Viec lam moi

Chia sẻ bởi Nguyễn Tân Sửu | Ngày 26/04/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: viec lam moi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhiều năm qua thực hành trong bộ môn Địa lí không có nhiều và đòi hỏi kĩ năng của các tiết thực hành còn đơn giản. Mấy năm gần đây với sự đổi mới SGK thì tiết thực hành tăng cường hơn nhiều. Trong các tiết thực hành đòi hỏi nhiều kĩ năng như tính toán, vẽ, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ...Mặt khác thực hành làm cơ sở để học sinh làm bài tập bộ môn Địa lí mà cơ cấu trong đề thi không nhỏ (30-50%). Đổi mới dạy học phải toàn diện, trong đó có tiết thực hành. Tuy nhiên dạy một tiết thực hành địa lý đạt được hiệu quả cao là một vấn đề rất khó. Bên cạnh đó không ít giáo viên chưa hiểu biết nội dung, yêu cầu của một bài thực hành nên khi dạy còn lúng túng về phương pháp, hoặc coi nhẹ về kiến thức dạy thường qua loa theo lối thuyết trình, giáo viên làm việc nhiều, còn học sinh không chịu thao tác, ỷ lại thầy. Vì vậy tôi mạnh dạn viết lên một số kinh nghiệm nhỏ của mình về "Nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành trong dạy địa lí”
II. THỰC TRẠNG:
1. Tiết học thực hành:
- Trong tiết thực hành do đặc thù là sau khi hướng dẫn thì phần lớn thời gian học sinh làm việc nên những học sinh lười biếng dễ chán nản (số đông).
- Thực hành là làm theo hướng dẫn nhưng học sinh thường làm theo thói quen, có những kĩ năng rất đơn giãn nhưng học sinh tốn nhiều thời gian như tính khoảng cách, kí hiệu...
2. Trong kiểm tra đánh giá:
Mặc dù có vai trò lớn như vậy nhưng hiện tại học sinh đạt điểm phần kĩ năng rất thấp. Phần vì học sinh chủ quan, phần vì không cẩn thận, phần vì lúng túng nhận dạng; còn nhận xét thì lung tung, dài dòng không đúng trọng tâm.
III. PHƯƠNG HƯỚNG:
Để xây dựng chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy môn địa lý đi sâu vào loại bài thực hành. Mong muốn của bản thân là để cùng các đòng nghiệp xây dựng chuyên đề hoàn chỉnh có sự thống nhất về PP dạy và KH cho HS giúp HS củng cố kiến thức đã học trong từng phần, từng chương. HS được rèn các KN đọc, phân tích biểu đồ, tranh ảnh địa lý, bảng số liệu, Át lát.... Sử dụng thành thạo bản đồ để trình bày một số hiện tượng, sự vật địa lý ở một nơi nào đó. Biết liên hệ giải thích một số hiện tượng địa lý địa phương mình đang sống. Với vai trò quan trọng của một tiết thực hành như vậy thì nhiệm vụ của giáo viên phải:
1. CÁCH NHẬN BIẾT, XÁC ĐỊNH LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỂ VẼ. a. Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ gì thì ta vẽ biểu đồ đó.
b. Nếu đề bài không yêu cầu vẽ cụ thể thì ta phải dựa theo một số cụm từ gợi ý để biết đề bài muốn mình vẽ cái gì.
c. Các cụm từ gợi ý thường gặp : * Đề bài có cụm từ : cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ.
- Đề có số phần trăm (%) mà tổng số tròn 100% (từ 3 năm trở xuống, hoặc vùng lãnh thổ, quốc gia...) thì vẽ tròn. - Trong các trường hợp như trên nhưng lại biểu hiện cho nhiều năm,hoặc vùng lãnh thổ, quốc gia... thì ta chuyển sang biểu đồ miền, hoặc cột chồng. * Đề có cụm từ : tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình phát triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển. Thì vẽ biểu đồ đồ thị (tức dạng đường). * Đề có cụm từ : tình hình, so sánh, số lượng, sản lượng thì vẽ biểu đồ cột.
2. CÁC ĐIỂM LƯU Ý KHI VẼ BIỂU ĐỒ. Nên dành một trang để vẽ, nên ghi tên biểu đồ bằng chữ IN HOA.
a. Biểu đồ tròn. * Vẽ hình tròn không tính bán kính tốt nhất bằng 2- 3 cm, chọn trục gốc để dễ so sánh và nhận xét ta chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ. * Vẽ theo trình tự bài cho không được vẽ tuỳ tiện và theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ trục gốc. * Trong và trên biểu đồ không nên ghi chữ, vẽ mũi tên hoặc móc que…. Nó sẽ làm rối biểu đồ, thay vào đó là các kí hiệu riêng và được chú giải ở phần ghi chú. * Số ghi trong biểu đồ phải ngay ngắn rõ ràng không nghiêng ngã. Trường hợp không thể ghi số trong biểu đồ được vì phần đó quá nhỏ thì ta ghi số ngay sát trên phần đó ở phía ngoài mà không cần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tân Sửu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)