Vi sinh

Chia sẻ bởi Lâm Ý NHi | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: vi sinh thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

VI SINH VẬT NHÂN NGUYÊN
GVHD: Trần Vũ Phến
(Procaryotic microoganisms)
Sinh viên thực hiện:
Lê Văn Thuận B1205949
Trần Thị Triệu B1206120
Trương Thành Chung B1205891
Trần Đức Lợi B1206003
Vi khuẩn.
Xạ khuẩn.
Ricketxia (Ritkettsias).
Dạng L của vi khuẩn (L-form group) và nhóm Mycoplasma.
Nhóm gồm các thể giống Mycoplasma gây bệnh ở cây trồng.
Chlamydia.
Vi khuẩn lam hay tảo lam.
NỘI DUNG BÁO CÁO
Vi khuẩn có các hình dạng chính:
Cầu khuẩn (coccus)
Trực khuẩn (bacille, monas)
Xoắn khuẩn (spira: xoắn)
Phẩy khuẩn (vibrio)
A. Hình dạng và kích thước.
I. VI KHUẨN
CẦU KHUẨN
Cầu khuẩn
Micrococus
Diplococcus
Streptococcus
Sarcina
Staphilococcus
Chi Micrococus.
Hình cầu đứng riêng lẻ.
Sống hoại sinh trong đất, nước, không khí.
Chi Diplococcus.
Hình cầu dính nhau từng đôi một ( do phân cắt theo một mặt xác định).
Có một số loài có khả năng gây bệnh cho người.
VD: Neisseria gonorrhocae
bệnh lậu.
Chi Streptococcus.
Hình cầu và dính với nhau thành chuỗi dài. Streptococcus lactis  lactic.
Chi Sarcina.
Phân cắt theo ba mặt phẳng trực giao với nhau và tạo thành khối gồm 8, 16 tế bào hoặc nhiều hơn.
Hoại sinh trong không khí.
Sarcina urea có khả năng phân giải urê khá mạnh.
Chi Staphilococcus.
Phân cắt theo các mặt phẳng bất kỳ và dính với nhau thành từng đám như chùm nho
Hoại sinh hoặc ký sinh cho người và gia súc.
Trực khuẩn.
Có hình que, đường kính 0,5 - 1µ, dài 1 -4µ.

Trực khuẩn
Gram dương
corynebacterium
Clotridium
Gram âm
Gram dương (bacillus).
Có nội bao tử, không thay đổi hình dạng khi sinh nội bào tử.
Gram âm.
Không sinh nội bào tử.
VD: chi Pseudomonas có 1 – 7 roi, Xanthomonas có một roi, Erwinia có nhiều roi mọc chung quanh…
Chi corynebacterium.
Hình chùy, không có nha bào, hình dạng và kích thước có thay đổi nhiều khi nhuộm màu, tế bào thường tạo thành các đoạn nhỏ bắt màu khác nhau.
Chi Clotridium ( gram dương).
Ngang 0,4 – 1µ, dọc 3 -8µ
Có sinh nội bào tử, nội bào tử to hơn chiều ngang tế bào nên khi có nội bào tử tế bào thường phình ra ở giữa hay một đầu.
Phẩy khuẩn (chi vibrio)
Xoắn khuẩn (chi spirilum)
B. CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN
vi khuẩn cấu tạo dạng tế bào, tức có bộ phận bao che và màng nguyên sinh chất bên trong.
Bộ phận bao che của vi khuẩn.
Vi khuẩn có hai lớp màng chính:
Vách tế bào
Màng nguyên sinh chất
Ngoài ra ở một số chi vi khuẩn còn được bọc bên ngoài một vỏ nhày hoặc một lớp dịch nhày.


