Vệ sinh rửa tay
Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Hưng |
Ngày 03/05/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Vệ sinh rửa tay thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các cô giáo về dự chuyên đề TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI ĐỒNG CHUYÊN ĐỀ CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON CÁC KỸ NĂNG CHĂM SÓC VỆ SINH CHO TRẺ MẦM NON A. Mục đích yêu cầu: - Giúp giáo viên nắm được các thao tác vệ sinh chăm sóc trẻ và làm thành thạo, đúng các động tác . - Biết thực hiện những nội dung thực hành chăm sóc về cách tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, chăm sóc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường mầm non. B. Nội dung: * Tổ chức chăm sóc trẻ: Nhu cầu về nước uống: Hằng ngày trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè, lượng nước đưa vào cơ thể trẻ (dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa quả).Nhu cầu về nước của các độ tuổi: - 12-18T : 1,3 - 1,5 lít/ngày/trẻ. - 18 -36T: 1,5 - 1,6 lít/ngày/trẻ. - 36 -72T: 1,6 - 2 lít/ngày/trẻ. II. Lau mặt: 1. Yêu cầu: - Mỗi trẻ một khăn mặt sạch, giặt, phơi nắng.. Nếu có điều kiện luộc hằng ngày, hoặc mỗi tuần luộc 2,3 lần - Lau theo trình tự, mỗi chổ lau sử dụng một góc khăn sạch khác nhau. - Mùa đông: Lau bằng khăn ấm (dấp nước nóng và vắt khô) 2. Chuẩn bị: - Cô rửa tay sạch - Vắt khăn mặt cho hết nước, số khăn bằng số trẻ và dư vài cái. - Chậu hay xô 2 cái: 1 đựng khăn sạch, 1 đựng khăn bẩn - Giá để chậu (nếu có), giá cao 50-55cm có 2 tầng, tầng trên để chậu khăn sạch, tầng dưới để chậu khăn bẩn. - Ghế cô ngồi. 3. Cách lau : - Cô ngồi ghế, chậu khăn sạch (hoặc giá đặt chậu) để bên phải gần cô - Trẻ đứng hơi nghiêng người tựa lưng vào đùi cô. - Một tay cô nhẹ nhàng đỡ phía sau đầu trẻ, tay kia cô trải khăn trên lòng bàn tay dùng ngón cái và ngón giữa lau từng mắt trẻ trước, lau tiếp mũi mồm. Gập hoặc lật khăn lại, mỗi mặt khăn lau một bên trán má và lau lại cằm cổ. - Bỏ khăn bẩn vào chậu đựng khăn bẩn, lấy khăn sạch khác lau cho trẻ khác . * Chú ý : + Nếu có điều kiện cô vò từng khăn dưới vòi nước chảy và lần lượt rửa cho từng trẻ . + Lau mặt trước rửa tay sau. + Lau cho trẻ phải nhẹ nhàng, không vạch mi mắt, không lau 2 mắt cùng một lúc, không lau răng lợi. + Trẻ có chóc, chàm, mụn, lở phải lau sau cùng và giặt khăn riêng. III. Rửa tay cho trẻ . 1.Yêu cầu : - Rửa tay trẻ trước và sau khi ăn, sau khi chơi có tiếp xúc với đất cát - Rửa dưới dòng nước chảy, không rửa tay nhiều trẻ vào chung một chậu nước. - Mùa đông rửa bằng nước ấm 2. Chuẩn bị : - Thùng có vòi đựng nước sạch để trên giá cao vừa tầm tay trẻ (50-55cm) Nếu đựng nước vào xô hay chậu, phải có gáo múc. - Xô hay chậu hứng nƯỚC bẩn . - Khăn lau tay khô, treo gần thùng nước rửa tay. -Tải khô trải dưới chân chổ trẻ đứng rửa. - Xà phòng - Ghế cô ngồi - Cô rửa sạch tay trước khi rửa cho trẻ 3. Cách rửa : - Cô ngồi ghế, dụng cụ (giá, thùng nước) để phía trước hơi chếch về bên phải cô - Trẻ đứng bên trái cô, tư thế thoải mái.Tay trái cô cầm đỡ phía dưới cổ tay trẻ , tay phải cô rửa từng tay cho trẻ, bàn tay trẻ để xuôi sấp dưới dòng nước chảy, lần lượt rửa từ mu bàn tay đến kẽ, và đầu ngón tay. Lật ngửa tay lại, rửa lòng bàn tay và ngón tay. - Nếu tay trẻ dây mỡ, nước mắm phải được rửa bằng xà phòng. - Khi rửa cô không co kéo tay trẻ, bắt trẻ cúi hoặc ngồi rửa, tay áo trẻ được xắn cao (Nếu trẻ mặc áo dài tay). - Trẻ dưới 24 tháng, rửa xong cô lau tay cho trẻ, trẻ trên 24 tháng, cô hướng dẫn trẻ tự lau. IV. Rửa đít cho trẻ: 1.Yêu cầu : - Rửa nhẹ nhàng bằng tay (tuyệt đối không rửa bằng chân hoặc bằng một vật khác) - Rửa bằng vòi nước (hoặc dùng gáo múc nước dội, không rửa chung trong cùng một chậu) - Rửa xong lau khô cho trẻ (nên mỗi trẻ 1 khăn, khăn này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Việt Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)