Vhtd.
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương Thảo |
Ngày 21/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: vhtd. thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
I.NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Thân thế, sự nghiệp
1.1 Thân thế
1.1.1 Những yếu tố thời đại, gia đình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại_Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo _Hải Phòng).
Ông xuất thân từ 1 gia đình tri thức phong kiến. Cha là Văn Định,hiệu Cù Xuyên Tiên Sinh , vốn từ 1 nho sĩ bình dân, nhờ thông minh,hiếu học được thượng thư Nhữ Văn Lan gả con gái cho. Mẹ ông rất am hiểu kinh sử lại giỏi văn chương,tinh lý số. Văn tài học hạnh của cha và mẹ đã ảnh hưởng sâu tới ông từ khi còn nhỏ.
1.1.2 Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một cuộc đời từng trải:
Cuộc đời ông trải qua nhiều sự kiện lịch sử, nhiều địa vị sang hèn cao thấp khác nhau.
Trong 95 năm của cuộc đời ông chỉ thực sự làm quan 8 năm.Có thể nói gần hết cuộc đời ông đã sống tại quê hương.
Một cuộc đời thanh cao:
Ông sống trong thời chế độ phong kiến bước đầu có những biểu hiện khủng hoảng.
Tuy nhiên ông lại rất giống Nguyễn Trãi về tâm hồn,nhân cách.
Ông là ‘’vàng mười’’ trong cảnh đời đen bạc của xã hội phong kiến VN thế kỉ XVI.
Trở về quê nhà ông có điều kiện để sống cuộc đời thanh bạch,giản dị.
Một cuộc đời mang nặng mối ‘’tiên ưu’’
Cuộc đời ông là 1 cuộc đời mang nặng mối tiên ưu. Mãi năm 44 tuổi ông mới ra thi, chắc không phải vì ham danh,ham lợi.Ông muốn được xem những hiểu biết của mình ra cứu đời,giúp nước.
2. Sự nghiệp văn học.
2.1 Khái quát.
Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
Về chữ Hán có Bạch Vân am thi tập,Trung Tân quán bi kí,Thạch khánh kí và 1 số bài văn tế.
Về chữ Nôm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập với khoảng 170 bài thơ.Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen ngụ ngôn. Thơ không có đề mục cho từng bài và cho từng môn loại.
2.2 Bạch Vân quốc ngữ thi tập (BVQNTT).
2.2.1 Hệ thống chủ đề của BVQNTT
Chủ đề triết lí, giáo huấn
Chủ đề triết lí, giáo huấn là chủ đề lớn, tạo nên vẻ độc đáo riêng của BVQNTT và cũng là vẻ độc đáo của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung.
-Chủ đề triết lí: nội dung thơ triết lí trong BVQNTT bao gồm nhiều vấn đề tự nhiên và xã hội. Khi triết lí tự nhiên tác giả nêu lên quy luật tương sinh, tương khắc. Triết lí xã hội biểu hiện tập trung ở triết lí “nhàn”
-Chủ đề giáo huấn: nội dung giáo huấn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nguồn gốc từ tư tưởng triết học và từ cơ sở hiện thưc xã hội. Về cơ bản, nội dung ấy chưa vượt khỏi quan điểm đạo lí Nho gia nhưng có nhiều yếu tố tích cực do ông tiếp thu truyền thống đạo lí của dân tộc, của, nhân dân.
- Chủ đề thế sự: là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện sự phản ánh hiện thực đời sống và cảm hứng phê phán, tố cáo hiện thực xã hội.
2.2.2.Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm qua BVQNTT
Tấm lòng ưu ái:Thể hiện trong thơ Nôm không sâu đậm bằng chữ Hán nhưng người đọc vẫn thấy được niềm lo nước thương dân của ông.
Cuộc sống thuần hậu, chất phác, chân tình: Ông có một cuộc sống gắn bó sâu sắc với nông thôn, rất chân tình, thuần hậu. Ông gắn bó với nông thôn trong đời sông sinh hoạt hằng ngày.