Ribôxôm
BỘ PHẬN BAO CHE VI KHUẨN
Vỏ nhày và lớp dịch nhày (capsule và slime)
Vỏ nhày có hai loại: vỏ nhày lớn, cỏ nhày nhỏ
Vỏ nhày lớn có chiều dày lớn hơn 0,2µ.
Vỏ nhày nhỏ có chiều dày dưới 0,2µ.
Dịch nhày: không xác định và cấu trúc rõ ràng
DỊCH NHÀY
VD: Xanthomonas.
CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN
Công dụng của vỏ nhày là bảo vệ tế bào vi khuẩn và là nơi tích lũy chất dinh dưỡng của vi khuẩn.
VD. Streptococcus pneumoniae khi có vỏ nhày sẽ không bị bạch huyết cầu thực bào, nếu mất vỏ nhày thì sẽ bị thực bào nhanh chóng.
Nhuộm vỏ nhày là phương pháp làm tiêu bản âm bằng cách trộn vi khuẩn với mực tàu.
ở một số vi khuẩn, khi môi trường nuôi cấy cạn chất dinh dưỡng, vi khuẩn tiêu thụ chất dinh dưỡng trong vỏ nhày, làm cho vỏ nhày tiêu biến dần đi.
Lớp vỏ nhày và dịch nhày thành phần hóa học phần lớn là nước (98%) và polysaccarit.
BỘ PHẬN BAO CHE VI KHUẨN
b) Vách tế bào (cell wall)
Vi khuẩn gram dương vách tế bào dày 14 - 18nm.
Vi khuẩn gram âm vách tế bào mỏng 10nm.
Chức năng: bao bọc, che chở nguyên sinh chất, giúp cho vi khuẩn có hình dạng nhất định.
vi khuẩn dạng L không có vách thì không có hình dạng nhất định.
VÁCH TẾ BÀO
Cấu tạo hóa học
+ Glycopeptit:
Gram dương khoảng 95%.
- Gram âm khoảng 5 – 20%.
Các vi khuẩn trong nhóm ưa mặn không có glycopeptit.
+ Polysaccarides:
Gram dương: polysaccarides là teichoic acid
Gram âm: không có teichoic acid mà là LPS
VÁCH TẾ BÀO
BỘ PHẬN BAO CHE VI KHUẨN
c. Màng nguyên sinh chất
Màng nguyên sinh chất đảm nhiệm 4 chức năng:
Duy trì áp suất thẩm thấu tế bào.
tích lũy dưỡng chất và chất thải biến dưỡng
Là nơi xảy quá trình sinh tổng hợp một số thành phần của tế bào, nhất là các thành phần của vách tế bào và vỏ nhày.
Là nơi chứa một số men và cơ quan con của tế bào (như ribôxôm)
MÀNG NGUYÊN SINH CHẤT
Màng nguyên sinh chất cấu tạo 3 lớp.
+ Ngoài cùng và trong cùng là hai lớp protein.
+ ở giữa là 2 lớp phospholipid: đuôi acid béo hướng vào trong, phần còn lại quay ra ngoài.
Tuy nhiên màng nguyên sinh chất không hoàn toàn đồng bộ, mà có những vùng chứa nhiều protein, nhưng có vùng chứa nhiều lipid hơn.
Màng nguyên sinh chất chứa khoảng 40 - 60% protein, 15 – 40% lipid, và 10 – 20% glucid.
2. Tế bào chất.
Là thành phần chính của tế bào vi khuẩn.
Là một khối chất keo bán lỏng: chứa 80-90% nước.
Thành phần chủ yếu: Lipoprotein.
Nhiệm vụ:
Là nơi tạo ra các phân tử ban đầu hoặc các chất liệu kiến trúc cần thiết cho quá trình quang hợp.
Là nguồn năng lượng của tế bào.
Chứa đựng các chất bài tiết của tế bào để thải ra bên ngoài.
B. CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN
TẾ BÀO CHẤT
TẾ BÀO CHẤT
Ribôxôm
Các hạt khác
TẾ BÀO CHẤT
b) Riboxom.
Chứa khoảng 40-60% RNA, 35-60% protein và một ít lipid, một số men, một ít khoáng chất.
Riboxom trong vi khuẩn ở dưới dạng hạt gồm 2 tiểu thể. Tiểu thể lớn (50S),tiểu thể nhỏ (30S).
Riboxom phần lớn nằm tự do trong tế bào chất, một số ít bám trên màng nguyên sinh chất.
Ở VK có thể có hơn 1000 riboxom.
Là trung tâm tổng hợp protein của tế bào.
TẾ BÀO CHẤT
c) Các hạt khác.
Các hạt hydrat carbon
Hạt volutin
Giọt mỡ
Giọt lưu huỳnh
Các tinh thể
B. CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN
3. Nhân của vi khuẩn.
Để xác định vi khuẩn có nhân hay không ta dùng biện pháp hóa học nhuộm DNA của nhân, hoặc dùng phương pháp phân tích quang phổ (DNA hấp thụ tia sáng có bước sóng 260nm).
DNA là thành phần chủ yếu của nhân.
Thể nhân của vi khuẩn được xem như NST và đảm nhiệm mọi chức năng như nhân của vi sinh vật nhân thực.
4. Roi (hay chiên mao) và sợi pili.
a. Vị trí của roi trên vi khuẩn.
Không có roi: vi khuẩn vô mao (atrichate), không di động một cách chủ động được.
Roi mọc ở đỉnh:
Một roi mọc ở một đỉnh (đơn mao:monotrichate).
VD: nhu vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.oryzae
Có thể là một chùm roi mọc ở đỉnh (lophotrichate) :
VD: Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum.
B. CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN
VỊ TRÍ CỦA ROI TRÊN VI KHUẨN
Xanthomonas campestris pv. oryzae
Pseudomonas solanacearum
VỊ TRÍ CỦA ROI TRÊN VI KHUẨN
Mỗi đỉnh có một chùm roi (amphitrichate)
VD: vi khuẩn Spirillum volutans.
Roi mọc chung quanh (chu mao = peritrichate),roi chiên mao mọc chung quanh vi khuẩn.
VD:chi Erwinia.

