhiễm trùng, ung thư v.v. Chất hóa học này sẽ giúp cho các bạch huyết cầu có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng và vi khuẩn một cách nhanh chóng hơn, mãnh liệt hơn. Thuốc có thể tiêu diệt những vi khuẩn viêm gan B "lang thang trong máu" một cách trực tiếp cũng như ngăn cản sự tăng trưởng của chúng trong những tế bào gan.
2) THUỐC UỐNG:
LAMIVUDINE
b) ADEFOVIR (HEPSERA)
c) ZADAXIN THYMOSIN ALPHA 1
CHÍCH NGỪA VIÊM GAN B
Có hai cách thức chích ngừa viêm gan B: thụ động và chủ động.
Ở thành phố Hồ Chí Minh: Trung Tâm Chẩn Ðoán Y Khoa đường Hoà Hảo hay Viện Pasteur.
Ở Hà Nội: Tung tâm y tế dự phòng 50C Hàng Bài, Bnh viện Bạch Mai, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới là những địa chỉ bạn có thể tìm đến.
Hằng năm khoảng 200.000 người mới mắc bệnh HBV, khoảng 1-1,25 triệu người có siêu vi trùng viêm gan B trong máu. Bệnh có nhiều hơn ở dân Mỹ gốc Phi, dân Hispanic và người gốc châu Á, một số khác hay bị HBV là dân Eskimo, dân gốc đảo Thái Bình Dương và thổ dân Úc. HBV là nguyên nhân của 5-10% bệnh hoại gan mạn tính và 10-15% ung thư gan. HBV làm khoảng 5.000 người chết mỗi năm, nhiều hơn ở tuổi trên 12 (lý do có lẽ là vì sinh hoạt tình dục bắt đầu nhiều hơn sau tuổi này). các yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc cocaine và các loại thuốc cấm chích mạch, nhiều bạn tình, ly dị, trình độ giáo dục thấp.
Người thực hiện:
Nguyễn Thanh Nhàn
Nguyễn Lam Phương
Nguyễn Thị Hải Đăng
Nguyễn Thị Trúc Linh
Châu Văn Sâu
Hồ Thúy Kiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Châu Văn Sâu
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)