VH Thiếu Nhi Nguyễn Huy Tưởng Lá Cờ Thêu 6 chữ vàn
Chia sẻ bởi Thiếu Gia |
Ngày 18/03/2024 |
14
Chia sẻ tài liệu: VH Thiếu Nhi Nguyễn Huy Tưởng Lá Cờ Thêu 6 chữ vàn thuộc Giáo dục tiểu học
Nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC SPTP. HỒ CHÍ MINH
MÔN : VĂN HỌC THIẾU NHI
GVHD :NGUYỄN THỊ THU THỦY
NHÓM THỰC HiỆN: NHÓM 3
Thành viên trong nhóm 3
Trần Văn Hợp
Trần Thị Mỹ Hòa
Nông Thị Họa
Vũ Quang Hách
5. Trương Thị Thúy
Nội dung : Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm : Lá cờ thêu sáu chữ vàng ( phân tích thêm trích đoạn bóp nát quả cam )
Nội Dung
Tác giả , tác phẩm
Bối cảnh sáng tác tác phẩm
Tóm tắt nội dung chuyện
Phim hoạt hình “Bóp nát quả cam”
Giá trị nghệ thuật
Phân tích đoạn trích “Bóp nát quả cam”
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1.1. Tác giả
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912,
mất ngày 25/7/1960 , trong một gia đình nho giáo ở làng
Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh,
Hà Nội.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia thành lập Hội
văn nghệ Việt Nam và góp phần xây dựng nền văn nghệ kháng chiến ngay từ những ngày đầu. Sáng tác của ông rất phong phú và đa dạng. Ông viết về đề tài lịch sử, đề tài hiện đại, về nông thôn và thành thị, về chiến trường và hậu phương…Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, đồng thời là nhà viết kịch thành công nhất ở những tác phẩm lấy từ đề tài lịch sử.
Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng.
Khi ông mất, tên của ông được vinh dự đặt tên cho một con đường ở Hà Nội.
Sáng tác cho thiếu nhi của ông đã được in vào tuyển tập “Truyện viết cho thiếu nhi”. Tuy không nhiều, nhưng tất cả những gì ông viết cho các em đều được chắt lọc và có giá trị như:
Truyện thiếu nhi: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, Con cóc là cậu ông trời, An Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung,
Cô bé gan dạ...
Truyện ký : Hai bàn tay chiến sĩ , Ký sự Cao Lạng (1951), Chiến sĩ ca nô...
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị về văn chương và lịch sử như:
Tiểu thuyết có Đêm hội Long Trì, (1942), An Tư công chúa (1944), Truyện Anh Lục (1955), Bốn năm sau (1959), Sống mãi với Thủ đô (1960)...;
Kịch gồm có: Vũ Như Tô (1943). Cột đồng Mã Viện (1944), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), Anh Sơ đầu quân (tập kịch- 1949), Lũy hoa (1960)...;
1.2. Tác phẩm
2. Bối cảnh sáng tác tác phẩm :
Tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là tác phẩm được lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử xảy ra ở đời nhà Trần, khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2. Lúc bấy giờ đất nước ta đang đứng trước một tình thế hiểm nghèo : họa xâm lăng và nỗi nhục mất nước.
Tác giả dựng lại quá trình trưởng thành của một thiếu niên quý tộc ( Hoài Văn Hầu, tức Trần Quốc Toản ), người có lòng yêu nước và căm ghét sâu sắc bọn xâm lược Nguyên Mông, sau này trở thành danh tướng đời nhà Trần. Chính tình thế đất nước, môi trường, gia đình và hoàn cảnh xã hội đã góp phần tạo nên tính cách của Trần Quốc Toản.
3. Tóm tắt nội dung truyện :
Truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” làm sống dậy hình ảnh Trần Quốc Toản, vị thiếu niên anh hùng thời nhà Trần. Măc dù còn nhỏ tuổi, nhưng trước cảnh đất nước lâm nguy bởi họa ngoại xâm, Trần Quốc Toản đã tình nguyện tham gia gánh vác việc nước.
