Very good
Chia sẻ bởi Bùi Thành |
Ngày 26/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: very good thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
Ngày soan :
CHƯƠNG 1 : VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ
Bài 1 : TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
Kỹ năng:
Biết cách chia các khổ giấy chính. Biết vẽ các nét vẽ.
Biết cách ghi chữ số kích thước.
Thái độ:
Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu kĩ Bài 1 SGK. Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn Quốc tế về trình bày bản vẽ kĩ thuật. Vẽ phóng to hình 1.3; 1.4; 1.5.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa và các dụng cụ vẽ cần thiết.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định: (3 phút) Làm quen với lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: ( không )
III. bài mới: ( 1 phút)
1. Đặt vấn đề
- Ở lớp 8 các em đã biết một số các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ. Để hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kỹ thuật, chúng ta cùng nghiên cứu bài 1.
2. Triển khai bài:( 41 phút )
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
Cách thức hoạt động của thầy và trò
GV: Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật?
- GV: Tại sao bản vẽ kĩ thuật được xây dựng theo các quy tắc thống nhất?
GV giới thiệu vắn tắt về TCVN và TCQT về BVKT.
Nội dung kiến thức
-Tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật là văn bản quy định các qui tắc thống nhất để lập bản vẽ kĩ thuật.
Theo TCVN hoặc theo ISO.
b.Hoạt động 2: Giới thiệu khổ giấy.
GV: Vì sao phải vẽ theo các khổ giấy nhất định?
GV: Việc quy định các khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn?
- HS: Quan sát hình 1.1 và bảng 1.1 SGK.
- GV: Cách chia khổ giấy A1, A2, A3 và A4 từ khổ giấy A0 như thế nào?
I. KHỔ GIẤY:
Nhằm thống nhất trong quản lí và tiết kiệm trong sản xuất.
Khổ giấy Ao có diện tích 1m2. Cạnh dài=căn 2 cạnh ngắn.
c.Hoạt động 3: Giới thiệu tỉ lệ
GV: Thế nào là tỉ lệ vẽ?
HS: Trả lời từ các ứng dụng trong thực tế là bản đồ Địa Lý, đồ thị Toán học mà các em đã biết
GV: Hãy cho ví dụ minh hoạ các tỉ lệ.
II. TỈ LỆ:
Tỉ lệ là kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thật của vật đó.
Tỉ lệ nguyên hình.
Tỉ lệ phóng to.
Tỉ lệ thu nhỏ.
d.Hoạt động 4: Giới thiệu nét vẽ.
HS: Quan sát bảng 1.2 và hình 1.3 rồi trả lời câu hỏi.
GV: Các nét liền đậm, liền mảnh, nét đứt, nét chấm gạch mảnh dùng để biểu diễn đường gì của vật thể?
GV giải thích cụ thể để học sinh nắm bắt kĩ hơn.
GV: Việc qui định chiều rộng các nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ trên thị trường?
III. NÉT VẼ:
Các loại nét vẽ:
Công dụng của các nét vẽ trong bảng 1.2 sách giáo khoa.
Chiều rộng nét vẽ:
Việc qui định chiều rộng các nét vẽ để thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng các bút vẽ .
Nét liền đậm 0.5mm liền mảnh 0.25mm.
g. Hoạt động 5: Giới thiệu chữ viết.
HS quan sát hình 1.4 và đưa ra nhận xét về kiểu dáng, cấu tạo và kích thước các phần chữ.
IV. CHỮ VIẾT:
Nét chữ = 1/10 cao.
h. Hoạt động 6: Giới thiệu cách ghi kích thước.
HS: Quan sát hình 1.5 và trả lời
GV: Chiều của chữ số kích thước có đặc điểm gì.
GV: Chiều của chữ số kích thước có đặc điểm gì.
V. GHI KÍCH THƯỚC:
Đường kích thước.
Đường gióng.
Chữ số kích thước.
Kí hiệu (, R.
Lưu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)