Về tài liệu lưu trữ đảng và nghiên cứu đính chính các sự kiện lịch sử

Chia sẻ bởi Nguyễn Lệ Nhung | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Về tài liệu lưu trữ đảng và nghiên cứu đính chính các sự kiện lịch sử thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Vài nét về tài liệu lưu trữ đảng
và nghiên cứu đính chính các sự kiện lịch sử

Nguyễn Lệ Nhung

Nhìn lại tình hình nghiên cứu lịch sử của chúng ta trong vài thập kỷ gần đây, lịch sử Việt Nam vẫn là đối tượng thu hút sự quan tâm của giới sử học. Nhiều công trình nghiên cứu lịch sử được công bố như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nam Trung bộ kháng chiến (1945-1975), v.v...
Các công trình sử học này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của đất nước; góp phần xây dựng một thế giới quan khoa học cách mạng không những cho hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn lịch sử, những người nghiên cứu phải sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau, trong đó tài liệu lưu trữ Đảng là nguồn sử liệu đóng vai trò quan trọng và chủ yếu. Bài viết này của chúng tôi xin nêu vài nét về nguồn tài liệu lưu trữ đảng, về vai trò của tài liệu lưu trữ đảng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử và nghiên cứu đính chính những sự kiện lịch sử.
1. Tài liệu lưu trữ Đảng với tư cách là nguồn sử liệu trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử
Có thể nói, đây là vấn đề nhận thức đúng đắn của các nhà nghiên cứu lịch sử. Chúng ta đều biết rằng, trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học đã sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau: sử liệu chữ viết, sử liệu vật thật, sử liệu truyền miệng, sử liệu nghe nhìn, v. v...
Để hiểu bản chất của nguồn sử liệu, chúng ta nên xác định thế nào là nguồn sử liệu nói chung và sử liệu - tài liệu lưu trữ Đảng nói riêng. Thực tế nghiên cứu lịch sử cho thấy, theo nghĩa rộng, nguồn sử liệu là tất cả những gì chứa đựng các thông tin về quá khứ hoạt động của con người trong điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Theo ý kiến của nhà sử học Ba Lan Topolski thì "Nguồn sử liệu là mọi thông tin về đời sống con người trong quá khứ cùng với các kênh thông tin". Có thể lấy thí dụ: Nghị quyết 15 của Trung ương ngày 13.01.1959 về đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam là kênh chứa đựng thông tin về đường lối, phương hướng, phương châm đấu tranh cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước; Chỉ thị cuối năm 1958 của Liên khu ủy V về xây dựng căn cứ miền núi là kênh chứa đựng thông tin về chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở miền núi, xây dựng căn cứ địa ở miền núi để bảo tồn và phát triển lực lượng vũ trang ở miền Nam Trung bộ. Ta có thể khai thác tin trên một kênh dưới nhiều góc độ khác nhau và khai thác cùng một tin qua nhiều kênh khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, nguồn sử liệu - tài liệu lưu trữ Đảng là những tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương, của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và các đảng viên tiêu biểu của Đảng, được bảo quản cố định trong các kho lưu trữ Đảng. Chúng phản ánh những thông tin về quá khứ, phản ánh chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, phản ánh tình hình cách mạng Việt Nam, phản ánh sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội.
Trên cơ sở các khái niệm theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp về nguồn sử liệu, chúng ta có thể thấy tài liệu lưu trữ được sinh ra không phải nhằm mục đích để làm sử liệu, mà chúng sinh ra trước hết là do nhu cầu của thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. Như vậy, chúng phải được xem xét như là những hiện tượng xã hội được sinh ra trong những hoàn cảnh nhất định. Thí dụ: Nhóm tài liệu văn kiện phản ánh những quyết sách quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng ta như Nghị quyết 15 ngày 13.01.1959 của Ban Chấp hành Trung ương, Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, Nghị quyết hội nghị Liên khu ủy V năm 1958, Chỉ thị cuối năm 1958 của Liên khu ủy V về xây dựng căn cứ miền núi,... Những tài liệu văn kiện trên phản ánh rõ nét chủ trương, đường lối của Đảng ta, Nhà nước ta trong thời kỳ đấu tranh giành thống nhất nước nhà, phản ánh con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là con đường bạo lực của quần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lệ Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)