Tại hội nghị Bình Than ( tháng10/1282), trong lúc vua và triều thần đang bàn việc nước, Quốc Toản đã bất chấp tội phạm thượng tới gặp nhà vua để nói lên lời tâm huyết “ xin đánh”. Nhà vua đã không trừng phạt cậu mà còn ban thưởng một quả cam, làm Quốc Toản càng thêm uất ức và bóp nát quả cam đó lúc nào không biết. Khi về Võ Ninh , dưới lá cờ “ phá cường địch, báo hoàng ân” mà Quốc Toản đã tìm tòi suy nghĩ, Quốc Toản đã chiêu mộ được 600 tân binh tinh nhuệ, đi tìm giặc đánh. Lên phía Bắc đoàn quân Quốc Toản họp với quân người Mán do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy, lập ra trại Ma Lục, gây thanh thế khắp vùng Lạng Sơn. Trong một lần giải vòng vây cho Chiêu Thành Vương trên đường truy đuổi tên phản bội Ích Tắc, Quốc Toản đã trở thành niềm tự hào và ngạc nhiên vô bờ của người chú ruột. Sau lần đó Quốc Toản chính thức được nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ quan trọng chặn đánh giặc trên cửa sông Hàm Tử với lời thề “ Sát Thát”.
Trần Quốc Toản đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang. Đi đến đâu cũng thấy lá cờ thêu sáu chữ vàng “ Phá cường địch báo hoàng ân”
Tung bay trong gió .
4.GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
4.1. Nghệ thuật ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là yếu tố góp phần làm nên giá trị của tác phẩm. Việc sử dụng ngôn ngữ phải thật phù hợp với không khí lịch sử, nhân vật lịch sử đươc khắc họa một cách sâu sắc nhất. Tác giả rất khéo trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù không hiện đại hóa ngôn ngữ nhưng lời văn vẫn dễ hiểu, câu văn ngắn gọn, linh hoạt (không dùng qua nhiều từ cổ, từ Hán Việt khó hiểu đối với trẻ em. Tuy nhiên nếu có dùng thì đều có chú thích ở dưới cho các em hiểu được). Ngoài ra, ông sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách, hoàn cảnh của nhân vật.
4.2. Nghệ thuật miêu tả.
Ngôn ngữ miêu tả của nhà văn rất đặc sắc. Bằng một đoạn văn ngắn, với những chi tiết được chọn lọc, ông dựng lên một chân dung đầy ấn tượng, một khung cảnh khó quên, một tâm trạng rõ nét.
Tác giả đã làm sống lại trước mắt các em không khí lịch sử với những trận đánh giáp lá cà, với những phong tục xa xưa ( như uống máu ăn thề, thích chữ vào tay..), cách ăn mặc nói năng, quan hệ mẹ con, thầy trò, bạn bè của nhân vật được tái hiện một các sinh động trong một không khí lịch sử mang đậm màu sắc anh hùng ca.
4.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhân vật Trần Quốc Toản được khắc họa đầy ấn tượng tương phản giữa ngoại hình “có nước da trắng xinh xinh như con gái”, “bên mép lún phún hàng lông tơ”, nhưng hình hài lại quắc thước.
VD: “Khi ngắm chàng tận mắt thì không ai nhầm được cả khuôn mặt trái xoan, với đôi má phinh phính còn bụ sữa. Nước da trắng mịn óng ánh….”
Nhà văn còn đi sâu vào tình cảm riêng của từng nhân vật. Miêu tả tâm trạng bực tức của Hoài Văn khi không được tham dự hội nghị Bình Than, miêu tả cuộc chia tay giữa anh em Thế Lộc với Quốc Toản…; Miêu tả tâm trạng giằng co giữa một bên là tình yêu thương con của người mẹ và bên kia là đạo trung quân ái quốc…
Qua các đoạn độc thoại nội tâm nhân vật và các chi tiết li kì đầy hấp dẫn, có thể thấy con người Trần Quốc Toản vừa có nét khí khái của một triều thần giàu lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm vừa có nét tự ái cá nhân của một cậu bé nhiều sĩ diện táo bạo, liều lĩnh.
