Vhvn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: vhvn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TỔ 1 KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN
-Thơ là thể loại phản ánh tâm trạng, cảm xúc bằng ngôn ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc, giọng điệu.
THƠ 1945-1975
1. Khái niệm thơ
- phân loại :
Theo cách thức phản ánh có:
+ thơ tự sự : VD Truyện Kiều, Tiễn dặn người yêu
+ thơ trữ tình : Thể hiện những cung bậc cảm xúc, suy tư của tác giả.
Theo luật thơ có :
+ thơ cách luật : thơ có quy định, quy tắc, có mô hình, kết cấu
Vd : thơ lục bát, thơ Đường luật, song thất lục bát...
+ Thơ tự do: thơ không bị quy định bởi niêm luật, số câu, số chữ
VD : tác phẩm trường ca mặt đường khát vọng_Nguyễn Khoa Điềm.
2. Cảm hứng
- Cảm hứng
3 .Cảm hứng chủ đạo
- là một trạng thái tình cảm mãnh liệt, xuyên suốt tác phẩm được gắn liền với một tư tưởng nhất định tác động đến trạng thái, tâm trạng, tư tưởng của tác giả trong sáng tác.
VD: văn học 1945-1975 cảm hứng chủ đạo là yêu nước
4.Nhân vật trữ tình
- là hình bóng của tác giả
5. Cảm hứng trữ tình
-là tư tưởng tình cảm, cảm xúc của tác giả- con người đồng dạng của nhân vật trữ tình
II Các chặng đường phát triển
1. Giai đoạn 1945_1954 : Những năm đầu CM và trong kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung :
+ Ca ngợi cuộc hồi sinh của đất nước , và niềm vui sướng trong độc lập tự do.
+ Đề cập đến hình ảnh, sự việc con người kháng chiến.
- Đề tài : Kháng chiến chống Pháp.
- Cảm hứng : Lãng mạn , lãng mạn anh hùng .
- Lực lượng sáng tác:
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
Tố Hữu( Huế tháng Tám, Cá nước, Phá đường)
Quang Dũng( Tây Tiến)
Chính Hữu( Đồng chí)
Hoàng Cầm (Bên kia sông Đuống)
Nguyễn Đình Thi (Đường núi, Sáng mát trong như sáng năm xưa)
2. Giai đoạn 1955-1964
- Nội dung: Thể hiện niềm vui niềm tự hào lớn lao, chiến thắng hòa bình, khẳng định cuộc sống mới và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Đề tài: Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước.
- Cảm hứng: Về sự hồi sinh của đất nước gắn liền với cảm hứng lao động xây dựng, với nềm vui và niềm tự hào của con người lao động làm chủ.
+ Tình cảm với miền Nam, khát vọng thống nhất đất nước.
+ Cảm hứng lịch sử, chủ yếu là về cuộc kháng chiến chống Pháp và lịch sử đấu tranh cách mạng.
- Tác giả tác phẩm tiêu biểu:
Tố Hữu: Ta đi tới, Việt Bắc, Gió lộng,…
Xuân Diệu: Nhớ quê Nam
Nguyễn Bính: Gửi người vợ miền Nam
Tế Hanh: Quê hương, Nói chuyện với con sông Hiền Lương.
3. Giai đoạn 1965-1975
- Nội dung:
+ Viết về những cuộc lên đường, ra đi, những cuộc chia li trong niềm tin tưởng.
+ Khắc họa con người Việt Nam anh dũng kiên cường, bất khuất trong lao động chiến đấu.
- Cảm hứng:
+ Cảm hứng sử thi và chất chính luận tiếp tục được khai thác.
+ Chủ nghĩa yêu nước.
- Tác giả tác phẩm:
Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước
Xuân Quỳnh: Tiếng gà trưa
Bằng Việt: Bếp lửa
III. Đội ngũ sáng tác
1. Những nhà thơ xuất hiện trước cách mạng tháng tám.
Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,…đã đạt đến đỉnh cao
NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN
TẬP THƠ TỪ ẤY- TỐ HỮU
NHÀ THƠ TỐ HỮU
NHÀ THƠ XUÂN DIỆU
NHÀ THƠ HUY CẬN
2. Những nhà thơ xuất hiện trong kháng chiến chống Pháp
Họ đến với cách mạng trước khi đến với thơ, làm thơ để phục vụ cách mạng.
Các nhà thơ trưởng thành từ thơ ca quần chúng, có lập trường tư tưởng vững vàng.
Tiêu biểu: Hoàng Trung Thông,Hoàng Cầm, Chính Hữu,…
3. Các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Lâm Thị Mỹ Dạ, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Phan Thị Thanh Nhàn,Vũ Quần Phương…..
NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH
NHÀ THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN
NHÀ THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ
IV.Thành tựu thơ ca 1945-1975
Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc:
- Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.
- Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận
- Đội ngũ nhà thơ ngày càng đông đảo ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ tài năng, nhà thơ- chiến sĩ (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Chính Hữu. Quang Dũng,…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang như Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…
- Về mặt tư tưởng thể hiện lòng yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất, niềm tự hào dân tộc.
Thơ 1945-1975, dù có nhiều đổi mới về nội dung tư tưởng cảm xúc và hình thức nghệ thuật, nhưng không hề đứt đoạn với nền thơ dân tộc, từ ca dao, thơ cổ điển trung đại đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)