ROI VÀ SỢI PILI
b. Cấu tạo của roi.
Roi phát xuất từ lớp ngoại nguyên sinh chất, bên trong màng nguyên sinh chất.
Roi có hai hạt gốc có đường kính 40nm. kế đó là các móc để roi đính vào tế bào vi khuẩn, đường kính của móc hơi lớn hơn đường kính của roi.
Muốn quan sát roi dưới kính hiển vi ta phải nhuộm màu, bằng cách dùng alcaloid để đắp lên roi làm cho roi chiên mao to ra, có thể thấy được dưới kính hiển vi.

CẤU TẠO CỦA ROI
Tốc độ và kiểu di động của của vi khuẩn không giống nhau tùy thuộc loài và vị trị roi.
Các loại vi khuẩn co roi ở một đầu có tộc độ di chuyển mạnh nhất (60-200/giây), chậm nhất (2-10/giây).
Điều kiện môi trường và thời gian nuôi cấy có thể ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng di động của các loài vi khuẩn có roi.
Ngoài roi, một số vi khuẩn còn có sợi pili.
PILI
Dạng sợi lông rất ngắn khoảng 0,3-1, đường kính khoảng 0,01 và thường khoảng 100 đến 400 sợi/ tế bào.
Chức năng:
Vi khuẩn bám được trên bề mặt cơ chất.
Tăng bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng của tế bào lên rất nhiều lần.
Tiếp nhận các dạng DNA từ bên ngoài (sex pili), khi xảy ra hiện tượng tiếp hợp.
CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO VI KHUẨN
5. Nha bào (nội bào tử)
Là bộ phận lưu tồn đặc biệt của một số loài vi khuẩn, được hình thành bên trong tế bào trong những giai đoạn phát triển nhất định của vi khuẩn.
Thường gặp ở hai chi bacillus và Clotridium, một số trong cầu khuẩn, phẩy khuẩn, xoắn khuẩn cũng có khả năng sinh nha bào.
Dưới kính hiển vi, nha bào có nhiều lớp màng bao bọc, lớp ngoài cùng gọi là lớp màng ngoài của nha bào.
NHA BÀO (NỘI BÀO TỬ)
Kế tiếp là lớp vỏ gồm nhiều lớp, có tác dụng ngăn chặn sự thẩm thấu của nước và các chất hòa tan trong nước
Dưới đó là lớp màng trong và trong cùng là lớp khối tế bào chất có cấu tạo đồng nhất.
Cấu tạo các lớp màng của nha bào không giống câu tạo của các lớp màng cua vi khuẩn.
Màng của nha bào khó bắt màu hơn nen rất khó nhuộm màu.
NHA BÀO (NỘI BÀO TỬ)
Nha bào không có khả năng sinh sản.
Mà chỉ giữ chức năng lưu tồn mà thôi.
Nha bào có khả năng sống rất lâu.
Nha bào là đặc điểm cần chú ý khi định danh vi khuẩn.
Xạ khuẩn có nhiều nét khác nhau với nấm nhưng giống với vi khuẩn:
Có giai đoạn đa bào và giai đoạn đơn bào.
Kích thước: rất nhỏ, tương tự vi khuẩn.
Nhân: giống với vi khuẩn, không có màng nhân và tiểu hạch.
Vách tế bào: không chứa celluloz hoặc kitin, giống với vi khuẩn.
Phân chia tế bào, giống với vi khuẩn (kiểu amitoz).
Xạ khuẩn không có giới tính (không có tế bào đực).
Hoại sinh và kí sinh.