Nhờ thành công của nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhằm khắc họa phẩm chất anh hùng của nhân vật.
4.4. Nghệ thuật kết cấu
Truyện có kết cấu đơn giản, dễ hiểu. Mỗi chương là một việc, các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian và theo sự trưởng thành của nhân vật chính. Sự việc trong truyện không li kì, dồn dập nhưng khá hấp dẫn vì người đọc chú ý theo dõi theo số phận của nhân vật chính qua các sự việc .
Giữa các sự việc trong truyện, tác giả còn xen vào những đoạn văn tả tình, tả cảnh rất hay, rất xúc động. Chất thơ của truyện làm cho các sự việc gắn lại với nhau tăng thêm phần ý nghĩa.
4.5. Lịch sử được tiểu thuyết hóa nhuần nhuyễn.
Viết tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi phải tôn trọng sự chân thật của lịch sử, đồng thời phải làm cho lịch sử sống dậy, có hồn bằng những tưởng tượng và hư cấu của mình. Trong tác phẩm, những điều tác giả hư cấu về không khí cung đình, không khí chiến trận, về sự kiện và diễn biến lịch sử, về tính cách của nhân vật lịch sử…. đều có thật. Trong chính sử, Trần Quốc Toản được nhắc đến thật khiêm tốn và cô đọng “ Hoài Văn tuổi trẻ trí cao. Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công”
Phân tích đoạn trích “Bóp nát quả cam”
Không chỉ chú trọng nội dung giáo dục truyền thống, lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt dụng công về nghệ thuật. Ông viết rất say xưa,chú tâm khi viết, chú giải kỹ càng..Hơn hai tháng trước khi cuốn truyện lịch sử thiếu nhi Lá cờ thêu sáu chữ vàng xuất bản, mặc dù phải nằm ngửa trên giường bệnh, Nguyễn Huy Tưởng còn tự tay sửa bản in thử. Nói về Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết: “Ông viết kỹ từng câu, chọn từng từ, nương nhẹ như với những cánh hoa. Đồng thời từ tốn và trang nghiêm, ông dẫn dắt các cháu đến với những khái niệm cơ bản về lịch sử, đất nước, dân tộc, con người”, thật chính xác với một tác phẩm như “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” và đoạn trích : “Bóp nát quả cam” đã thể hiện rõ điều đó.
Mở đầu đoạn trích, tác giả nhắc đến diễn biến giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta, không chỉ thế còn ngang ngược đủ điều. Trần Quốc Toản đã vô cùng căm giận. Chi tiết này cho ta thấy ngay từ đầu Trần Quốc Toản đã thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc, một truyền thống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay.
