Vi sinh

Chia sẻ bởi Lê Minh Nhựt | Ngày 18/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: vi sinh thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

VI SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÙN VÀ KẾT CẤU CỦA ĐẤT
Danh sách nhóm:
Nguyễn Văn Trưởng
Hà Quốc Trường
Hồ Thị Minh Tuyết
Nguyễn Tuyết Nhung Tường
Phan Hải Văn
Phan Thị Ái Vân

7. Phạm Văn Vũ
8. Phạm Phú Vũ
9. Trương Thành Vũ
10. Trịnh Minh Vui
11. Nguyễn Duy Nhất Vương.


NỘI DUNG:
Thành phần chất hữu cơ trong đất.
Quá trình hình thành mùn.
Sự biến đổi của khu hệ vi sinh vật trong quá trình phân giải chất hữu cơ và hình thành mùn.
Ảnh hưởng của một số chất trong quá trình hình thành mùn.
Vai trò của vi sinh vật trong quá trình hình thành kết cấu đất.
I. THÀNH PHẦN CHẤT HỮU CƠ
TRONG ĐẤT:
Chất hữu cơ trong đất là hỗn hợp của rất nhiều chất hữu cơ khác nhau và giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và thay đổi độ phì đất.
Chất hữu cơ trong đất gồm:
Xác thực vật, động vật và vi sinh vật
Những sản phẩm phân giải và tổng hợp của các loại vi sinh vật.Thành phần gồm:hidrat cacbon, xenlulo, hemixenlulo, linhin, nhựa, sáp, dầu mỡ, tanin, tro…
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÙN:
Định nghĩa mùn:
Mùn là thể hữu cơ phức tạp, là một bộ phận rất quan trọng trong đất,quá trình hình thành mùn gắn liền với quá trình phát sinh đất.Mùn là cơ sở chủ yếu hình thành độ phì nhiêu của đất.
2. Quan điểm về quá trình hình thành mùn:
Quan điểm hoá học:
Quá trình hình thành mùn chỉ là quá trình phân giải hoá học của các xác động thực vật không có sự tham gia của VSV.




Mùn là chất dư thừa hoặc là chất trung gian chưa được phân giải hết do các phản ứng hoá học trong đất.
Quan điểm sinh học:
Vô cơ hoá: quá trình chuyển hoá các hợpchất hữu cơ thành các chất vô cơ dễ tiêu.
Mùn hoá:quá trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ đơn giản kết hợp với quá trình tự tiêu tự giải của VSV.

Mùn là sản phẩmtổng hợp chất hữu cơ được hình thành nhờvaò quá trinh hoạt động của VSV trong đất.

3. Thành phần mùn: Gồm acid mùn và nhóm humin.
Acid mùn:
Acid humic:hình thành trong môi trường trung tính hay hơi kiềm,có màu đen hoặc xám.Hàm lượng : C(52-58%), H(3.3-3.8%), O(31.4-39%), N(3.6-4%), có kết cấu vòng thơm, nhóm đạm và nhóm glucid.
Acid humic
Acid fulvic: hình thành trong môi trường chua,màu vàng hay vàng nhạt.Hàm lượng: C(45-48%), H(5-6%), O(43-43.5%), N(1.3-5%)

acid fulvic
Nhóm humin: tồn tại trong các loại đất trung tính và trong quần thể có nhiều Cytophaga.Humin hình thành một mạng lưới kết chặt với keo sắt và acid humic tạo thành phức chất hữu cơ – vô cơ,có tác dụng trong việc hình thành kết cấu đất.
Cytophaga
III. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KHU HỆ VSV TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ VÀ HÌNH THÀNH MÙN:
Xác động thực vật sau khi vùi vào trong đất bị VSV phân huỷ lên men.Sau đó VSV lên men giảm dần và được VSV sinh tính đất thay thế.

