Về Nam Cao
Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Tố Như |
Ngày 26/04/2019 |
73
Chia sẻ tài liệu: Về Nam Cao thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Nam Cao.
I.Cuộc đời.
1.Tiểu sử.
Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân tại Đại Hoàng, tổng Cao đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam.
Ông học hết bậc Thành Chung, sau đó vào Sài Gòn và có ý định du học, nhưng do sức khỏe nên phải về quê và thất nghiệp; có thời gian ông dạy học cho một trường tư ở Hà Nội, nhưng do chiến tranh, trường đóng cửa, ông chật vật với nghề viết văn và gia sư.
Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê nhà. Năm 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến; sau đó ông lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ. Năm 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới. Năm 1951, ông hi sinh trên đường làm công tác.
2.Con người
Bề ngoài, Nam Cao vụng về, ít nói, lạnh lung, nhưng đời sống nội tâm luôn sục sôi, căng thẳng: ông thường lấy làm xấu hổ những tư tưởng mà ông tự thấy là tầm thường, hèn kém của mình, đồng thời muốn khắc phục những tư tưởng ấy để sống xứng đáng với danh hiệu Con Người. Trong tâm hồn Nam Cao, thường xuyên diễn ra xung đột gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỷ, giữa dũng cảm với hèn nhát, giữa chân thực với giả dối, giữa khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường.
Nam Cao rất giàu ân tình đói với những người nghèo khổ bị áp bước và bị khinh miệt. Theo ông, không có tình thương với đồng loại thì không đáng được gọi là con người. Những tác phẩm ông viết về người nông dân nghèo là một thiên trữ tình đầy xót thương đối với những kiếp sống lầm than.
Nam Cao luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại từ thực tế mà để rút ra những khái phát triết lí sâu sắc.
II.Sự nghiệp văn học.
1. Quan điểm sáng tác.
Với tư cách là nhà văn, Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Chủ nghĩa hiện thực từ đầu thế kỷ XX đến Nam Cao mới thật sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó.
“Trăng sáng”, “Đời thừa” được xem như những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công, phục vụ thị hiếu “lãng mạn” của bọn trưởng giả no nê, nhàn rỗi, xem đó là thứ “ánh trăng lừa dối”.
DC: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than… Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời.” (Trăng sáng)
Nam Cao chủ trương văn học phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân dân trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Một tác phẩm văn chương hay, có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc, mang nỗi đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người.
DC: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho con người gần con người hơn” (Đời thừa).
Văn chương là một hoạt động sáng tạo, đòi hỏi người cầm bút phải biết khơi sâu, tìm tòi, khám phá cái mới.
DC: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” (Đời thừa).
Nam Cao quan niệm nhà văn phải là con người chân chính, phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình, không được dối trá, cẩu thả, chạy theo đồng tiền.
DC: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện” (Đời thừa).
Sau CMT8 1945, Nam Cao vẫn tiếp tục sáng tạo theo quan điểm tích cực, song ông đã có cái nhìn toàn diện hơn về hiện thực. Tác phẩm “Đôi mắt” là một bản tuyên ngôn nghệ thuật khác của Nam Cao. Theo ông, phải có đôi mắt của tình thương mới thấu hiểu được bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động; nhờ giác ngộ về vai trò cách mạng của quần chúng nhân dân
I.Cuộc đời.
1.Tiểu sử.
Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân tại Đại Hoàng, tổng Cao đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam.
Ông học hết bậc Thành Chung, sau đó vào Sài Gòn và có ý định du học, nhưng do sức khỏe nên phải về quê và thất nghiệp; có thời gian ông dạy học cho một trường tư ở Hà Nội, nhưng do chiến tranh, trường đóng cửa, ông chật vật với nghề viết văn và gia sư.
Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê nhà. Năm 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến; sau đó ông lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ. Năm 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới. Năm 1951, ông hi sinh trên đường làm công tác.
2.Con người
Bề ngoài, Nam Cao vụng về, ít nói, lạnh lung, nhưng đời sống nội tâm luôn sục sôi, căng thẳng: ông thường lấy làm xấu hổ những tư tưởng mà ông tự thấy là tầm thường, hèn kém của mình, đồng thời muốn khắc phục những tư tưởng ấy để sống xứng đáng với danh hiệu Con Người. Trong tâm hồn Nam Cao, thường xuyên diễn ra xung đột gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỷ, giữa dũng cảm với hèn nhát, giữa chân thực với giả dối, giữa khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường.
Nam Cao rất giàu ân tình đói với những người nghèo khổ bị áp bước và bị khinh miệt. Theo ông, không có tình thương với đồng loại thì không đáng được gọi là con người. Những tác phẩm ông viết về người nông dân nghèo là một thiên trữ tình đầy xót thương đối với những kiếp sống lầm than.
Nam Cao luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại từ thực tế mà để rút ra những khái phát triết lí sâu sắc.
II.Sự nghiệp văn học.
1. Quan điểm sáng tác.
Với tư cách là nhà văn, Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Chủ nghĩa hiện thực từ đầu thế kỷ XX đến Nam Cao mới thật sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó.
“Trăng sáng”, “Đời thừa” được xem như những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công, phục vụ thị hiếu “lãng mạn” của bọn trưởng giả no nê, nhàn rỗi, xem đó là thứ “ánh trăng lừa dối”.
DC: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than… Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời.” (Trăng sáng)
Nam Cao chủ trương văn học phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân dân trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Một tác phẩm văn chương hay, có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc, mang nỗi đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người.
DC: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho con người gần con người hơn” (Đời thừa).
Văn chương là một hoạt động sáng tạo, đòi hỏi người cầm bút phải biết khơi sâu, tìm tòi, khám phá cái mới.
DC: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” (Đời thừa).
Nam Cao quan niệm nhà văn phải là con người chân chính, phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình, không được dối trá, cẩu thả, chạy theo đồng tiền.
DC: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện” (Đời thừa).
Sau CMT8 1945, Nam Cao vẫn tiếp tục sáng tạo theo quan điểm tích cực, song ông đã có cái nhìn toàn diện hơn về hiện thực. Tác phẩm “Đôi mắt” là một bản tuyên ngôn nghệ thuật khác của Nam Cao. Theo ông, phải có đôi mắt của tình thương mới thấu hiểu được bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động; nhờ giác ngộ về vai trò cách mạng của quần chúng nhân dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Ngọc Tố Như
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)