Khi biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng Quốc Toản quyết đợi gặp vua để nói “ xin đánh”. Điều đó chứng tỏ trong lòng người thiếu niên này từ lâu đã ấp ủ tinh thần yêu nước, căm thù giặc, nung nấu ý chí và quyết tâm cao. Sự quyết tâm ấy được thể hiện rõ hơn khi Quốc Toản kiên nhẫn chờ đợi từ sáng đến trưa nhưng vẫn không gặp được, “cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.” Đây là một hành động giám đánh đổi cả tính mạng của mình để được nói lên nguyện vọng, quyết tâm đánh giặc giữ nước. Sự khảng khái còn thể hiện cao trào hơn khi quốc Toản tâu với vua “ Xin đánh” và tự đặt thanh gươm lên gáy xin trị tội. Bằng nghệ thuật ngôn ngữ khéo léo, tác giả đã sử dụng những lời văn dễ hiểu, câu văn ngắn gọn, linh hoạt, từ ngữ có chọn lọc, có thần, vừa phù hợp với tiểu thuyết lịch sử, vừa phù hớp với đối tượng phục vụ là thiếu nhi
Đoạn trích còn được sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của nhân vật. Lời nói của Quốc Toản thì rạch ròi, dõng dạc đầy khí thế: “ Ta xuống xin bệ kiến vua, không kẻ nào được giữ ta lại.”, “ Cho giặc mượn đường là mất nước . Xin bệ hạ cho đánh !”; Lời nói của vua thì ôn tồn: “ Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.” Bên cạnh nghệ thuật thuât ngôn ngữ, tác giả còn sử dụng nghệ thuật miêu tả một cách tài tình. Hành động của Quốc Toản quỳ xuống tâu vua, đặt thanh gươm lên gáy, hình ảnh quân lính, nhà vua, thuyền rồng…tất cả đều mang đậm chất lịch sử. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách đặc sắc, khi Quốc Toản tức giận: “ Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn …” Hay lúc nhận được cam vua ban, chân lên bờ mà lòng ấm ức. Không chỉ chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn xây dựng thành công hình tượng nhân vật đại diện cho thế hệ thanh niên yêu nước như một bản anh hùng ca, nhân vật Trần Quốc Toản được khắc họa đầy ấn tượng, tương phản giữa tuổi đời còn trẻ với suy nghĩ dày dạn và tương phản giữa con người và tâm hồn, giàu tình cảm với bản lĩnh cứng rắn, anh hùng. “Cho giặc mượn đường là mất nước, xin bệ hạ cho đánh!”, “ Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hay bàn tay bóp chặt.”
Nguyễn Huy Tưởng còn đi sâu vào tình cảm riêng của nhân vật, miêu tả tâm trạng căm giận của Quốc Toản, tâm trạng bực tức khi không được dự hội nghị ở bến Bình Than, khi vua coi cậu như một đứa trẻ ….Chỉ bằng những chi tiết ngắn đó nhưng lại gây ấn tượng sâu sắc, làm cho người đọc không thể nào quên hình ảnh Quốc Toản sâu khi rời bến, ra về trên tay cầm quả cam đã bị bóp nát Ta thấy nhân vật Trần Quốc Toản được khắc họa đầy ấn tượng, đại diện cho sự gan dạ, ý chí kiên cường bất khuất của thế hệ thanh niên mọi thời đại nói riêng và lòng yêu nước của dân tộc ta nói chung. Bên cạnh đó tác giả còn xây dựng nhân vật lịch sử bằng những hiểu biết về tâm lý thiếu niên, biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhằm khắc họa phẩm chất anh hùng của nhân vật: Con người Trần Quốc Toản có cái sĩ diện của một chàng trai mới lớn, thường thấy bị tổn thương khi người lớn coi mình là trẻ con: “ Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Những độc giả nhỏ dễ dàng chia sẻ với cái sĩ diện và tổn thương ấy nhưng cũng rất thích thú, đồng tình với hành vi và tinh thần đó của Trần Quốc Toản
Ông luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam khi ra trận, từ đó họ giám cống hiến hết mình, luôn luôn tiên phong, sông pha nơi trận mạc một lòng trung với nước hiếu vói dân, chiến thắng mọi kẻ thù tàn bạo đem lại tự do cho dân tộc.
Tính lịch sử của đoạn trích còn được tiểu thuyết hóa dựa trên câu chuyện lịch sử có thật. Bằng sự khéo léo của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã làm cho lịch sử sống dậy, nhân vật Trần Quốc Toản được tái hiện một cách sinh động, có cá tính, có tâm hồn.
Với kết cấu truyện đơn giản, dễ hiểu, nhân vật và sự việc không ly kỳ dồn dập nhưng hấp dẫn người đọc bên cạnh những giá trị nghệ thuật của văn học được ông sử dụng một cách tài tình đã giúp chúng ta cảm nhận được và cùng nhà văn sống lại những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, sống lại cùng với một nhân vật lịch sử lừng danh khi tuổi còn niên thiếu đã in sâu vào tâm trí bao thế hệ thanh thiếu niên Viết Nam.
Cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm 3. Mong thầy cô góp ý để bài thuyết trình của nhóm 3 được hoàn chỉnh hơn.
Chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe - công tác tốt.
Chân thành cảm ơn !
Hẹn gặp lại!
MÔN : VĂN HỌC THIẾU NHI
GVHD :NGUYỄN THỊ THU THỦY
NHÓM THỰC HiỆN: NHÓM 3
Thành viên trong nhóm 3
Trần Văn Hợp
Trần Thị Mỹ Hòa
Nông Thị Họa
Vũ Quang Hách
5. Trương Thị Thúy
Nội dung : Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm : Lá cờ thêu sáu chữ vàng ( phân tích thêm trích đoạn bóp nát quả cam )
Nội Dung
Tác giả , tác phẩm
Bối cảnh sáng tác tác phẩm
Tóm tắt nội dung chuyện
Phim hoạt hình “Bóp nát quả cam”
Giá trị nghệ thuật
Phân tích đoạn trích “Bóp nát quả cam”
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1.1. Tác giả
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912,
mất ngày 25/7/1960 , trong một gia đình nho giáo ở làng
Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh,
Hà Nội.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia thành lập Hội
văn nghệ Việt Nam và góp phần xây dựng nền văn nghệ kháng chiến ngay từ những ngày đầu. Sáng tác của ông rất phong phú và đa dạng. Ông viết về đề tài lịch sử, đề tài hiện đại, về nông thôn và thành thị, về chiến trường và hậu phương…Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, đồng thời là nhà viết kịch thành công nhất ở những tác phẩm lấy từ đề tài lịch sử.
Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng.
Khi ông mất, tên của ông được vinh dự đặt tên cho một con đường ở Hà Nội.
Sáng tác cho thiếu nhi của ông đã được in vào tuyển tập “Truyện viết cho thiếu nhi”. Tuy không nhiều, nhưng tất cả những gì ông viết cho các em đều được chắt lọc và có giá trị như:
Truyện thiếu nhi: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, Con cóc là cậu ông trời, An Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung,
Cô bé gan dạ...
Truyện ký : Hai bàn tay chiến sĩ , Ký sự Cao Lạng (1951), Chiến sĩ ca nô...
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị về văn chương và lịch sử như:
Tiểu thuyết có Đêm hội Long Trì, (1942), An Tư công chúa (1944), Truyện Anh Lục (1955), Bốn năm sau (1959), Sống mãi với Thủ đô (1960)...;
Kịch gồm có: Vũ Như Tô (1943). Cột đồng Mã Viện (1944), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), Anh Sơ đầu quân (tập kịch- 1949), Lũy hoa (1960)...;
1.2. Tác phẩm
2. Bối cảnh sáng tác tác phẩm :
Tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là tác phẩm được lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử xảy ra ở đời nhà Trần, khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2. Lúc bấy giờ đất nước ta đang đứng trước một tình thế hiểm nghèo : họa xâm lăng và nỗi nhục mất nước.
Tác giả dựng lại quá trình trưởng thành của một thiếu niên quý tộc ( Hoài Văn Hầu, tức Trần Quốc Toản ), người có lòng yêu nước và căm ghét sâu sắc bọn xâm lược Nguyên Mông, sau này trở thành danh tướng đời nhà Trần. Chính tình thế đất nước, môi trường, gia đình và hoàn cảnh xã hội đã góp phần tạo nên tính cách của Trần Quốc Toản.
3. Tóm tắt nội dung truyện :
Truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” làm sống dậy hình ảnh Trần Quốc Toản, vị thiếu niên anh hùng thời nhà Trần. Măc dù còn nhỏ tuổi, nhưng trước cảnh đất nước lâm nguy bởi họa ngoại xâm, Trần Quốc Toản đã tình nguyện tham gia gánh vác việc nước.