Tâm hồn thi sĩ: Ông là người yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên.
2.2.3 Nghệ thuật thơ BVQNTT.
Sự kết hợp giữa triết lí và trữ tình:Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều bài rất hám súc, cô đọng. Đọc thơ ông chúng ta gặp những suy luận triết học, những nguyên lí tư tưởng, có hiện tượng, bản chất, có nguyên nhân, có kết quả. Để tăng tính thuyết phục, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có những câu mang tính giả thiết, nghi vấn nhưng phần nhiều là những câu thơ mang tính khẳng định mạnh mẽ như các định lí, các châm ngôn:
Tranh khôn ắt có bề lo lắng
(Bài 72)
Sự kết hợp giữa uyên bác và bình dị
Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng thơ để nói những vấn đề triết học nhưng không vì thế mà thơ ông trở nên cầu kì. Những tư tưởng cao siêu, trừu tượng được ông diễn đạt bằng một hình thức giản dị, dễ hiểu.
3. Kết luận
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế Kỉ XVI. Thơ ông như “ cây thông chót vót cao trăm thước” tỏa rợp bóng cả một giai đoạn văn học
Tiếng nói trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh một xu hướng tư tưởng thời đại: xu hướng của tầng lớp trí thức bất mãn với hiện thực xã hội phong kiến, “ lánh đục về trong” nhưng vẫn canh cánh nỗi lòng ưu dân ái quốc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác gia vừa kế thừa những truyền thống văn học của thế kỉ trước, vừa tiêu biểu cho những chuyển biến của văn học trong một giai đoạn mới, khi chế độ phong kiến bước đầu có những biểu hiện khủng hoảng, khi nhân dân ngày càng khẳng định vau trò của mình đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Ngày nay chúng ta vẫn đánh giá cao những đóng góp tích cực của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào sự gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc.
II.Nguyễn Dữ.
Cuộc đời và sự nghiêp của Nguyễn Dữ.
1.1 cuộc đời.
- Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương , là một trong những học trò giỏi của Trạng Trình_ Nguyễn bỉnh khiêm. Sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, sau một năm làm quan , ông trở về quê nuôi mẹ già đóng của viết sách.
- Ông về quê sống ẩn dật chủ yếu là do bất mãn với kẻ đương quyền, nhưng ông vẫn không từ bỏ hoài bão giúp đời.
- Ông viết Truyền kì mạn lục để kí thác tâm sự của mình để bầy tỏ thái độ đối với xã hội đương thời. Qua Truyền kì mạn lục ta có thể thấy Nguyễn Dữ là người ưu thời mẫn thế, có tinh thần dân tộc và tư tưởng thân dân sâu sắc.
2. Sự nghiệp.
- Ông đã để lại một số thơ và cuốn “Truyền kì mạn lục” viết bằng chữ Hán, văn xuôi cổ, gồm 4 quyển và 20 truyện, mang yếu tố hoang đường , cốt truyện lưu truyền trong dân gian.Phần lớn là nhân vật phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, một ít là trí thức phong kiến sống gần gũi với nhân dân. Truyền kì mạn lục là tác phẩm lớn được người đời sau ca ngợi là”Thiên cổ kì bút”.
- 19 trong 20 truyện có lời bình”Truyền kì mạn lục” là áng văn xuôi cổ giàu giá trị nhân đạo và tính nhân dân sâu sắc.
II. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.
1. Vị trí và tính chất của “Truyền kì mạn lục”.
1.1 . Vị trí.
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm mở đầu mẫu mục của sáng tác truyền kì trong văn học trung đại Việt Nam “ Thiên cổ kì bút” “áng văn hay của bậc đại gia” Nguyễn Dữ đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán.
1.2 Tính chất
-Truyền kì mạn lục mượn yếu tố hoang đường kì ảo để phản ánh những vấn đề hiện thực.
