Vi nấm-nguyễn lân dũng
Chia sẻ bởi Trương Vĩnh Thới |
Ngày 24/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: vi nấm-nguyễn lân dũng thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Vi nấm (Microfungi)
Vietsciences- Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Liên Hoa, Lê Hoàng Yến, Đào Thị Lương - 011/06/2006
Chương trình Vi sinh vật học
II-CÁC LOẠI BÀO TỬ VÔ TÍNH VÀ HỮU TÍNH Ở NẤM
Ngoài loại bào tử không có ý nghĩa sinh sản như bào tử áo (chlamydospore), nấm còn có các loại bào tử sinh sản- giúp chúng phát tán rộng rãi trong tự nhiên. Tùy theo phương thức hình thành (có qua quá trình trao đổi nhân hay không) mà người ta chia ra thành 2 loại bào tử ở nấm: bào tử vô tính và bào tử hữu tính.
1-Bào tử vô tính:
1.1- Động bào tử (zoospore):
Gồm các bào tử có 1 hoặc 2 tiên mao nên có khả năng di động trong môi trường nước. Chúng được sinh ra từ các nang động bào tử (zoosporangium). Tiên mao của động bào tử cấu tạo bởi 11 sợi- 2 sợi ở giữa và 9 sợi ở chung quanh. Có loại chỉ có 1 tiên mao ,hoặc nhẵn nhụi (whiplash) hoặc có lông (tinsel), có loại có 2 tiên mao- 1 nhẵn nhụi, 1 có lông, hai tiên mao cùng quay về một hướng hay về hai hướng khác nhau. Có thể thấy các dạng động bào tử ỏ 3 lớp nấm nấm Chytridiomycetes, Hyphochytridiomycetes và Oomycetes ( các bộ Chytridiales, Blastocladiales, Monoblepharidales, Hyphochytriales, Saprolegniales, Leptomitales, Peronosporales)
Nang động bào tử Động bào tử
Cấu trúc động bào tử ở nấm Blastocladiella
Emersonii N-nhân tế bào; F- tiên mao; M- ty thể; V- không bào.
Động bào tử
Tiên mao trơn và tiên mao có lông
1.2- Bào tử kín (sporangiospore, angiospore)
Gồm các bào tử được sinh ra từ các nang bào tử kín ( sporangium). Có hai cách tạo bào tử kín:
-Nang còn non chứa nhiều nhân, các nhân phân chia gián phân, sau đó chất nguyên sinh trong nang phân chia ra thành nhiều phần, mỗi phần chứa 1-6 nhân. Các phần này được bao bọc bởi vỏ chitine và biến đổi thành bào tử kín.Ví dụ như ở nấm Phycomyces nitens.
- Chất nguyên sinh trong nang chia làm nhiều phần, mỗi phần chứa 1 hoặc nhiều nhân. Có 3 trường hợp:
*Bào tử non chỉ có 1 nhân, nhân phân chia gián phân thành nhiều nhân con rồi tạo thành vỏ để có những bào tử nhiều nhân.Ví dụ ở Circinella
*Bào tử non 1 nhân, nhân phân chia gián phân thành nhiều nhân con, bào tử non chia thành các bào tử, mỗi bào tử có 2 nhân. Ví dụ ở Pilobolus.
*Bào tử non nhiều nhân, sau đó chia nhỏ ra thành một số bào tử, mỗi bào tử có 1 nhân. 2 nhân hoặc 5-6 nhân. Ví dụ ở Mucor.
Nang bào tử kín được tạo thành từ đỉnh một sợi nấm được phân hóa làm nhiệm vụ sinh sản. Sợi nấm này hoặc là một nhánh phát triển từ sợi nấm dinh dưỡng, hoặc là sinh ra từ một bào tử tiếp hợp (zygospore). Nhánh sợi này được gọi là cuống nang hay giá nang (sporangiophore). Khi phát triển đến một độ dài nhất định thì phình to lên tạo thành trụ nang (columella). Vỏ nang phát triển từ trụ nang tạo thành một nang kín chứa trụ nang, chất nguyên sinh và nhiều nhân. Dòng chất nguyên sinh tiếp tục dồn về nang trong khi trong nang hình thành dần các bào tử non. Thành của giá nang và vỏ nang có chứa chitine. Bên trong vỏ nang có chứa callose, lớp này sẽ bị phân hủy khi vỏ nang mở. mặt ngoài vỏ nang thường có một lớp tinh thể calcium oxalate.
Khi bào tử kín chín thì vỏ nang sẽ vỡ ra. Có hai kiểu vỡ khác nhau:
- Vỏ nang khô ròn đi và nứt ra, để cho các bào tử phát tán theo gió
- Vỏ nang ngậm nước và hóa nhầy, khối các bào tử kín lộ ra và phát tán nhờ các động vật nhỏ hay bị khô đi rồi phát tán nhờ gió
Về hình dạng cuống nang có thể thấy dạng mọc đơn hoặc dạng phân nhánh. Cũng có trường hợp ở đỉnh cuống nang có một nang lớn (sporangium), còn ở các nhánh có các nang nhỏ hơn (sporangioles). Cũng có trường hợp cả nang nhỏ và nang lớn đều không có trụ nang.
Nang bào tử kín, bào tử kín, nang trụ và cuống nang
Nang mọc lên từ sợi nấm và Nang mọc lên từ bào tử tiếp hợp.
