Vẽ lại mạch điện
Chia sẻ bởi Vũ Tuấn Hùng |
Ngày 26/04/2019 |
76
Chia sẻ tài liệu: Vẽ lại mạch điện thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Nội dung bài tập và cách giải:
1. Nội dung:
Ví dụ : ( Bài 2.22 – trang 23 – sách bài tập vật lý 11 nâng cao )
Cho mạch điện như hình vẽ 1.
Cho biết:R1 = R2 = 2; R3 = R4 = R5 = R6 = 4. Điện trở của các ampe kế nhỏ không đáng kể.
Tính RAB
Cho UAB = 12 V. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và số chỉ các ampe kế .
2. Phương pháp giải tổng quát:
Đối với dạng bài tập điện một chiều, trong đó sơ đồ mạch ngoài gồm có nhiều điện trở ghép hỗn hợp trong đó có những điểm có cùng điện thế như sơ đồ trên thì nhìn vào hình vẽ ta chưa thể viết được sơ đồ mắc điện trở ngay mà đòi hỏi phải vẽ lại mạch điện bằng cách chập các điểm có cùng điện thế thì giáo viên có thể thực hiện các hoạt động sau:
HOẠT ĐỘNG 1: Nhắc lại các đặc điểm của đoạn mạch điện trở ghép song song và ghép nối tiếp:
a. Ghép nối tiếp
Ib = I1 = I2 = ... = In
Ub = U1 + U2 + ... + Un
Rb = R1 + R2 + ... + Rn
b. Ghép song song
Ib = I1 + I2 + ... + In
Ub = U1 = U2 = ... = Un
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ lại sơ đồ mạch điện. Tiến hành lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Đặt tên cho các điểm nút trong mạch điện.
Bước 2: Xác định các điểm có cùng điện thế: do dây dẫn và ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể nên hiệu điện thế giữa hai đầu ampe kế coi như bằng không, suy ra điện thế hai đầu ampe kế là bằng nhau.
Bước 3: Xác định điểm đầu và điểm cuối của mạch điện.
Bước 4: Liệt kê các điểm nút của mạch điện theo hàng ngang theo thứ tự các nút trong mạch điện ban đầu, điểm đầu và điểm cuối của mạch điện để ở hai đầu của dãy hàng ngang, mỗi điểm nút được thay thế bằng một dấu chấm, những điểm nút có cùng điện thế thì chỉ dùng một chấm điểm chung và dưới chấm điểm đó có ghi tên các nút trùng nhau.
Bước 5: Lần lượt từng điện trở nằm giữa hai điểm nào thì đặt các điện trở vào giữa hai điểm đó.
HOẠT ĐỘNG 3: Áp dụng các công thức đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp và song song để giải bài toán theo các yêu cầu của đề bài.
3. Áp dụng giải ví dụ:
Bước 1: Đặt tên cho các điểm nút A, B, C, D, E, F, H như hình vẽ 1.
Bước 2: Xác định các điểm có cùng điện thế : VC = VD = VE = VB
Bước 3: Xác định điểm đầu mạch điện:A; và điểm cuối của mạch điện (B,C,D,E)
Bước 4: Liệt kê các điểm nút của mạch điện theo hàng ngang như hình 2
Bước 5: Lần lượt từng điện trở nằm giữa hai điểm nào thì đặt các điện trở vào giữa hai điểm đó ( Hình 3 ). Cụ thể:
Điện trở R1 nằm giữa hai điểm A và F
Điện trở R2 nằm giữa hai điểm F và H
Điện trở R3 nằm giữa hai điểm H và B
Điện trở R4 nằm giữa hai điểm A và C ( cũng là nằm giữa A và B )
Điện trở R5 nằm giữa hai điểm F và D ( cũng là nằm giữa F và B )
Điện trở R6 nằm giữa hai điểm H và E ( cũng là nằm giữa H và B )
Từ sơ đồ mạch điện vẽ lại như hình 3, ta dễ dàng xác định được sơ đồ mắc :
Bước 6: Áp dụng các công thức đặc điểm của đoạn mạch song song và nối tiếp, ta dễ dàng tính toán được các đại lượng theo yêu cầu của đề bài. (Trong nội dung giới hạn của đề tài, tôi chỉ tập trung về việc vẽ lại mạch điện, còn việc giải bài toán khi đã có sơ đồ mắc tôi không đề cập đến ở đây vì vẫn tuân theo cách giải thông thường)
II. Bài tập vận dụng:
Bài tập : ( Bài 2.27 – trang 24 – sách bài tập vật lý 11 nâng cao )
Cho mạch điện như hình vẽ 1.
Cho biết:UAB = 6 V; R1 = R2 = R3 = R4 = 2; R5 = R6 = 1; R7 = 4. Điện trở của vôn kế rất lớn, điện trở của các ampe kế nhỏ không đáng kể. Tính RAB, cường độ dòng điện qua các điện trở, số chỉ các ampe kế và vôn kế.
