VI SINH MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Phúc Thịnh | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: VI SINH MÔI TRƯỜNG thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Bài báo cáo môn Vi Sinh Môi Trường
GVHD: Nguyễn Thị Tiết
SVTH: PHẠM PHƯỚC THẢO NGUYÊN
ĐÀM THỊ HỒNG NHÃ
PHẠM THỊ NGỌC THÚY
Trường Đại học Sài Gòn
Khoa khoa học môi trường
BÙN HoẠT TÍNH HiẾU KHÍ
Bùn hoạt tính là gì?
Bùn hoạt tính là tập hợp các vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, có khả năng ổn định chất hữu cơ hiếu khí được tạo nên trong quá trình sinh hoá hiếu khí, được giữ lại ở bể lắng đợt II
Bùn hoạt tính (là các bông cặn) có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác. Các bông này có kích thước từ 3 - 150 µm.
Quá trình hình thành bùn hoạt tính
Nước thải sao khi qua bể lắng đợt I có chứa các chất hữu cơ hoà tan và các chất lơ lửng đi vào bể Aerotank. Khi ở trong bể các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính.
ở bể sục khí các vi khuẩn được cung cấp đầy đủ oxy và môi trường thích hợp. Chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và các khoáng chất khác ,một phần chất hữu cơ sẽ được đồng hóa trong tế bào vi khuẩn

ở bể lắng, người ta tạo điều kiện tốt nhất dể các tế bào vi khuẩn có thể lắng xuống đáy bể lắng, một phần bùn dưới đáy bể sẽ được hoàn lưu cho bể bùn hoạt tính để duy trì mật độ sinh khối cho bể
Các phản ứng trong bể
Sự ô xi hóa và tổng hợp
COHNS + O2 + dinh dưỡng CO2 + NH3  CO7NO2 + các sản phẩm khác
(chất hửu cơ) (tế bào VK)



Hô hấp nội sinh

C5H7NO2 + 5O2  5CO2 + NH3 + 2H2O + năng lượng
Trong quá trình bùn hoạt tính, vi khuẩn là vi sinh vật quan trọng nhất, bởi vì chúng chịu trách nhiệm phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải. Trong bể phản ứng, một phần các chất thải hữu cơ được các vi sinh vật hiếu khí và tuỳ tiện sử dụng để tạo ra năng lượng cho việc tổng hợp các chất hữu cơ còn lại thành tế bào mới. Như vậy, chỉ một phần chất thải ban đầu được oxi hoá thành các hợp chất năng lượng thấp như : NO3-, SO42- và CO2, phần còn lại được tổng hợp thành tế bào mới.
Các chỉ tiêu xác định đặc tính và chất lượng của bùn hoạt tính
Chỉ số thể tích bùn

Chỉ số thể tích bùn (SVI – Sludge volume index) là thể tích do một gram bùn khô choán chỗ tính bằng ml sau khi để dung dịch bùn lắng tĩnh trong 30 phút trong ống lắng tĩnh hình trụ khắc độ dung tích 1000ml.

Thông thường ở các nhà máy xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính, chỉ số thể tích bùn dao động từ 50 ÷ 150. Bùn có chỉ số thể tích bùn càng nhỏ lắng càng nhanh và càng đặc

Chỉ số mật độ bùn
Chỉ số mật độ bùn (SDI) là số nghịch đảo của chỉ số thể tích bùn.
SDI thường dao động từ 1 ÷ 1,25
Các yếu tố ảnh hưởng đến bùn hoạt tính
Hợp chất hóa học

Nhiều hợp chất hóa học có tác dụng gây độc đối với hệ vi sinh vật của bùn hoạt tính, ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng, thậm chí làm chúng bị chết. Với nồng độ cao các chất phenol, formaldehyt và các chất sát khuẩn cũng như các chất bảo vệ thực vật sẽ làm biến tính protein của tế bào chất hoặc tác dụng xấu lên thành tế bào.
Kim loại

Các kim loại có ảnh hưởng đến sự sống của vi khuẩn theo thứ tự sau : Sb, Ag, Cu, Hg, Co, Ni, Pb, Cr, Zn, Fe.
Các ion kim loại này thường ở nồng độ vi lượng (vài phần triệu (ppm) đến vài phần nghìn) thì có tác dụng dương tính đến sinh trưởng vi sinh vật và các động thực vật, nếu cao hơn nữa sẽ xuất hiện tác dụng âm tính, riêng Ag ở nồng độ vi lượng cũng có tác dụng sát khuẩn.
Tác dụng sát khuẩn còn thấy ở các hợp chất Hg, còn với chì là một chất độc tích lũy trong cơ thể sinh vật.
Các ion kim loại thường ở dạng muối vô cơ. Nồng độ muối vô cơ có trong nước thải có ảnh hưởng đến khả năng hình thành và chất lượng của bùn.
Nhiệt độ

Nhiệt độ tăng sẽ làm giảm lượng oxi hoà tan trong nước và có ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa. Cứ tăng nhiệt độ lên 10O C thì tốc độ phản ứng sinh hoá tăng lên gấp đôi.
c�c y?u t? kh�c

Độ không ổn định của nước thải vào : quá trình vận hành bị nặng nề nhất khi lưu lượng nước thải và tải trọng chất bẩn hữu cơ biến động lớn

• Nồng độ muối hoặc các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm tốc độ vận chuyển oxi

• Chất dinh dưỡng (N, P) : nếu hàm lượng N > 30 ÷ 60 mg/L, P > 4 ÷ 8 mg/L sẽ xảy ra hiện tượng phú dưỡng hoá, nghĩa là N và P tạo nguồn thức ăn cho rong rêu, tảo và vi sinh vật nước phát triển làm bẩn trở lại nguồn nước. Tỷ lệ BOD5 : N : P tối ưu là 100 : 5 :1

• pH ảnh hưởng đến quá trình bùn hoạt tính, pH tối ưu nằm trong khoảng 6,5 ÷ 7,5

• Lượng bùn tuần hoàn
Vi sinh vật trong bùn hoạt tính
Pseudomonas
Bacillus
Alcaligenes
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phúc Thịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)