Các điều kiện ảnh hưởng đến lượng mùn và tích luỹ mùn:
Thành phần cấu tạo của hợp chất hữu cơ bị phân huỷ.
Điều kiện môi trường: nhiệt độ, độ ẩm,…
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÙN:
Xenlulo:
Xenlulo là nguồn hình thành mùn chủ yếu.
Xenlulo không phải là nguồn hình thành mùn:
Theo Vinogratxki -1929:Trong quá trình phân huỷ xenlulo thấy xuất hiện chất dẻo.Quan sát dưới kính hiển vi có nhiều vi khuẩn ,tế bào này tự dung giải. Đạm của tế bào vi khuẩn được giải phóng sẽ cùng chất dẻo dạng keo ấý kết hợp thành dạng protit.Sản phẩm này được gọi là mùn vô sắc hay mùn trắng, nó có tác dụng rất lớn trong quá trình hình thành mùn.


Xenlulo
Theo Vacne: chất dẻo hình thành không phải là sản phẩm của quá trình phân giải mà là sản phẩm tổng hợp được dưới tác dụng của VSV.

Theo Imxenhixki -1943: khi phân giải xenlulo thì đại đa số biến thành keo dẻo, một phần biến thành CO2.

Xenlulo có tác dụng trong hình thành mùn.Nó là nguồn năng lượng cho VSV phát triển.Trên cơ sở tác dụng của những chất dung giải từ tế bào các loại VSV với các chất được phân giải từ xenlulo mà tiến hành quá trình hình thành mùn.
Hemixenlulo:

Hemixenlulo bị nhiều VSV trong đất phân giải: Bacillus mesentericus, Clostridium pasteurianum, Mucor stolinifer, có hệ thống men đặc biệt biến hêmixenlulo thành những hợp chất hữu cơ đơn giản.
Rudacôp đã chú ý đến acid glacturonic.Chúng có tính ổn định đối với VSV,dễ cố định trong mùn và chiếm khoảng 12-13% trong mùn.Ông cho rằng acid humic có thể do protic của VSV phân giải rồi phản ứng với acid azotobater glacturonic.
Sản phẩm này là chất keo dẻo có tác dụng tốt cho quá trình hình thành đoàn lạp của đất.
bacillus mensentericus
azotobater
clostridium pasteurianum
3. Linhin:
Linhin là chất hữu cơ rất phức tạp,chiếm 30% trong cây lấy gỗ, 10-20% trong cỏ. Đơn vị cấu trúc là phenyl propan và chứa nhiều nhóm định chức khác nhau: mêtôxin,phenol,rượu.
Theo Truxôp:mùn hoá trong tự nhiên do sự kết hợp chặt chẽ giữa những sản phẩm phân giải của protit và linhin.
Theo Oatxman: chất mùn trong đất là thể phức tạp của protit và linhin.
V. VAI TRÒ CỦA VSV TRONG HÌNH THÀNH KẾT CẤU ĐẤT:
Mùn hoạt tính là hợp chất có tác dụng kết dính tạo thành đoàn lạp trong đất nhưng có nhiều quan điểm giải thích về sự hình thành hợp chất này.
Uyliam:nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của Pseudonomas.Quá trình này tiết ra niêm dịch, đượcgoị là mùn hoạt tính.
Niêm dịch của vi khuẩn có tác dụng tốt trong kết gắn các đoàn lạp của đất.Tuy nhiên sức kết gắn của nó không mạnh và do đó nó không phải là chất kết gắn chủ yếu trong quá trình kết cấu đoàn lạp đất.
Genxe:trong quá trình phân giải chất hữu cơ, vi khuẩn tăng cường phát triển và tổng hợp các chất khác nhau trong thành phần cơ thể của chúng.Những chất này tự biến đổi trong quá trình tự tiêu tự giải và làm thành chất mùn hoạt tính gắn chặt các hạt đất.

Rudacôp:Dưới tác dụng của men protopeptinaza protopectin được phân giải thành acid glacturonic.Acid này kết hợp với protit tạo thành mùn hoạt tính,mùn này có tác dung rõ trong kết cấu đoàn lạp đất.
VI. KẾT LUẬN:
VSV trong đất có tác dụng trong việc hình thành và phân giải mùn.Vì vậy các yếu tố ngoại cảnh kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của chúng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng mùn trong đất.

Do đó trong thực tiễn sản xuất chúng ta cần áp dụng các biện pháp kĩ thuật liên hoàn có như vậy mới đạt được năng suất cây trồng đồng thời tích luỹ hàm lượng mùn và tạo điều kiện nâng cao độ phì đất.


CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Nhựt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)