Vì sao động vật Lưỡng cư rất khó sống trong biển
Chia sẻ bởi Đào Phương Khanh |
Ngày 21/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Vì sao động vật Lưỡng cư rất khó sống trong biển thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
VÌ SAO ĐỘNG VẬT LƯỠNG CƯ LẠI RẤT KHÓ SỐNG TRONG BIỂN?
Nói đến ếch nhái, mọi người đều biết chúng là loài động vật Lưỡng cư. Thực ra còn có rất nhiều loài thuộc loại ĐV này. Cả thế giới có khoảng 3000 loài, Trung Quốc có trên dưới 210 loài. Chúng không những phân bố rộng rãi ở đồng ruộng, rừng sâu và hoang mạc, có loài còn sống trên đỉnh núi cao mấy ngàn mét, có một số thậm chí còn dùng giác ở đầu ngón chân bám chặt trên các phiến đá nơi thác nước chảy xiết hoặc bám chặt trên cây.
Dù cho giống loài của ĐV Lưỡng cư nhiều đến như vậy phân bố cũng thật rộng rải, thế mà ở trong biển lại rất khó gặp. Ta cần tìm hiểu nguyên nhân như thế nào lại như vậy?
Muốn nói rõ vấn đề này, trước hết hãy làm một thí nghiệm nhỏ đơn giản và thú vị.
Dùng một túi nhỏ có màng mỏng bám thấm, trong túi đựng nước muối, sau đó ngâm túi vào nước sạch, lúc này chúng ta có thể thấy, nước liên tục thấm vào trong túi, thả túi vào nước muối, chúng ta sẽ thấy, nước ở trong túi sẽ không ngừng chảy ngược ra ngoài.
Thí nghiệm đơn giản này, nói lên nước trong dung dịch có nồng độ thấp, định hướng thẩm thấu đến dung dịch có nồng độ cao.
Còn cơ thể của động vật lưỡng cư hiện đại được phủ một lớp da nhẵn nhụi, nồng độ muối trong thể dịch và trong máu thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng muối trong nước biển, nếu động vật Lưỡng cư một khi vào trong nước biển có nồng độ cao, cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn nước, gây chết. Vì mọi động vật Lưỡng cư dù là cơ thể trưởng thành hay ấu thể, nhìn chung nước trong cơ thể có nồng độ muối 10o/oo thì chúng không thể tồn tại lâu được. Vả lại trong nước có nồng độ muối trên 10o/oo , động vật Lưỡng cư sẽ chết rất nhanh. Nồng độ muối hiện nay nói chung đều đạt đến 20o/oo trở lên, nơi cao 42o/oo . Vì vậy tuyệt đại đa số ĐV Lưỡng cư không thể vượt qua biển, thậm chí đến các vịnh hẹp cũng khó mà vượt, càng không thể nào sống ở biển
Hiện nay chỉ có một loài ếch biển, sống ở bãi bùn ven đảo Hải Nam và một số nước Đông Nam Á.
Thế thì trên một số đảo, tại sao có thể gặp một số động vật Lưỡng cư? Đây có thể do đảo này trước kia liền với đại lục, sau này mới tách ra thành đảo, động vật Lưỡng cư từ trước ở những địa phương này còn giữ lại, cần phải được bảo hộ. Nói chung, giống loài của động vật Lưỡng cư trên đảo, so với đất liền thì ít hơn nhiều.
Nói đến ếch nhái, mọi người đều biết chúng là loài động vật Lưỡng cư. Thực ra còn có rất nhiều loài thuộc loại ĐV này. Cả thế giới có khoảng 3000 loài, Trung Quốc có trên dưới 210 loài. Chúng không những phân bố rộng rãi ở đồng ruộng, rừng sâu và hoang mạc, có loài còn sống trên đỉnh núi cao mấy ngàn mét, có một số thậm chí còn dùng giác ở đầu ngón chân bám chặt trên các phiến đá nơi thác nước chảy xiết hoặc bám chặt trên cây.
Dù cho giống loài của ĐV Lưỡng cư nhiều đến như vậy phân bố cũng thật rộng rải, thế mà ở trong biển lại rất khó gặp. Ta cần tìm hiểu nguyên nhân như thế nào lại như vậy?
Muốn nói rõ vấn đề này, trước hết hãy làm một thí nghiệm nhỏ đơn giản và thú vị.
Dùng một túi nhỏ có màng mỏng bám thấm, trong túi đựng nước muối, sau đó ngâm túi vào nước sạch, lúc này chúng ta có thể thấy, nước liên tục thấm vào trong túi, thả túi vào nước muối, chúng ta sẽ thấy, nước ở trong túi sẽ không ngừng chảy ngược ra ngoài.
Thí nghiệm đơn giản này, nói lên nước trong dung dịch có nồng độ thấp, định hướng thẩm thấu đến dung dịch có nồng độ cao.
Còn cơ thể của động vật lưỡng cư hiện đại được phủ một lớp da nhẵn nhụi, nồng độ muối trong thể dịch và trong máu thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng muối trong nước biển, nếu động vật Lưỡng cư một khi vào trong nước biển có nồng độ cao, cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn nước, gây chết. Vì mọi động vật Lưỡng cư dù là cơ thể trưởng thành hay ấu thể, nhìn chung nước trong cơ thể có nồng độ muối 10o/oo thì chúng không thể tồn tại lâu được. Vả lại trong nước có nồng độ muối trên 10o/oo , động vật Lưỡng cư sẽ chết rất nhanh. Nồng độ muối hiện nay nói chung đều đạt đến 20o/oo trở lên, nơi cao 42o/oo . Vì vậy tuyệt đại đa số ĐV Lưỡng cư không thể vượt qua biển, thậm chí đến các vịnh hẹp cũng khó mà vượt, càng không thể nào sống ở biển
Hiện nay chỉ có một loài ếch biển, sống ở bãi bùn ven đảo Hải Nam và một số nước Đông Nam Á.
Thế thì trên một số đảo, tại sao có thể gặp một số động vật Lưỡng cư? Đây có thể do đảo này trước kia liền với đại lục, sau này mới tách ra thành đảo, động vật Lưỡng cư từ trước ở những địa phương này còn giữ lại, cần phải được bảo hộ. Nói chung, giống loài của động vật Lưỡng cư trên đảo, so với đất liền thì ít hơn nhiều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Phương Khanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)