-Truyền kì mạn lục mượn chuyện đời xưa để nói chuyện đương thời,để phản ánh những vấn đề của hiện thực xã hội thời Nguyễn Dữ.Chủ yếu là ở đời Lí,đời Trần,đời Hồ và đời Lê sơ.
-Truyền kì man lục là một sáng tác văn học:viết bằng tản văn xen biền ngẫu và thơ ca,từ khúc.
Truyền kì mạn lục phản ánh con đường phát triển của truyện văn xuôi chữ Hán Việt Nam.
2.Giá trị nội dung của “Truyền kì mạn lục”
2.1 “Truyền kì mạn lục” mượn yếu tố hoang đường kì ảo,mượn truyện xưa để phản ánh hiện thực xã hội đương thời.
- Tác phẩm đã phản ánh với tinh thần phê phán những tệ lậu của chế độ phong kiến:
+ Đó là cảnh “binh lửa rối ren”gây nên bao đau khổ cho nhân dân,gia đình li tán,nhân tài,vật lực bị tàn phá.
+Đó là nạn quan tham lại nhũng,vua thì “thường dối trá,tính nhiều tham dục……….
-Truyền kì mạn lục là thực trạng suy đồi về mặt đạo đức xã hội đạo nho thì suy thoái,tầng lớp nho sĩ thì nhiều người hư hỏng,đạo phật bị lơi dụng,bộc lộ những mặt tiêu cưc,đạo đức xã hội suy đồi lối sống tiêu cực của thị dân
Mặt khác là do coi tiền bạc của cải hơn tình nghĩa.
2.2 . Nội dung nhân đạo qua chủ đề người phụ nữ.
- Truyền kỳ mạn lục phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ. Chủ đề người phụ nữ trở thành đề tài lớn, trung tâm của tác phẩm. Nhà văn đãnói lên một cách sâu sắc những bi kịch cùng vẻ đẹp và những khát vọng chân chính của người phụ nữ đồng thời hướng tới giải pháp xã hội nhưng bế tắc trên con đường tìm hạnh phúc cho con người.
Cảm hứng nhân đạo nhân đạo của Nguyễn Dữ toát lên từ những trang văn trân trọng khảng định vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của người phụ nữ.
Khát vọng hạnh phúc gia đình là nội dung lớn trong các truyện :Ngươi con gái nam xương ,ngươi nghĩa phụ khóa châu .
Truyên ki mạn lục không thiếu những trang văn say sưa miêu tả những khoái lạc trần thế của con người .khát vọng giải phóng tình cảm bản năng trở thành vấn đề của thời đại Nguyễn Dữ.
Khát vọng giải phóng tình cảm bản năng được thể hiện khá trực diện trong Truyền kì mạn lục
Thể hiện những khát vọng chân chính trong những số phận bi kịch,dường như Nguyễn Dữ thấy được chính các thế lực xã hội ,hoặc cường quyền và thân quyền
đã phủ nhận khát vọng chân chính của con người và
đây là nguyên nhân dãn đến bi kịch .
-Từ những bi kịch và khát vọng của người phụ nữ ,Nguyễn Dữ muốn đi tìm những giải pháp cho con người nói chung ,người phụ nữ nói riêng.
2.2.3.Tư tưởng Nguyễn Dữ qua truyền kì mạn lục
-Truyền kì mạn lục phản ánh những mâu thuẫn phức tạp trong tư tưởng của Nguyễn Dữ.
-Những lời bình trực tiếp của tác giả ở cuối những câu chuyện là tiếng nói bảo vệ quan điểm đạo đức nho gia.Hình tượng nhân vật trong tác phẩm lại là sự khẳng định khát vọng hạnh phúc và quyền được sống của con người.