II. NHÓM XẠ KHUẨN
(Actinomycetes)
NHÓM XẠ KHUẨN
Là nhóm vi sinh vật đơn bào, dạng sợi hình tia phóng xạ.
Có kích thước và cấu trúc tương tự như tế bào vi khuẩn thông thường, đa số sống hiếu khí trong đất, gram dương.
Xạ khuẩn có kết cấu tế bào dạng sợi-khuẩn ty, có đường kính trong khoảng 1-1.5µ.
Nuôi cấy trên môi trường đặc có thể phân biệt được ba loại khuẩn ty:
Khuẩn ty cơ chất (ăn sâu vào trong môi trường làm nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng) còn gọi là khuẩn ty dinh dưỡng.

NHÓM XẠ KHUẨN
Khuẩn ty trên cơ chất phát triển trên bề mặt môi trường.
Khuẩn ty khí sinh mọc lộ ra khỏi bề mặt môi trường.
Đôi khi khuẩn ty không có khuẩn ty cơ chất hoặc khuẩn ty khí sinh.
Khuẩn ty cơ chất hoặc khí sinh thường phân hóa thành các cành bào tử (sinh ra các bào tử theo kiểu kết đoạn và cắt khúc) và chúng tạo thành khuẩn lạc của xạ khuẩn.
Khuẩn lạc xạ khuẩn rắn chắc, bề mặt xù xì, có dạng nhăn.

NHÓM XẠ KHUẨN
Dạng vòi, dạng nhung tơ hay dạng màng xơ.
Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có dạng phóng xạ hay dạng đồng tâm
Đường kính 0.5-2mm.
Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có màu sắc rất đẹp: trắng, đỏ, vàng, nâu, xanh, hồng tím,...đây là tiêu chí quan trọng trong định tên xạ khuẩn.
Chức năng của xạ khuẩn:
Hầu hết các xạ khuẩn thuộc chi Actinomyces có khả năng sinh kháng sinh, nhiều kháng sinh quan trọng hiện nay được chiết suất từ xạ khuẩn như: Tetraciclin, Streptomycin, chloramphenicol (chất này hiện nay thú y cấm sử dụng),..
Có khả năng tiết ra kháng sinh (antibiotic), dùng làm thuốc trị bệnh cho người, gia súc và cây trồng.
Có khả năng sinh các vitamin thuộc nhóm B (B1, B2, B6, B12,…).
NHÓM XẠ KHUẨN
NHÓM XẠ KHUẨN
Có khả năng tiết enzym (proteas, amylaz…), dùng để chế biến thực phẩm thay cho nấm.
Tuy nhiên một số xạ khuẩn cũng góp phần gây hại cho người, gia súc và cây trồng được gọi chung là bệnh Actinomycose.
một số kháng sinh sản xuất từ xạ Khuẩn có tác dụng diệt côn trùng hay tuyến trùng,...
NHÓM XẠ KHUẨN
Họ streptomycetaceae:
Có giai đoạn thành lập sợi nấm đường kính 0.5-2µ, phân nhánh nhiều.
Sinh sản bằng cách tự tách rời các tế bào của sợi nấm và bằng cách tạo thành bào tử (không phải nha bào) do sinh sản vô tính.
Gram dương, hiếu khí, sống trong đất, nhạy cảm với các tác nhân kháng sinh kể cả antibiotic và có khả năng tạo ra kháng sinh.
III. NHÓM RICKETXI
(Ritkettsias)
Thường dạng que ngắn, đôi khi dài, cầu hoặc sợi, không di động.
Vách tế bào: màng NSC, NSC có riboxom, mucopolysaccaride, có thể nhân.
Gram âm, khó nhuộm màu hơn VK.
Ký sinh bắt buộc trong tế bào chất.
Không tạo nha bào.