Tại hội nghị Bình Than ( tháng10/1282), trong lúc vua và triều thần đang bàn việc nước, Quốc Toản đã bất chấp tội phạm thượng tới gặp nhà vua để nói lên lời tâm huyết “ xin đánh”. Nhà vua đã không trừng phạt cậu mà còn ban thưởng một quả cam, làm Quốc Toản càng thêm uất ức và bóp nát quả cam đó lúc nào không biết. Khi về Võ Ninh , dưới lá cờ “ phá cường địch, báo hoàng ân” mà Quốc Toản đã tìm tòi suy nghĩ, Quốc Toản đã chiêu mộ được 600 tân binh tinh nhuệ, đi tìm giặc đánh. Lên phía Bắc đoàn quân Quốc Toản họp với quân người Mán do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy, lập ra trại Ma Lục, gây thanh thế khắp vùng Lạng Sơn. Trong một lần giải vòng vây cho Chiêu Thành Vương trên đường truy đuổi tên phản bội Ích Tắc, Quốc Toản đã trở thành niềm tự hào và ngạc nhiên vô bờ của người chú ruột. Sau lần đó Quốc Toản chính thức được nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ quan trọng chặn đánh giặc trên cửa sông Hàm Tử với lời thề “ Sát Thát”.
Trần Quốc Toản đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang. Đi đến đâu cũng thấy lá cờ thêu sáu chữ vàng “ Phá cường địch báo hoàng ân”
Tung bay trong gió .
4.GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
4.1. Nghệ thuật ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là yếu tố góp phần làm nên giá trị của tác phẩm. Việc sử dụng ngôn ngữ phải thật phù hợp với không khí lịch sử, nhân vật lịch sử đươc khắc họa một cách sâu sắc nhất. Tác giả rất khéo trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù không hiện đại hóa ngôn ngữ nhưng lời văn vẫn dễ hiểu, câu văn ngắn gọn, linh hoạt (không dùng qua nhiều từ cổ, từ Hán Việt khó hiểu đối với trẻ em. Tuy nhiên nếu có dùng thì đều có chú thích ở dưới cho các em hiểu được). Ngoài ra, ông sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách, hoàn cảnh của nhân vật.
4.2. Nghệ thuật miêu tả.
Ngôn ngữ miêu tả của nhà văn rất đặc sắc. Bằng một đoạn văn ngắn, với những chi tiết được chọn lọc, ông dựng lên một chân dung đầy ấn tượng, một khung cảnh khó quên, một tâm trạng rõ nét.
Tác giả đã làm sống lại trước mắt các em không khí lịch sử với những trận đánh giáp lá cà, với những phong tục xa xưa ( như uống máu ăn thề, thích chữ vào tay..), cách ăn mặc nói năng, quan hệ mẹ con, thầy trò, bạn bè của nhân vật được tái hiện một các sinh động trong một không khí lịch sử mang đậm màu sắc anh hùng ca.
4.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhân vật Trần Quốc Toản được khắc họa đầy ấn tượng tương phản giữa ngoại hình “có nước da trắng xinh xinh như con gái”, “bên mép lún phún hàng lông tơ”, nhưng hình hài lại quắc thước.
VD: “Khi ngắm chàng tận mắt thì không ai nhầm được cả khuôn mặt trái xoan, với đôi má phinh phính còn bụ sữa. Nước da trắng mịn óng ánh….”
Nhà văn còn đi sâu vào tình cảm riêng của từng nhân vật. Miêu tả tâm trạng bực tức của Hoài Văn khi không được tham dự hội nghị Bình Than, miêu tả cuộc chia tay giữa anh em Thế Lộc với Quốc Toản…; Miêu tả tâm trạng giằng co giữa một bên là tình yêu thương con của người mẹ và bên kia là đạo trung quân ái quốc…
Qua các đoạn độc thoại nội tâm nhân vật và các chi tiết li kì đầy hấp dẫn, có thể thấy con người Trần Quốc Toản vừa có nét khí khái của một triều thần giàu lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm vừa có nét tự ái cá nhân của một cậu bé nhiều sĩ diện táo bạo, liều lĩnh.