-Trong cuộc đáu tranh giữa nhà nho Nguyễn Dữ và nhà văn Nguyễn Dữ ,nhiều khi nhà văn Nguyễn Dữ vơi tư tưởng nhân văn tiến bộ đã thắng nhà nho Nguyễn Dữ có lúc còn mang tư tưởng bảo thủ lạc, hậu.
2.3.Gía trị nghệ thuật
-Truyền kì mạn lục la bước đầu phát triển đột khởi của văn xuôi tự sự chữ hán trong văn học trung đại việt nam.
2.3.1.Nghệ thuật xây dựng tình tiết, kết cấu có tình tiết và kết cấu đơn giản như Xcâu chuyện ở đền Hạng Vương,truyện đối đáp của người tiều phu núi na,còn phần lớn đều có tình tiết phong phú ,kết cấu khá phức tạp.
2.3.2.nghệ thuật xây dựng nhân vật
-Bút pháp xây dựng nhân vật :”theo loại ” vẫn còn chi phối tác giả.
-Đọc truyền kì mạn lục thấy khá rõ nhân vật chia làm hai loại “thiện”và “ác”.
-Ở Truyền kì mạn lục bước đầu đã xuất hiện bóng dáng “ con người cảm nghĩ ”.
3.3.3.Sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo và hiện thực trong bút pháp nghệ thuật.
-cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “kì”để nói cái “ thực ”.tác phẩm có sự kết hợp thành công yếu tố kì và thực trong bút pháp nghệ thuật.
-Bút pháp hiện thực tăng tính xác thực của truyện làm cho câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
-Nguyễn Dữ là người đầu tiên ở Việt Nam dùng thuật ngữ “ truyền kì”đặt cho tác phẩm của mình.Trong thực tế ,Nguyễn Dữ là người mở đầu mẫu mực của sáng tác truyền kì trong văn học nước nhà.
NHÓM 3
Nguyễn Thị Phương Thảo
Dương Thị Huyền Trang
Nguyễn Thị Linh
Mai Thị Hoa
Hoàng Thị Trang
Ma Thị Đào
Hoàng Thị Hà
Phạm Thị Ngân.
Thân thế, sự nghiệp
1.1 Thân thế
1.1.1 Những yếu tố thời đại, gia đình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại_Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo _Hải Phòng).
Ông xuất thân từ 1 gia đình tri thức phong kiến. Cha là Văn Định,hiệu Cù Xuyên Tiên Sinh , vốn từ 1 nho sĩ bình dân, nhờ thông minh,hiếu học được thượng thư Nhữ Văn Lan gả con gái cho. Mẹ ông rất am hiểu kinh sử lại giỏi văn chương,tinh lý số. Văn tài học hạnh của cha và mẹ đã ảnh hưởng sâu tới ông từ khi còn nhỏ.
1.1.2 Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một cuộc đời từng trải:
Cuộc đời ông trải qua nhiều sự kiện lịch sử, nhiều địa vị sang hèn cao thấp khác nhau.
Trong 95 năm của cuộc đời ông chỉ thực sự làm quan 8 năm.Có thể nói gần hết cuộc đời ông đã sống tại quê hương.
Một cuộc đời thanh cao:
Ông sống trong thời chế độ phong kiến bước đầu có những biểu hiện khủng hoảng.
Tuy nhiên ông lại rất giống Nguyễn Trãi về tâm hồn,nhân cách.
Ông là ‘’vàng mười’’ trong cảnh đời đen bạc của xã hội phong kiến VN thế kỉ XVI.
Trở về quê nhà ông có điều kiện để sống cuộc đời thanh bạch,giản dị.
Một cuộc đời mang nặng mối ‘’tiên ưu’’
Cuộc đời ông là 1 cuộc đời mang nặng mối tiên ưu. Mãi năm 44 tuổi ông mới ra thi, chắc không phải vì ham danh,ham lợi.Ông muốn được xem những hiểu biết của mình ra cứu đời,giúp nước.