I. Nội dung bài tập và cách giải:
1. Nội dung:
Ví dụ : ( Bài 2.22 – trang 23 – sách bài tập vật lý 11 nâng cao )
Cho mạch điện như hình vẽ 1.
Cho biết:R1 = R2 = 2; R3 = R4 = R5 = R6 = 4. Điện trở của các ampe kế nhỏ không đáng kể.
Tính RAB
Cho UAB = 12 V. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và số chỉ các ampe kế .
2. Phương pháp giải tổng quát:
Đối với dạng bài tập điện một chiều, trong đó sơ đồ mạch ngoài gồm có nhiều điện trở ghép hỗn hợp trong đó có những điểm có cùng điện thế như sơ đồ trên thì nhìn vào hình vẽ ta chưa thể viết được sơ đồ mắc điện trở ngay mà đòi hỏi phải vẽ lại mạch điện bằng cách chập các điểm có cùng điện thế thì giáo viên có thể thực hiện các hoạt động sau:
HOẠT ĐỘNG 1: Nhắc lại các đặc điểm của đoạn mạch điện trở ghép song song và ghép nối tiếp:
a. Ghép nối tiếp
Ib = I1 = I2 = ... = In
Ub = U1 + U2 + ... + Un
Rb = R1 + R2 + ... + Rn
b. Ghép song song
Ib = I1 + I2 + ... + In
Ub = U1 = U2 = ... = Un
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ lại sơ đồ mạch điện. Tiến hành lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Đặt tên cho các điểm nút trong mạch điện.
Bước 2: Xác định các điểm có cùng điện thế: do dây dẫn và ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể nên hiệu điện thế giữa hai đầu ampe kế coi như bằng không, suy ra điện thế hai đầu ampe kế là bằng nhau.
Bước 3: Xác định điểm đầu và điểm cuối của mạch điện.
Bước 4: Liệt kê các điểm nút của mạch điện theo hàng ngang theo thứ tự các nút trong mạch điện ban đầu, điểm đầu và điểm cuối của mạch điện để ở hai đầu của dãy hàng ngang, mỗi điểm nút được thay thế bằng một dấu chấm, những điểm nút có cùng điện thế thì chỉ dùng một chấm điểm chung và dưới chấm điểm đó có ghi tên các nút trùng nhau.
Bước 5: Lần lượt từng điện trở nằm giữa hai điểm nào thì đặt các điện trở vào giữa hai điểm đó.
HOẠT ĐỘNG 3: Áp dụng các công thức đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp và song song để giải bài toán theo các yêu cầu của đề bài.
3. Áp dụng giải ví dụ:
Bước 1: Đặt tên cho các điểm nút A, B, C, D, E, F, H như hình vẽ 1.
Bước 2: Xác định các điểm có cùng điện thế : VC = VD = VE = VB
Bước 3: Xác định điểm đầu mạch điện:A; và điểm cuối của mạch điện (B,C,D,E)
Bước 4: Liệt kê các điểm nút của mạch điện theo hàng ngang như hình 2
Bước 5: Lần lượt từng điện trở nằm giữa hai điểm nào thì đặt các điện trở vào giữa hai điểm đó ( Hình 3 ). Cụ thể:
Điện trở R1 nằm giữa hai điểm A và F
Điện trở R2 nằm giữa hai điểm F và H
Điện trở R3 nằm giữa hai điểm H và B
Điện trở R4 nằm giữa hai điểm A và C ( cũng là nằm giữa A và B )
Điện trở R5 nằm giữa hai điểm F và D ( cũng là nằm giữa F và B )
Điện trở R6 nằm giữa hai điểm H và E ( cũng là nằm giữa H và B )
Từ sơ đồ mạch điện vẽ lại như hình 3, ta dễ dàng xác định được sơ đồ mắc :
Bước 6: Áp dụng các công thức đặc điểm của đoạn mạch song song và nối tiếp, ta dễ dàng tính toán được các đại lượng theo yêu cầu của đề bài. (Trong nội dung giới hạn của đề tài, tôi chỉ tập trung về việc vẽ lại mạch điện, còn việc giải bài toán khi đã có sơ đồ mắc tôi không đề cập đến ở đây vì vẫn tuân theo cách giải thông thường)
II. Bài tập vận dụng:
Bài tập : ( Bài 2.27 – trang 24 – sách bài tập vật lý 11 nâng cao )
Cho mạch điện như hình vẽ 1.
Cho biết:UAB = 6 V; R1 = R2 = R3 = R4 = 2; R5 = R6 = 1; R7 = 4. Điện trở của vôn kế rất lớn, điện trở của các ampe kế nhỏ không đáng kể. Tính RAB, cường độ dòng điện qua các điện trở, số chỉ các ampe kế và vôn kế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Tuấn Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)