Cả hai đều sinh bào tử nang kín.
Thamnidium Rhizopus
Vietsciences- Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Liên Hoa, Lê Hoàng Yến, Đào Thị Lương - 011/06/2006
Chương trình Vi sinh vật học
II-CÁC LOẠI BÀO TỬ VÔ TÍNH VÀ HỮU TÍNH Ở NẤM
Ngoài loại bào tử không có ý nghĩa sinh sản như bào tử áo (chlamydospore), nấm còn có các loại bào tử sinh sản- giúp chúng phát tán rộng rãi trong tự nhiên. Tùy theo phương thức hình thành (có qua quá trình trao đổi nhân hay không) mà người ta chia ra thành 2 loại bào tử ở nấm: bào tử vô tính và bào tử hữu tính.
1-Bào tử vô tính:
1.1- Động bào tử (zoospore):
Gồm các bào tử có 1 hoặc 2 tiên mao nên có khả năng di động trong môi trường nước. Chúng được sinh ra từ các nang động bào tử (zoosporangium). Tiên mao của động bào tử cấu tạo bởi 11 sợi- 2 sợi ở giữa và 9 sợi ở chung quanh. Có loại chỉ có 1 tiên mao ,hoặc nhẵn nhụi (whiplash) hoặc có lông (tinsel), có loại có 2 tiên mao- 1 nhẵn nhụi, 1 có lông, hai tiên mao cùng quay về một hướng hay về hai hướng khác nhau. Có thể thấy các dạng động bào tử ỏ 3 lớp nấm nấm Chytridiomycetes, Hyphochytridiomycetes và Oomycetes ( các bộ Chytridiales, Blastocladiales, Monoblepharidales, Hyphochytriales, Saprolegniales, Leptomitales, Peronosporales)
Nang động bào tử Động bào tử
Cấu trúc động bào tử ở nấm Blastocladiella
Emersonii N-nhân tế bào; F- tiên mao; M- ty thể; V- không bào.
Động bào tử
Tiên mao trơn và tiên mao có lông
1.2- Bào tử kín (sporangiospore, angiospore)
Gồm các bào tử được sinh ra từ các nang bào tử kín ( sporangium). Có hai cách tạo bào tử kín:
-Nang còn non chứa nhiều nhân, các nhân phân chia gián phân, sau đó chất nguyên sinh trong nang phân chia ra thành nhiều phần, mỗi phần chứa 1-6 nhân. Các phần này được bao bọc bởi vỏ chitine và biến đổi thành bào tử kín.Ví dụ như ở nấm Phycomyces nitens.
- Chất nguyên sinh trong nang chia làm nhiều phần, mỗi phần chứa 1 hoặc nhiều nhân. Có 3 trường hợp:
*Bào tử non chỉ có 1 nhân, nhân phân chia gián phân thành nhiều nhân con rồi tạo thành vỏ để có những bào tử nhiều nhân.Ví dụ ở Circinella
*Bào tử non 1 nhân, nhân phân chia gián phân thành nhiều nhân con, bào tử non chia thành các bào tử, mỗi bào tử có 2 nhân. Ví dụ ở Pilobolus.
*Bào tử non nhiều nhân, sau đó chia nhỏ ra thành một số bào tử, mỗi bào tử có 1 nhân. 2 nhân hoặc 5-6 nhân. Ví dụ ở Mucor.
Nang bào tử kín được tạo thành từ đỉnh một sợi nấm được phân hóa làm nhiệm vụ sinh sản. Sợi nấm này hoặc là một nhánh phát triển từ sợi nấm dinh dưỡng, hoặc là sinh ra từ một bào tử tiếp hợp (zygospore). Nhánh sợi này được gọi là cuống nang hay giá nang (sporangiophore). Khi phát triển đến một độ dài nhất định thì phình to lên tạo thành trụ nang (columella). Vỏ nang phát triển từ trụ nang tạo thành một nang kín chứa trụ nang, chất nguyên sinh và nhiều nhân. Dòng chất nguyên sinh tiếp tục dồn về nang trong khi trong nang hình thành dần các bào tử non. Thành của giá nang và vỏ nang có chứa chitine. Bên trong vỏ nang có chứa callose, lớp này sẽ bị phân hủy khi vỏ nang mở. mặt ngoài vỏ nang thường có một lớp tinh thể calcium oxalate.
Khi bào tử kín chín thì vỏ nang sẽ vỡ ra. Có hai kiểu vỡ khác nhau:
- Vỏ nang khô ròn đi và nứt ra, để cho các bào tử phát tán theo gió
- Vỏ nang ngậm nước và hóa nhầy, khối các bào tử kín lộ ra và phát tán nhờ các động vật nhỏ hay bị khô đi rồi phát tán nhờ gió
Về hình dạng cuống nang có thể thấy dạng mọc đơn hoặc dạng phân nhánh. Cũng có trường hợp ở đỉnh cuống nang có một nang lớn (sporangium), còn ở các nhánh có các nang nhỏ hơn (sporangioles). Cũng có trường hợp cả nang nhỏ và nang lớn đều không có trụ nang.
Nang bào tử kín, bào tử kín, nang trụ và cuống nang
Nang mọc lên từ sợi nấm và Nang mọc lên từ bào tử tiếp hợp.
Cả hai đều sinh bào tử nang kín.
Thamnidium Rhizopus
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Vĩnh Thới
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)