2. Sự nghiệp văn học.
2.1 Khái quát.
Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
Về chữ Hán có Bạch Vân am thi tập,Trung Tân quán bi kí,Thạch khánh kí và 1 số bài văn tế.
Về chữ Nôm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập với khoảng 170 bài thơ.Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen ngụ ngôn. Thơ không có đề mục cho từng bài và cho từng môn loại.
2.2 Bạch Vân quốc ngữ thi tập (BVQNTT).
2.2.1 Hệ thống chủ đề của BVQNTT
Chủ đề triết lí, giáo huấn
Chủ đề triết lí, giáo huấn là chủ đề lớn, tạo nên vẻ độc đáo riêng của BVQNTT và cũng là vẻ độc đáo của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung.
-Chủ đề triết lí: nội dung thơ triết lí trong BVQNTT bao gồm nhiều vấn đề tự nhiên và xã hội. Khi triết lí tự nhiên tác giả nêu lên quy luật tương sinh, tương khắc. Triết lí xã hội biểu hiện tập trung ở triết lí “nhàn”
-Chủ đề giáo huấn: nội dung giáo huấn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nguồn gốc từ tư tưởng triết học và từ cơ sở hiện thưc xã hội. Về cơ bản, nội dung ấy chưa vượt khỏi quan điểm đạo lí Nho gia nhưng có nhiều yếu tố tích cực do ông tiếp thu truyền thống đạo lí của dân tộc, của, nhân dân.
- Chủ đề thế sự: là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện sự phản ánh hiện thực đời sống và cảm hứng phê phán, tố cáo hiện thực xã hội.
2.2.2.Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm qua BVQNTT
Tấm lòng ưu ái:Thể hiện trong thơ Nôm không sâu đậm bằng chữ Hán nhưng người đọc vẫn thấy được niềm lo nước thương dân của ông.
Cuộc sống thuần hậu, chất phác, chân tình: Ông có một cuộc sống gắn bó sâu sắc với nông thôn, rất chân tình, thuần hậu. Ông gắn bó với nông thôn trong đời sông sinh hoạt hằng ngày.
Tâm hồn thi sĩ: Ông là người yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên.
2.2.3 Nghệ thuật thơ BVQNTT.
Sự kết hợp giữa triết lí và trữ tình:Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều bài rất hám súc, cô đọng. Đọc thơ ông chúng ta gặp những suy luận triết học, những nguyên lí tư tưởng, có hiện tượng, bản chất, có nguyên nhân, có kết quả. Để tăng tính thuyết phục, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có những câu mang tính giả thiết, nghi vấn nhưng phần nhiều là những câu thơ mang tính khẳng định mạnh mẽ như các định lí, các châm ngôn:
Tranh khôn ắt có bề lo lắng
(Bài 72)
Sự kết hợp giữa uyên bác và bình dị
Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng thơ để nói những vấn đề triết học nhưng không vì thế mà thơ ông trở nên cầu kì. Những tư tưởng cao siêu, trừu tượng được ông diễn đạt bằng một hình thức giản dị, dễ hiểu.
3. Kết luận
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế Kỉ XVI. Thơ ông như “ cây thông chót vót cao trăm thước” tỏa rợp bóng cả một giai đoạn văn học
Tiếng nói trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh một xu hướng tư tưởng thời đại: xu hướng của tầng lớp trí thức bất mãn với hiện thực xã hội phong kiến, “ lánh đục về trong” nhưng vẫn canh cánh nỗi lòng ưu dân ái quốc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác gia vừa kế thừa những truyền thống văn học của thế kỉ trước, vừa tiêu biểu cho những chuyển biến của văn học trong một giai đoạn mới, khi chế độ phong kiến bước đầu có những biểu hiện khủng hoảng, khi nhân dân ngày càng khẳng định vau trò của mình đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Ngày nay chúng ta vẫn đánh giá cao những đóng góp tích cực của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào sự gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc.
II.Nguyễn Dữ.
