Vi sinh vật tiền nhân
Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Văn |
Ngày 08/05/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: Vi sinh vật tiền nhân thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN: VI SINH VẬT HỌC THỰC PHẨM
NHÓM 1
Đề tài tiểu luận:
VI SINH VẬT TIỀN NHÂN.
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN: VI SINH VẬT HỌC THỰC PHẨM
NHÓM 1
MÃ LỚP: 02DHDB3 – THỨ 5 – TIẾT 1
GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Sang
1/ KHÁI QUÁT VỀ VSV TiỀN NHÂN
Là những cơ thể đơn bào chưa có màng nhân, trong đó bao gồm hai giới: giới vi khuẩn cổ (Archaeobacteria) và giới vi khuẩn (Eubacteria).
2/ VI KHUẨN
1/ HÌNH THÁI – PHÂN LOẠI
Vi khuẩn là những sinh vật mà cơ thể chỉ gồm một tế bào, chúng có hình dạng và kích thước thay đổi tùy theo từng loại, chiều dài khoảng 1-10μm, chiều ngang 0.2-10μm.
Cầu khuẩn
Coccus – Từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt quả.
Là loại vi khuẩn có hình cầu, nhưng có một số loại không hẳn là hình cầu: hình ngọn nến ở phế cầu khuẩn (Dilpococcus pneumoniae),…
Kích thước: khoảng 0.5 – 1.0 μm (1.0 μm = 10-6m)
Cầu khuẩn
Đặc tính chung:
Tế bào hình cầu, có thể đứng riêng rẽ hoặc liên kết với nhau
Không có cơ quan di động
Không tạo thành bào tử
Có nhiều loài gây bệnh cho người và gia súc
Cầu khuẩn
Phân loại:
Monococcus
Diplococcus
Tetracoccus
Streptococcus
Sarcina
Staphylococcus
Cầu khuẩn
Trực khuẩn
Loại vi khuẩn có hình que
Kích thước: chiều ngang 0.5 - 1µm – chiều dài 1-4µm
Phân loại: theo hình thái
_ Bacillus. _Acetobacter
_Bacterium _Corynebacterium
_Pseudomonas _Clostridium
_Escherichia
Phẩy khuẩn
Các loại vi khuẩn có dạng hình que uốn cong như dấu phẩy.
Xoắn khuẩn
Những loại vi khuẩn có hai vòng xoắn trở lên
Vi khuẩn Gram dương, di động nhờ có tiên mao mọc ở đỉnh.
2/ CẤU TẠO
Thành tế bào
Vách tế bào
Màng tế bào chất
Thể nhân
Bao nhày
Khuẩn mao
Nội bào tử
Thành tế bào
Thành tế bào
Gồm nhiều lớp bao bọc tế bào chất, giúp duy trì hình thái tế bào, hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao, giúp tế bào đề kháng với áp suất thẩm thấu, hỗ trợ quá trình phân cắt tế bào, cản trở sự xâm nhập của một số chất có phân tử lớn,…
Thành tế bào gồm các lớp sau:
Vi khuẩn Gram dương: vách tế bào và màng tế bào chất.
Vi khuẩn Gram âm: màng ngoài, chu chất, màng tế bào chất.
Vách tế bào
Cấu tạo bởi peptidoglycan (murein).
Giúp định hình dạng của tế bào, bảo vệ tế bào khỏi những tác động cơ học, tia bức xạ, ngăn cản sự xâm nhập của các hợp chất có phân tử lượng lớn.
Màng tế bào chất
Cấu tạo bởi lớp đôi phospholipid, các loại protein xen màng, carbonhydrate, glycoprotein, glycolipid, cholesterol.
Tế bào chất
Phần vật chất dạng keo, có protein, acid nucleic, hydrat cacbon, lipid,…, chứa tới 80% là nước.
Thể nhân
Là một cấu trúc AND kép, xoắn lại khép kín thành hình cầu, hình que, hình quả tạ hoặc hình chữ V.
Bao nhày
Thành phần chủ yếu: polysaccharide, ngoài ra cũng có polypeptide và protein. Trong thành phần polysaccarid ngoài glucose còn có glucozamin, ramnose, …
Khuẩn mao
Những sợi lông của tế bào VK, gồm các loại:
- Tiên mao
- Nhung mao
- Lông tiếp hợp
Tiên mao: dạng khuẩn mao nằm ở một đầu hoặc hai đầu của tế bào giúp tế bào di chuyển.