NHÓM RICKETXI

Kích thước và hình dạng:
Rickettxia gồm các vi sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn và lớn hơn virus.
Kích thước khoảng 0.3 – 0.6µ, có hình que ngắn, que dài, hình cầu hoặc hình sợi.
Thành phần hoá học của tế bào:
30% protein, lipid trung tính, photpholipid và hydrat carbon, acid nucleic (ADN và ARN ) và một số enzyme, nên có thể thực hiện một số quá trình đường phân, nhưng do không đủ men cần thiết để thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein và đường phân nên Rickettsia phải ký sinh bắt buộc.


NHÓM RICKETXI
Không sinh ra nha bào và không di động.
Đề kháng yếu với nhiệt độ cao, mẫn cảm với sự khô hạn và các chất sát trùng.
Dễ bị nhiệt độ cao giết chết, thường ở là 50oC chúng có thể chết trong vòng 15 phút, ở 80oC sau 1 phút, 100oC chết sau 30 giây.
Rất mẫn cảm với pH, ở pH thấp từ 4,1 trở xuống bị bất động.
NHÓM RICKETXI
Gây bệnh sốt phát ban Rickettsia prowazekii và sốt hồi quy Coxiellaburnetii.
Trên đây là những hình dạng vi khuẩn thường gặp, ngoài ra trong tự nhiên còn gặp các hình dạng vi khuẩn như: hình khối vuông, khối tam giác, khối hình sao.
Chi Beggiatoa saprospira có tế bào nối dài thành hình sợi.
Chi Caryophanon có tế bào hình đĩa xếp chồng lên nhau như một xâu các đồng xu.
Ricketxi có một số điểm giống và khác với vi khuẩn:
IV. DẠNG L CỦA VI KHUẨN (L-FORM GROUP) VÀ NHÓM MYCOPLASMA (Mycoplasma):
1. Dạng L của vi khuẩn:
Nhóm này được Klieneberger tìm thấy vào năm 1935 từ mẽ nuôi vi khuẩn Streptobacillus moniliformis.
Các yếu tố ức chế thành lập vách ở vi khuẩn có thể là các chất kháng sinh như Penicilin, Methicilin, Cycloserin, Ristocyclin.. hoặc là các acid amin ở nồng độ cao như Methionine, Phenilalanine và Cacboxylalamine, hoặc các kháng huyết thanh đặc biệt như, các murôlytic enzym, hoặc được chiếu với tia cực tím.


- Trong quá trình hình thành pha - L. có một số pha trung gian được thành lập như:
+ Dạng B: có các tế bào to và sinh sản theo lối phân đoạn, có khả năng trở ngược lại dạng vi khuẩn có vách.
+ Dạng 3A: có cá thể hình thành các khuẩn lạc nhỏ, có nhiều hạt và không trở ngược lại vi khuẩn có vách.
+ Dạng C: giống như dạng 3A nhưng không có chất .-diaminopimelic acid.
DẠNG L CỦA VI KHUẨN
2. Nhóm Mycoplasma:
Hình dạng: Mycoplasma rất biến đổi từ hình cầu, bầu dục đến hình sởi không điều nhau và có hình xoắn lò xo nữa.
Kích thước: rất nhỏ cho đến cùng cỡ với vi khuẩn và có thể biến đổi nhiều tùy theo hình dạng.
Đặc điểm: rất khó nhuộm màu, phải dùng phương pháp nhuộm Giemsa, Gram âm. Không có vách tế bào, chỉ có màng nguyên sinh chất.