Nhờ thành công của nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhằm khắc họa phẩm chất anh hùng của nhân vật.
4.4. Nghệ thuật kết cấu
Truyện có kết cấu đơn giản, dễ hiểu. Mỗi chương là một việc, các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian và theo sự trưởng thành của nhân vật chính. Sự việc trong truyện không li kì, dồn dập nhưng khá hấp dẫn vì người đọc chú ý theo dõi theo số phận của nhân vật chính qua các sự việc .
Giữa các sự việc trong truyện, tác giả còn xen vào những đoạn văn tả tình, tả cảnh rất hay, rất xúc động. Chất thơ của truyện làm cho các sự việc gắn lại với nhau tăng thêm phần ý nghĩa.
4.5. Lịch sử được tiểu thuyết hóa nhuần nhuyễn.
Viết tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi phải tôn trọng sự chân thật của lịch sử, đồng thời phải làm cho lịch sử sống dậy, có hồn bằng những tưởng tượng và hư cấu của mình. Trong tác phẩm, những điều tác giả hư cấu về không khí cung đình, không khí chiến trận, về sự kiện và diễn biến lịch sử, về tính cách của nhân vật lịch sử…. đều có thật. Trong chính sử, Trần Quốc Toản được nhắc đến thật khiêm tốn và cô đọng “ Hoài Văn tuổi trẻ trí cao. Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công”
Phân tích đoạn trích “Bóp nát quả cam”
Không chỉ chú trọng nội dung giáo dục truyền thống, lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt dụng công về nghệ thuật. Ông viết rất say xưa,chú tâm khi viết, chú giải kỹ càng..Hơn hai tháng trước khi cuốn truyện lịch sử thiếu nhi Lá cờ thêu sáu chữ vàng xuất bản, mặc dù phải nằm ngửa trên giường bệnh, Nguyễn Huy Tưởng còn tự tay sửa bản in thử. Nói về Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết: “Ông viết kỹ từng câu, chọn từng từ, nương nhẹ như với những cánh hoa. Đồng thời từ tốn và trang nghiêm, ông dẫn dắt các cháu đến với những khái niệm cơ bản về lịch sử, đất nước, dân tộc, con người”, thật chính xác với một tác phẩm như “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” và đoạn trích : “Bóp nát quả cam” đã thể hiện rõ điều đó.
Mở đầu đoạn trích, tác giả nhắc đến diễn biến giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta, không chỉ thế còn ngang ngược đủ điều. Trần Quốc Toản đã vô cùng căm giận. Chi tiết này cho ta thấy ngay từ đầu Trần Quốc Toản đã thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc, một truyền thống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay.
Khi biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng Quốc Toản quyết đợi gặp vua để nói “ xin đánh”. Điều đó chứng tỏ trong lòng người thiếu niên này từ lâu đã ấp ủ tinh thần yêu nước, căm thù giặc, nung nấu ý chí và quyết tâm cao. Sự quyết tâm ấy được thể hiện rõ hơn khi Quốc Toản kiên nhẫn chờ đợi từ sáng đến trưa nhưng vẫn không gặp được, “cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.” Đây là một hành động giám đánh đổi cả tính mạng của mình để được nói lên nguyện vọng, quyết tâm đánh giặc giữ nước. Sự khảng khái còn thể hiện cao trào hơn khi quốc Toản tâu với vua “ Xin đánh” và tự đặt thanh gươm lên gáy xin trị tội. Bằng nghệ thuật ngôn ngữ khéo léo, tác giả đã sử dụng những lời văn dễ hiểu, câu văn ngắn gọn, linh hoạt, từ ngữ có chọn lọc, có thần, vừa phù hợp với tiểu thuyết lịch sử, vừa phù hớp với đối tượng phục vụ là thiếu nhi