Cuộc đời và sự nghiêp của Nguyễn Dữ.
1.1 cuộc đời.
- Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương , là một trong những học trò giỏi của Trạng Trình_ Nguyễn bỉnh khiêm. Sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, sau một năm làm quan , ông trở về quê nuôi mẹ già đóng của viết sách.
- Ông về quê sống ẩn dật chủ yếu là do bất mãn với kẻ đương quyền, nhưng ông vẫn không từ bỏ hoài bão giúp đời.
- Ông viết Truyền kì mạn lục để kí thác tâm sự của mình để bầy tỏ thái độ đối với xã hội đương thời. Qua Truyền kì mạn lục ta có thể thấy Nguyễn Dữ là người ưu thời mẫn thế, có tinh thần dân tộc và tư tưởng thân dân sâu sắc.
2. Sự nghiệp.
- Ông đã để lại một số thơ và cuốn “Truyền kì mạn lục” viết bằng chữ Hán, văn xuôi cổ, gồm 4 quyển và 20 truyện, mang yếu tố hoang đường , cốt truyện lưu truyền trong dân gian.Phần lớn là nhân vật phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, một ít là trí thức phong kiến sống gần gũi với nhân dân. Truyền kì mạn lục là tác phẩm lớn được người đời sau ca ngợi là”Thiên cổ kì bút”.
- 19 trong 20 truyện có lời bình”Truyền kì mạn lục” là áng văn xuôi cổ giàu giá trị nhân đạo và tính nhân dân sâu sắc.
II. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.
1. Vị trí và tính chất của “Truyền kì mạn lục”.
1.1 . Vị trí.
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm mở đầu mẫu mục của sáng tác truyền kì trong văn học trung đại Việt Nam “ Thiên cổ kì bút” “áng văn hay của bậc đại gia” Nguyễn Dữ đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán.
1.2 Tính chất
-Truyền kì mạn lục mượn yếu tố hoang đường kì ảo để phản ánh những vấn đề hiện thực.
-Truyền kì mạn lục mượn chuyện đời xưa để nói chuyện đương thời,để phản ánh những vấn đề của hiện thực xã hội thời Nguyễn Dữ.Chủ yếu là ở đời Lí,đời Trần,đời Hồ và đời Lê sơ.
-Truyền kì man lục là một sáng tác văn học:viết bằng tản văn xen biền ngẫu và thơ ca,từ khúc.
Truyền kì mạn lục phản ánh con đường phát triển của truyện văn xuôi chữ Hán Việt Nam.
2.Giá trị nội dung của “Truyền kì mạn lục”
2.1 “Truyền kì mạn lục” mượn yếu tố hoang đường kì ảo,mượn truyện xưa để phản ánh hiện thực xã hội đương thời.
- Tác phẩm đã phản ánh với tinh thần phê phán những tệ lậu của chế độ phong kiến:
+ Đó là cảnh “binh lửa rối ren”gây nên bao đau khổ cho nhân dân,gia đình li tán,nhân tài,vật lực bị tàn phá.
+Đó là nạn quan tham lại nhũng,vua thì “thường dối trá,tính nhiều tham dục……….
-Truyền kì mạn lục là thực trạng suy đồi về mặt đạo đức xã hội đạo nho thì suy thoái,tầng lớp nho sĩ thì nhiều người hư hỏng,đạo phật bị lơi dụng,bộc lộ những mặt tiêu cưc,đạo đức xã hội suy đồi lối sống tiêu cực của thị dân
Mặt khác là do coi tiền bạc của cải hơn tình nghĩa.
2.2 . Nội dung nhân đạo qua chủ đề người phụ nữ.
- Truyền kỳ mạn lục phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ. Chủ đề người phụ nữ trở thành đề tài lớn, trung tâm của tác phẩm. Nhà văn đãnói lên một cách sâu sắc những bi kịch cùng vẻ đẹp và những khát vọng chân chính của người phụ nữ đồng thời hướng tới giải pháp xã hội nhưng bế tắc trên con đường tìm hạnh phúc cho con người.