Nhung mao: dạng khuẩn mao ngắn mọc khắp tế bào mặt vi khuẩn.
Lông tiếp hợp: dạng khuẩn mao của vi khuẩn được hình thành khi có sự tiếp hợp hợp giữa hai tế bào vi khuẩn để chuyển plasmid từ VK cho sang VK nhận.
Khuẩn mao
Các loại tiên mao ở vi khuẩn
Khuẩn mao
Nội bào tử
Một số loài VK ở cuối giai đoạn sinh trưởng khi điều kiện môi trường trở lên bất lợi, chúng có thể hình thành bào tử bên trong tế bào.
Một tế bào chỉ tạo 1 nội bào tử
Thành phần: Dipicolinate calcium và axit L-N-succinyl glutamic.
Nội bào tử
3/ HÌNH THỨC SINH SẢN
Sinh sản theo hình thức phân đôi tế bào.
4/ MỘT SỐ VI KHUẨN THƯỜNG GẶP
TRONG THỰC PHẨM
Lactobacterium casei: những trực khuẩn rất ngắn gây chua sữa tự nhiên. Yếm khí tuỳ tiện, lên men tốt glucose, maltose, lactose tạo ra môi trường có từ 0,8 ÷ 1% axit lactic.
Streptococcus cremoris: thường tạo thành chuỗi dài, lên men glucose, galactose. Làm cho sữa đông tụ nhưng cũng làm cho sữa bị nhớt. Giúp sản phẩm có mùi dễ chịu, thường dùng trong chế biến bơ.
Shigella: Khuẩn Shigella có thể được tìm thấy trong thịt gà, trong sa lát và trong sữa. Triệu chứng phát hiện ra sau khi ăn 1 vài ngày: đau bụng quặn thắt, sốt nóng, và tiêu chảy thường có máu..
Vibrio parahemolyticus: Vi khuẩn được tìm thấy ở vùng biển. Ăn tôm, cá, nghêu và sò nấu không thật chín có thể bị ngộ độc.
2/ XẠ KHUẨN
1/ KHÁI QUÁT
Là những loài vi khuẩn có nhân nguyên thủy.
Tế bào Gram dương.
Hiếu khí hoại sinh.
Cấu tạo sợi phân nhánh, không chứa vách ngăn và cellulose.
2/ HÌNH THÁI – PHÂN LOẠI
Hình thái:
- Giống khuẩn ty nấm mốc, phân nhánh và không có vách ngăn.
- Gồm 2 loại: khuẩn ty khí sinh và khuẩn ty cơ chất.
- Đường kính: 0.2 - 3.0 µm.
- Màu sắc đa dạng: trắng, vàng, cam, đỏ,…
Hình thái
2/ HÌNH THÁI – PHÂN LOẠI
2/ HÌNH THÁI – PHÂN LOẠI
Phân loại:
- Gồm 10 bộ, 35 họ, 110 giống và 1000 loài.
3/ CẤU TẠO
Thành tế bào
Dày 150 – 200 antron.
Vững chắc, nhiều lớp.
Bên ngoài có màng nhày.
Màng nguyên sinh chất
Dày khoảng 50 nm.
Cấu tạo giống màng nguyên sinh chất ở vi khuẩn Gram dương: lớp đôi phospholipid, các loại protein xen màng, carbohydrate, glycoprotein, glycolipid, cholesterol.
Tế bào chất
Vật chất dạng keo.
80% là nước.
Có protein, acid nucleic, hydrat carbon, lipid, các ion vô cơ,…
Ribosom: 70% trọng lượng khô.
Các hạt dự trữ: glycogen, các hạt dị nhiễm sắc, hạt PHB,…
3/ HÌNH THỨC SINH SẢN
Sinh sản bằng cách tạo bào tử. Xạ khuẩn sinh sản bằng cách tạo bào tử trên các nhánh phân hóa của khuẩn ty khí sinh.
4/ MỘT SỐ LOẠI XẠ KHUẨN THƯỜNG GẶP TRONG THỰC PHẨM
Streptomyces
Thu nhận kháng sinh.
Actinomyces
Thu nhận enzyme cellulose.
Nhóm 1
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Văn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)