Vedan
Chia sẻ bởi Nguyễn Cường |
Ngày 29/04/2019 |
159
Chia sẻ tài liệu: vedan thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
NHOẽM I
(Tỉ I VAè Tỉ II)
LẽP LUT K17A_TC
Kính chào giáo viên bộ môn luật Môi trường
và tất cả các bạn
TỔ 2
Trần Thị Thu Hà
Nguyễn Thanh Hải
Nguyễn Văn Hải
Lê Thị Thu Hằng
Nguyễn Thị Thuý Hằng
Trần Thị Hiền
Lại Phước Hiếu
Phạm Ngọc Hiếu
Mai Xuân Hoài
Nguyễn Thị Bích Hồng
Nguyễn Hồ Nhật Huy
Nguyễn Thanh Hùng
Trương Quý Lâm
Trần Thị Ánh Loan
Dương Văn Lợi
Nguyễn Ngọc Lợi
Hồ Ngọc Luận
Đặng Nhất Luật
TỔ 1
Thái Ngọc Anh
Hồ Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Ích Ánh
Nguyễn Đức Ân
Trần Bửu
Đoàn Thị Cẩm
Nguyễn Văn Chiến
Nguyễn Đức Chung
Trương Thị Ánh Cườm
Nguyễn Văn Cường
Hoàng Thanh Danh
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Trần Văn Đoài
Nguyễn Lê Anh Đức
Nguyễn Thu Hà
CHUYÊN ĐỀ THAM LUẬN
CTY VEDAN VN ĐÃ ĐƯỢC BIẾT ĐẾN BỞI CÓ QUÁ NHIỀU LẦN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
14 Năm âm thầm đầu độc
“giết” sông THỊ VẢI
Vedan đã đánh lừa cơ quan quản lý
để trốn tránh trách nhiệm kinh tế nhiều nghìn tỷ đồng
và sự kiếm lời trên sức khoẻ người dân!
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG TY VEDAN
Công ty thực phẩm Vedan, 100% vốn của Đài Loan, xây dựng nhà máy năm 1991 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM 75 km. Đến nay, các hạng mục đã đưa vào sản xuất trên diện tích 120 hecta gồm có: nhà máy Xút - Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine...
Năm 1994 ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty đã thải chất gây ô nhiễm môi trường xuống sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt. Năm 2005, Vedan đã đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 15 tỷ đồng.
Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 30km, bắt nguồn từ huyện Long Thành (Đồng Nai) chảy qua địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu. Lưu vực sông Thị Vải có nhiều khu công nghiệp lớn của Đồng Nai như Nhơn Trạch, Gò Dầu và tiếp nhận lượng nước thải công nghiệp lớn.
Công ty Vedan nhìn từ cổng chính
I. TÓM TẮT VỤ VIỆC GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VEDAN
Từ nhiều năm qua, kể từ khi thành lập (1991) Cty Vedan VN đã được biết đến bởi có quá nhiều lần gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, qua rất nhiều lần thanh, kiểm tra DN này thì thanh tra TNMT tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có hướng xử lý dứt điểm, hoặc xử lý quá nhẹ Vedan.
Để che mắt người dân, cũng như không cho tiếp cận khu vực xử lý nước thải, Cty Vedan VN cho xây dựng hệ thống tường rào cao 2,5-3m, bên trên có gắn dây kẽm gai sắc nhọn, phía trong là hệ thống hào sâu cùng với lực lượng bảo vệ đông đảo luôn túc trực khiến không người dân nào có thể đến gần.
Điều này cũng là “rào cản” lớn, gây rất nhiều khó khăn cho công tác trinh sát, điều tra của lực lượng C36.
Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, qua thời gian dài trinh sát, ngày 12/9/2005 Đại tá Lương Minh Thảo – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (C36) làm trưởng đoàn kiểm tra liên ngành đã bất ngờ ập vào kiểm tra Cty Vedan VN.
Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện Cty Vedan đang có hành vi xả hàng ngàn m3 nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc ra sông Thị Vải mà không qua một công đoạn xử lý nào.
Qua điều tra, tìm hiểu ông Lương Minh Thảo còn phát hiện ra Cty Vedan có thủ đoạn “che mắt” cơ quan chức năng nhằm trốn tránh hành vi gây ô nhiễm hết sức tinh vi bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Hơn 700 đơn tố cáo của người dân
Theo đó, hệ thống này được thiết kế cả ngàn ống dẫn nước thải được lắp đặt các van đóng-mở tự động. Khi đang xả nước thải, nếu phát hiện đoàn kiểm tra chỉ cần ngắt cầu dao riêng, lập tức toàn bộ các van xả đóng lại, do đó nước thải từ Cty đổ ra chỉ chảy vòng vòng trong các hồ xử lý nước thải mà không có giọt nào ra sông.