Đoạn trích còn được sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của nhân vật. Lời nói của Quốc Toản thì rạch ròi, dõng dạc đầy khí thế: “ Ta xuống xin bệ kiến vua, không kẻ nào được giữ ta lại.”, “ Cho giặc mượn đường là mất nước . Xin bệ hạ cho đánh !”; Lời nói của vua thì ôn tồn: “ Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.” Bên cạnh nghệ thuật thuât ngôn ngữ, tác giả còn sử dụng nghệ thuật miêu tả một cách tài tình. Hành động của Quốc Toản quỳ xuống tâu vua, đặt thanh gươm lên gáy, hình ảnh quân lính, nhà vua, thuyền rồng…tất cả đều mang đậm chất lịch sử. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách đặc sắc, khi Quốc Toản tức giận: “ Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn …” Hay lúc nhận được cam vua ban, chân lên bờ mà lòng ấm ức. Không chỉ chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn xây dựng thành công hình tượng nhân vật đại diện cho thế hệ thanh niên yêu nước như một bản anh hùng ca, nhân vật Trần Quốc Toản được khắc họa đầy ấn tượng, tương phản giữa tuổi đời còn trẻ với suy nghĩ dày dạn và tương phản giữa con người và tâm hồn, giàu tình cảm với bản lĩnh cứng rắn, anh hùng. “Cho giặc mượn đường là mất nước, xin bệ hạ cho đánh!”, “ Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hay bàn tay bóp chặt.”
Nguyễn Huy Tưởng còn đi sâu vào tình cảm riêng của nhân vật, miêu tả tâm trạng căm giận của Quốc Toản, tâm trạng bực tức khi không được dự hội nghị ở bến Bình Than, khi vua coi cậu như một đứa trẻ ….Chỉ bằng những chi tiết ngắn đó nhưng lại gây ấn tượng sâu sắc, làm cho người đọc không thể nào quên hình ảnh Quốc Toản sâu khi rời bến, ra về trên tay cầm quả cam đã bị bóp nát Ta thấy nhân vật Trần Quốc Toản được khắc họa đầy ấn tượng, đại diện cho sự gan dạ, ý chí kiên cường bất khuất của thế hệ thanh niên mọi thời đại nói riêng và lòng yêu nước của dân tộc ta nói chung. Bên cạnh đó tác giả còn xây dựng nhân vật lịch sử bằng những hiểu biết về tâm lý thiếu niên, biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhằm khắc họa phẩm chất anh hùng của nhân vật: Con người Trần Quốc Toản có cái sĩ diện của một chàng trai mới lớn, thường thấy bị tổn thương khi người lớn coi mình là trẻ con: “ Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Những độc giả nhỏ dễ dàng chia sẻ với cái sĩ diện và tổn thương ấy nhưng cũng rất thích thú, đồng tình với hành vi và tinh thần đó của Trần Quốc Toản
Ông luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam khi ra trận, từ đó họ giám cống hiến hết mình, luôn luôn tiên phong, sông pha nơi trận mạc một lòng trung với nước hiếu vói dân, chiến thắng mọi kẻ thù tàn bạo đem lại tự do cho dân tộc.
Tính lịch sử của đoạn trích còn được tiểu thuyết hóa dựa trên câu chuyện lịch sử có thật. Bằng sự khéo léo của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã làm cho lịch sử sống dậy, nhân vật Trần Quốc Toản được tái hiện một cách sinh động, có cá tính, có tâm hồn.
Với kết cấu truyện đơn giản, dễ hiểu, nhân vật và sự việc không ly kỳ dồn dập nhưng hấp dẫn người đọc bên cạnh những giá trị nghệ thuật của văn học được ông sử dụng một cách tài tình đã giúp chúng ta cảm nhận được và cùng nhà văn sống lại những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, sống lại cùng với một nhân vật lịch sử lừng danh khi tuổi còn niên thiếu đã in sâu vào tâm trí bao thế hệ thanh thiếu niên Viết Nam.
Cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm 3. Mong thầy cô góp ý để bài thuyết trình của nhóm 3 được hoàn chỉnh hơn.
Chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe - công tác tốt.
Chân thành cảm ơn !
Hẹn gặp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thiếu Gia
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)