NHÓM MYCOPLASMA
Sinh sản: Mycoplasma sinh sản theo lối hình thành vách ngăn đôi, tuy nhiên không có hiện diện của mêsôxôm trong lúc thành lập vách ngăn.
Có 2 cách sinh sản: Từ 1 thể hình cầu phát triển thành những thể hình sợi hay thành những sợi có hình dạng bất định.
Có thể nuôi cấy Mycoplasma trên môi trường nhân tạo: có thạch, Mycoplasma có thể tạo thành khuẩn lạc rất nhỏ, tròn, đường kính khoảng 0,1mm.
V. NHÓM GỒM CÁC THỂ GIỐNG MYCOPLASMA GÂY BỆNH Ở CÂY TRỒNG: (Mycoplasma-like bodies)
Đây là nhóm vi sinh vật gây nên bệnh vàng lá ở cây trồng.
Ngày nay nhờ kính hiển vi điện tử người ta tìm thấy các thể giống Mycoplasma trong mô và mạch nhựa cây mắc bệnh.
Cho đến năm 1974, người ta biết được 40 bệnh cây của cây do tác nhân này gây ra.
VI. CHLAMYDIA:
Là nhóm vi sinh vật nhân nguyên đặc biệt. Có vách đôi (2 lớp) và kí sinh nội bào bắt buộc.
Sinh sản bằng cách hình thành một bọc với vách mỏng, bên trong của chlamydia biến thành tế bào sơ cấp.
không có khả năng gây bệnh và lây nhiễm, sau đó cắt đôi để cho tế bào thứ cấp có khả năng gây bệnh.
sau đó vách bọc vỡ ra tế bào thứ cấp tung ra tế bào chất của tế bào ký chủ.
VII. VI KHUẨN LAM HAY TẢO LAM (ptocaryotic algae = blue green algae = Cyanophyta):
Là nhóm vi sinh vật nhân nguyên tự dưỡng nhờ có diệp lục tố a, caroten  và các sắc tố phụ.
Bộ phận thực hiện quá trình quang hợp trong tế bào vi khuẩn lam được gọi là tilacoit.
Vi khuẩn lam phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên.
Vi khuẩn lam có hình dạng và kích thước rất khác nhau.
Chúng có thể là đơn bào hoặc ở dạng sợi đa bào.
Đại bộ phận vi khuẩn lam sống trong nước ngọt và tạo thành thực vật phù du của các thủy vực.
Sinh sản theo lối phân cắt hay theo một mặt phẳng hoặc phân cắt theo hai mặt phẳng gốc cho ra khối tế bào.
Đơn bào không có nhân rõ rệt. Vi khuẩn lam có nhiều trong đất, nước ở khắp nơi.
VII. VI KHUẨN LAM HAY TẢO LAM (ptocaryotic algae = blue green algae = Cyanophyta):
Nhiều vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ.
VII. VI KHUẨN LAM HAY TẢO LAM (ptocaryotic algae = blue green algae = Cyanophyta):
Một số vi khuẩn lam sống trong ao hồ thường phát triển mạnh vào mùa hè tạo ra hiện tượng “nước nở hoa”.
VII. VI KHUẨN LAM HAY TẢO LAM (ptocaryotic algae = blue green algae = Cyanophyta):
Một số vi khuẩn lam vì có giá trị dinh dưỡng cao, có chứa một số hoạt chất có giá trị y học, lại có tốc độ phát triển nhanh, khó nhiễm tạp khuẩn vì thích hợp được với các điều kiện môi trường khá đặc biệt.
Ví dụ Spirulina.
Spirulina là loại tảo đa bào màu xanh-màu xanh lá cây, mà không thể được nhìn thấy bằng mắt thường.
Spirulina là một thân cây xoắn ốc thường được tìm thấy trong nước, ngâm nước muối và nước lợ nước ngọt, bao gồm 60-70% protein trọng lượng khô. Các yếu tố protein bao gồm 18 loại axit amin, một số loại vitamin như vitamin A, B, E, H và các khoáng chất, các axit béo cần thiết cho cơ thể.
VII. VI KHUẨN LAM HAY TẢO LAM (ptocaryotic algae = blue green algae = Cyanophyta):
Hiện nay, nó là thực phẩm rất hữu ích dinh dưỡng để ngăn ngừa và điều trị triệu chứng, chẳng hạn như hoạt tính kháng virus, nuôi dưỡng máu, tăng cường khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn hoặc các chất nước ngoài cho cơ thể và phục hồi trong thời gian nghỉ dưỡng.
VII. VI KHUẨN LAM HAY TẢO LAM (ptocaryotic algae = blue green algae = Cyanophyta):
NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC VI SINH VẬT NHÂN NGUYÊN
Cám ơn thầy và các bạn đã
chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Ý NHi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)