Ngược lại, khi không có động tĩnh gì, chỉ cần mở cầu dao thứ hai thì toàn bộ các van sẽ mở và nước thải từ các ống sẽ xả thẳng vào sông Thị Vải…
Hai cầu dao trên được trên được đặt ở vị trí rất kín, thậm chí nhân viên của Cty cũng không thể biết mà chỉ có hai chuyên gia người Đài Loan được phép sử dụng.
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, tại hiện trường PGĐ phụ trách văn phòng Cty Vedan VN đã thừa nhận hành vi vi phạm. Đại tá Lương Minh Thảo cho biết, hành vi vi phạm của Cty Vedan là ”Đặc biệt nghiêm trọng”.
SƠ ĐỒ NHÀ MÁY VÀ KHU XA THẢI XUỐNG SÔNG THỊ VẢI
II. NHỮNG VI PHẠM CỦA CTY VEDAN
1. Ngày 14/9/2005, Đại tá Lương Minh Thảo – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (C36) cho biết, C36 vừa phát hiện Cty Vedan VN (xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai) mỗi ngày xả khoảng 5.000m3 nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, và đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải.
2. Cơ quan thanh tra đã phát hiện nước thải của Công ty Vedan ra sông Thị Vải có chứa nhiều axitsunfurit gây hại cho môi trường. Công ty này cũng thừa nhận mỗi ngày thải ra khoảng 1.500m3 nước thải độc hại ra sông Thị Vải.
3. Đại tá Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an, đã khẳng định: Cty Vedan đã cố tình xây dựng hệ thống đường ngầm để thải chất thải độc hại xuống dòng sông Thị Vải, lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.
4. Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên cho biết: "Vedan đã gian lận. Tôi cho đây là hành vi lừa đảo, vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Nhưng sai phạm này quá tinh vi, bình thường khó có thể phát hiện được"
5. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: "Trước khi bị đưa ra ánh sáng, Vedan cũng đã có những hành động đánh lừa cơ quan quản lý để trốn tránh trách nhiệm kinh tế nhiều nghìn tỷ đồng". Hệ thống xả nước thải mà Công ty Vedan đang vận hành là trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải, không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và đã vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ông nói tiếp:
trong những lần khảo sát, dù biết mập mờ việc Công ty Vedan có vi phạm về môi trường nhưng cũng đành "bó tay", bởi Vedan đã quá tinh vi khi thực hiện hành vi của mình. Hơn nữa theo quy định, trước khi tiến hành thanh tra, cơ quan chức năng đều phải báo trước cho đơn vị bị thanh tra biết trước. Chính vì vậy, mỗi lần đến kiểm tra thì đều thấy không có vấn đề gì.
NƯỚC XẢ TỪ NHÀ MÁY XUỐNG SÔNG THỊ VẢI
Hệ thống xữ lý nước thải
III. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐÃ ÁP DỤNG
Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức, Vedan đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, làm thủy sản chết hàng loạt. Năm 2005, Vedan đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ nông dân nuôi trồng thủy sản thuộc tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu và TPHCM số tiền 15 tỷ đồng.
Năm 2005, Bộ TNMT đã thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với Vedan và xác định công ty này đã vi phạm các hành vi thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần trở lên. Và Vedan đã bị xử phạt 9 triệu đồng
Năm 2007, Sở TNMT tỉnh Đồng Nai đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải. Kết quả, Vedan đã không thực hiện quy định này.
Việc xả dịch thải lỏng của Vedan đã chốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hàng chục tỷ đồng- theo quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ- CP
Ngày 19/9/2008, công ty Vedan VN đã phải ký nhận 10 nội dung vi phạm và phải đối mặt với mức phạt dự kiến 91 tỷ đồng. Ông Yang Kun Xiang, Phó chủ tịch HĐQT công ty cũng xin lỗi vì những hành vi gây ra với môi trường 14 năm qua
Đại tá Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an khẳng định vi phạm của Cty Vedan là có hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi ấy không chỉ vi phạm điều 37, 81, 82 Luật Bảo vệ môi trường; vi phạm điều 10 Nghị định 81/CP mà còn có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 1999)
Dấu hiệu thứ 3 như một số cơ quan báo chí nêu, đó là trốn xử lý nước thải doanh nghiệp để bỏ túi hàng trăm triệu mỗi ngày. Như vậy, có thể khẳng định sai phạm của Vedan quá đủ dấu hiệu cấu thành tội Gây ô nhiễm nguồn nước tại Điều 183 Bộ luật Hình sự
IV. BÌNH LUẬN CỦA NHÓM
Bị phát hiện, vẫn ngang nhiên xả nước thải
Đoàn kiểm tra lập biên bản, yêu cầu Công ty Vedan giữ nguyên hiện trạng toàn bộ hệ thống đường ống mà đoàn phát hiện để chờ kết quả xử lý từ cơ quan chức năng. Chấm dứt việc bơm dịch thải lỏng chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Tuy nhiên, “lệnh” cấm này không làm Vedan “nao núng”.