Cảm hứng nhân đạo nhân đạo của Nguyễn Dữ toát lên từ những trang văn trân trọng khảng định vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của người phụ nữ.
Khát vọng hạnh phúc gia đình là nội dung lớn trong các truyện :Ngươi con gái nam xương ,ngươi nghĩa phụ khóa châu .
Truyên ki mạn lục không thiếu những trang văn say sưa miêu tả những khoái lạc trần thế của con người .khát vọng giải phóng tình cảm bản năng trở thành vấn đề của thời đại Nguyễn Dữ.
Khát vọng giải phóng tình cảm bản năng được thể hiện khá trực diện trong Truyền kì mạn lục
Thể hiện những khát vọng chân chính trong những số phận bi kịch,dường như Nguyễn Dữ thấy được chính các thế lực xã hội ,hoặc cường quyền và thân quyền
đã phủ nhận khát vọng chân chính của con người và
đây là nguyên nhân dãn đến bi kịch .
-Từ những bi kịch và khát vọng của người phụ nữ ,Nguyễn Dữ muốn đi tìm những giải pháp cho con người nói chung ,người phụ nữ nói riêng.
2.2.3.Tư tưởng Nguyễn Dữ qua truyền kì mạn lục
-Truyền kì mạn lục phản ánh những mâu thuẫn phức tạp trong tư tưởng của Nguyễn Dữ.
-Những lời bình trực tiếp của tác giả ở cuối những câu chuyện là tiếng nói bảo vệ quan điểm đạo đức nho gia.Hình tượng nhân vật trong tác phẩm lại là sự khẳng định khát vọng hạnh phúc và quyền được sống của con người.
-Trong cuộc đáu tranh giữa nhà nho Nguyễn Dữ và nhà văn Nguyễn Dữ ,nhiều khi nhà văn Nguyễn Dữ vơi tư tưởng nhân văn tiến bộ đã thắng nhà nho Nguyễn Dữ có lúc còn mang tư tưởng bảo thủ lạc, hậu.
2.3.Gía trị nghệ thuật
-Truyền kì mạn lục la bước đầu phát triển đột khởi của văn xuôi tự sự chữ hán trong văn học trung đại việt nam.
2.3.1.Nghệ thuật xây dựng tình tiết, kết cấu có tình tiết và kết cấu đơn giản như Xcâu chuyện ở đền Hạng Vương,truyện đối đáp của người tiều phu núi na,còn phần lớn đều có tình tiết phong phú ,kết cấu khá phức tạp.
2.3.2.nghệ thuật xây dựng nhân vật
-Bút pháp xây dựng nhân vật :”theo loại ” vẫn còn chi phối tác giả.
-Đọc truyền kì mạn lục thấy khá rõ nhân vật chia làm hai loại “thiện”và “ác”.
-Ở Truyền kì mạn lục bước đầu đã xuất hiện bóng dáng “ con người cảm nghĩ ”.
3.3.3.Sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo và hiện thực trong bút pháp nghệ thuật.
-cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “kì”để nói cái “ thực ”.tác phẩm có sự kết hợp thành công yếu tố kì và thực trong bút pháp nghệ thuật.
-Bút pháp hiện thực tăng tính xác thực của truyện làm cho câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
-Nguyễn Dữ là người đầu tiên ở Việt Nam dùng thuật ngữ “ truyền kì”đặt cho tác phẩm của mình.Trong thực tế ,Nguyễn Dữ là người mở đầu mẫu mực của sáng tác truyền kì trong văn học nước nhà.
NHÓM 3
Nguyễn Thị Phương Thảo
Dương Thị Huyền Trang
Nguyễn Thị Linh
Mai Thị Hoa
Hoàng Thị Trang
Ma Thị Đào
Hoàng Thị Hà
Phạm Thị Ngân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)