Việc nêm làm và không nên làm để bảo vệ da
Chia sẻ bởi Hồ Hữu Quý |
Ngày 11/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Việc nêm làm và không nên làm để bảo vệ da thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
TỔ 3
CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ ĐẾN DỰ BUỔI THUYẾT TRÌNH
VIỆC NÊN LÀM VÀ
KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ BẢO VỆ DA CHO TRẺ.
I. ĐẶC ĐIỂM DA TRẺ EM:
Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh. Do cấu trúc chưa ổn định, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.
Da bé rất mềm mại, có nhiều mạch máu. Các tuyến bài tiết dưới da (tuyến mồ hôi) chưa hoạt động hoàn thiện, dễ mất cân bằng pH acid tự nhiên cho da. Chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu, da trẻ rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn.
II.CÁC BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
1. bệnh bẩm sinh, tự khỏi không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các bớt tím, xanh: Những vết này có dát màu xanh, tím nhạt hoặc hơi đậm thường thấy ở vùng mông, đùi của bé. Các vết bớt này có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả đùi, mông.
Nguyên nhân: do sự ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Khi trẻ lớn lên, những vết bớt này sẽ từ từ mất đi mà không cần can thiệp gì.
Hạt kê: Khi trẻ mới sinh thường có những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, bắp tay.
Nguyên nhân: do sự ứ đọng của chất bã, hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay. Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau vài tuần lễ.
2. Da trẻ rất non nớt, chính vì vậy nếu không được vệ sinh tốt, trẻ rất dễ bị lây nhiễm các bệnh ngoài da.
Một số bệnh thường gặp là:
Chàm sữa: Thường gặp ở trẻ sau ba tháng tuổi. Biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra, khiến cho da bị đỏ và rớm dịch.
Rôm sảy: Hiện tượng rôm sảy hay gặp ở nhiều trẻ nhỏ, nhất là về mùa nắng nóng ở những trẻ em hay bị ra mồ hôi nhiều, vị trí thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân. Đây là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước.
Viêm da do tã lót: là các dát đỏ ở vùng quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới... da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy.
Chốc lở: Bệnh xuất hiện với những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Đây là do sự nhiễm khuẩn da nguyên phát do liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn tụ cầu gây ra. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ. Chốc có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết gần đó. Sau khi bong vảy, thường để lại vết thâm lâu dài.
Mụn nhọt: Đây là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.
Ghẻ: Da trẻ rất non nớt, vì vậy nếu trong gia đình có người bị ghẻ thì trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường thấy là các mụn nước ở kẽ tay, chân, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm, khiến trẻ quấy khóc.
Chàm, viêm da, ban đỏ: Biểu hiện bằng những mảng hồng ban rất ngứa hay tái đi tái lại, thường phân bố ở mặt và các nếp gấp, ngoài ra còn có đặc điểm như: khô da, vảy cá, viêm da, nhiễm trùng da... Đối với trẻ em hay gặp nhất là chàm sữa (còn gọi là chàm thể tạng), xảy ra nhiều ở trẻ 3 - 6 tháng, ngứa rất dữ dội làm trẻ quấy khóc, không ngủ được. Có thể sử dụng những sản phẩm chứa kẽm oxid để giảm ngứa, dịu da, chống viêm.
III. CÁC VIỆC NÊN LÀM ĐỂ BẢO VỆ DA TRẺ EM.
Cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho da bé hằng ngày
mặt khác những người gần gũi chăm sóc trẻ hằng ngày cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể vì dễ lây bệnh cho trẻ. .
Sử dụng các loại sữa tắm chuyên biệt dành cho trẻ em đã qua kiểm nghiệm lâm sàng, có pH acid tự nhiên của da bé.
môi trường sống cũng cần thoáng mát.
Các bà mẹ cần chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện.
cần cho trẻ uống đủ nước,tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm.
Quần áo trẻ phải được giặt kỹ bằng xà phòng ít chất xút, ngâm trong nước xả vải cho mềm. Chất liệu vải nên chọn loại cotton, hút mồ hôi và thoáng hơi.
IV. CÁC VIỆC KHÔNG NÊN LAM ĐỂ BẢO VỆ DA TRẺ.
Trẻ sơ sinh không mặc tã giấy làm bít hơi, không dùng đồ bị ẩm thấm nước tiểu của trẻ.
Không được bôi những loại thuốc kem hay uống thuốc các bệnh về da ở trẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
tránh môi trường oi bức
vào mùa hè hạn chế dùng tã lót cho trẻ. Nếu dùng, phải thay tã thường xuyên.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da như: phân, nước tiểu, xà phòng thô có pH kiềm, thoa thuốc bừa bãi, côn trùng đốt.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Hữu Quý
Dung lượng: 3,50MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)