Bằng chứng là ngày 12/09 (tức 2 ngày sau khi đoàn kiểm tra Bộ TN&MT phát hiện, lập biên bản) Công ty Vedan lại tổ chức bơm hàng ngàn khối nước thải chưa qua xử lý, bốc mùi hôi thối nồng nặc ra sông Thị Vải và bị Cục Cảnh sát Môi trường bất ngờ ập vào bắt quả tang.
CƠ QUAN CHỨC NĂNG, NHÀ QUẢN LÝ NÓI GÌ?
TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?
Công ty Vedan thải nước độc hại vào môi trường từ năm 1994 nhưng không bị phát hiện, xử lý, ông Hoàng Văn Thống (Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở TN&MT Đồng Nai) cho biết: Trung bình một năm Sở lập đoàn hai lần đi kiểm tra Công ty Vedan, tuy nhiên do thời gian ngắn (1 ngày), nên không đủ thời gian, năng lực để phát hiện ra. “Chúng tôi từng phát hiện ra một số đường ống, nhưng nhân viên Công ty Vedan giải thích là ống bơm nước từ sông Thị Vải vào để giải nhiệt cho máy móc…!”
MỘT ĐƯỜNG ỐNG XẢ CHẤT THẢI KHÔNG QUA XỬ LÝ CỦA CÔNG TY VEDAN VN
Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên nói: "Bản thân tôi đã đi khảo sát 5 lần dọc sông Thị Vải mà không cho địa phương biết và thấy bức xúc từ năm 2005. Tôi từng tiên liệu đến năm 2050 toàn bộ dòng sông Thị Vải sẽ bị khai tử. Tôi đã dự báo vậy, tuy nhiên, ngày dòng sông này chết có thể còn sớm hơn dự báo". "Vedan đã gian lận. Tôi cho đây là hành vi lừa đảo, vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Nhưng sai phạm này quá tinh vi, bình thường khó có thể phát hiện được" - Bộ trưởng Nguyên thừa nhận.
LÂM MẬU PHỦ (NGƯỜI ĐÀI LOAN) - NGƯỜI VẬN HÀNH CHÍNH HỆ THỐNG XẢ CỦA VEDAN.
CỐNG XẢ NƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY VEDAN RA SÔNG THỊ VẢI
NHỮNG Ý KIẾN BÌNH LUẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Sự cần thiết phải xử lý nghiêm vụ Vedan, thì đồng thời kiểm tra lại toàn bộ các hệ thống nước thải của khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất để đánh giá về môi truờng và có biện pháp xử lý hiệu quả (trong đó xã hội hoá công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường là quan trọng nhất).
Sông Thị Vải không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng tôi nhưng vì quá bức xúc với việc kinh doanh của Vedan nên từ nay chúng tôi và gia đình chúng tôi sẽ không bao giờ dùng sản phẩm của Vedan nữa
Về mặt pháp luật, chúng ta - những người dân Việt Nam đã và đang phải chịu đựng sự ô nhiễm môi trường do các công ty nước ngoài cố tình gây ra vì lợi nhuận mà họ thu được trên tính mạng, sức khỏe của chúng ta. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục tiêu thụ hàng hóa của các công ty này tức là chúng ta hậu thuẫn cho những kẻ đã, đang và sẽ mang bệnh tật, chết chóc đến cho đồng bào mình
Hình ảnh bị biến dạng khi nghỉ về một công ty lớn VE DAN
Ô NHIỄM NẶNG NƯỚC SỐNG THỊ VẢI
THAY CHO LỜI KẾT
Người dân các nước Âu, Mỹ đã ý thức và cùng nhau làm mạnh tay (họ không chỉ có nói) đối với tất cả các công ty, nhà máy gây ô nhiễm cho môi trường sống của họ. Họ đã, đang và sẽ đấu tranh vì quyền lợi của họ, dân tộc họ, thế hệ tương lai của họ, xã hội và quốc gia của họ. Vậy chúng ta hãy hưởng ứng và hành động mạnh tay với những doanh nghiệp đầu độc môi trường.
Chúng ta đã thấy tình trạng Sữa Độc ở Trung Quốc nghiêm trọng như thế nào. Hóa chất độc hại có khả năng làm diệt chủng cả một thế hệ giống nòi người Việt Nam. Theo tôi cần phải xử lý nghiêm Vedan. Ngoài ra chắc chắn còn rất nhiều công ty, xí nghiệp khác vi phạm thải chất thại tương tự nhưng chưa lộ rõ nên chúng ta chưa phát hiện
Xin chân thành cám ơn cô giáo bộ môn và các anh chị đã chú ý theo dỏi tham luận của nhóm 1 lớp Luật K17A_TC. Chúc cô giáo và toàn thể các anh chị lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, học tập tốt và thành công trong công tác!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)