Vẽ kỹ thuật
Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Quân |
Ngày 29/04/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: vẽ kỹ thuật thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
IV HÌNH CẮT - MẶT CẮT – HÌNH TRÍCH
I Khái niệm hình cắt - mặt cắt
1 Khái niệm
Giả sử dùng mp A cắt vật thể làm 2 phần
Phần 1 : Phần giữa mắt người quan sát và mp cắt
Phần 2 : Phần giữa mp cắt và mp hình chiếu cơ bản.
Nếu bỏ phần 1, chiếu toàn bộ phần 2 lên mặt phẳng cơ bản, ta được hình cắt
Nếu chỉ vẽ lại phần vật thể thuộc mp cắt lên mp hình chiếu cơ bản, ta được mặt cắt
c. Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt
Các đường gạch kẻ bằng nét liền mảnh, khoảng cách từ 2-8mm
Các đường gạch nghiêng 45 độ so với phương nằm ngang
Trường hợp khó nhận biết hình, đường gạch có thể nghiêng 30 hoặc 60 độ
Mặt cắt của cùng 1 chi tiết gạch giống nhau, khác chi tiết thì gạch khác nhau.
Mặt cắt có bề rộng lớn thì vẽ ở biên, mặt cắt có bề rộng <2mm thì tô đen
- Bản vẽ cần thể hiện các loại vật liệu mới, thì phải dùng kí hiệu phụ, ghi chú.
2. Phân loại hình cắt
2.1 Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt
Hình cắt đứng : mp cắt // P1
Hình cắt bằng : mp cắt // P2
Hình cắt cạnh : mp cắt // P3
Hình cắt nghiêng : mp cắt không // với bất kì mp hình chiếu nào
hình cắt đứng hình cắt cạnh
a/ Phân loại theo số lượng mặt phẳng cắt
Hình cắt đơn giản : là hình cắt nhận được khi dùng một mp cắt đơn giản.
Hình cắt dọc : mp cắt dọc trục hoặc theo chiều dài chiều cao của vật thể.
Hình cắt ngang : mp cắt vuông góc với với chiều dài chiều cao của vật thể.
Hình cắt phức tạp : là hình cắt nhận được khi sử dụng 2 hay nhiều mặt phẳng cắt
Hình cắt bậc : Là hình cắt nhận được khi mp cắt song song với mp hình chiếu biểu diễn hình cắt.
Hình cắt xoay : là hình cắt nhận được khi có 1 mp cắt song song với mp biểu diễn hình cắt, mp còn lại hợp với mp thức nhất 1 góc. Sau khi cắt xong, xoay về trùng mp cắt thứ nhất để vẽ hình cắt xoay.
c/ Các qui ước
Mp cắt được biểu diễn bằng nét cắt tại các vị trí đầu, cuối, nơi chuyển tiếp.
Nét cắt không được chạm vào đường bao của vật thể hay đường kích thước.
Dùng mũi tên chạm vào nét cắt để chỉ hướng chiếu sau khi cắt
Dùng chữ cái in hoa đặt tên cho hình cắt, đặt ở trên hướng nằm ngang, cạnh mũi tên chỉ hướng chiếu. Cặp chữ cái in hoa được vẽ bằng nét liền đậm, đặt ở phía trên hình cắt.
Nếu mp cắt trùng với mp đối xứng của vật thể và các hình cắt đặt ở vị trí hình chiếu tương ứng , thì không cần thể hiện vị trí mp cắt trên hình chiếu và trên hình cắt không cần ghi chú hay kí hiệu gì.
Để giảm bớt số lượng hình biểu diễn, trong trường hợp vật thể đối xứng, cho phép vẽ ½ hình chiếu và ½ hình cắt.
Nửa hình chiếu đặt ở phía bên trái, nửa hình cắt đặt ở phía bên phải. Lúc này, hình được gọi là hình cắt ghép
Ranh giới giữa hình cắt và hình chiếu của hình cắt ghép là trục đối xứng vẽ bằng nét chấm gạch mảnh.
Hình chiếu đứng Hình cắt đứng Hình cắt ghép
Trường hợp hình cắt ghép có nét liền đậm trùng với trục đối xứng, thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách.
Nét này vẽ lệch sang phần hình chiếu hay hình cắt phụ thuộc vào nét liền đậm thuộc nửa hình cắt hay nửa hình chiếu
Trong hình cắt ghép, cho phép bỏ các nét đứt ở phần hình cắt hoặc phần hình chiếu nếu nó được thể hiện rõ ở phần còn lại.
Khi cắt dọc trục các chi tiết như : trụ đặc , nan hoa, gân chịu lực, đinh tán, bu lông thì không gạch mặt cắt. Riêng đối với hình cầu không gạch cả khi cắt dọc lẫn cắt ngang (viên bi)
3/ Phân loại mặt cắt
a/ Mặt cắt rời :
Là mặt cắt được vẽ riêng ra ngoài hình biểu diễn của vật thể.
Đường bao bằng nét liền đậm
- Được sử dụng khi đường bao mặt cắt phức tạp
b/ Mặt cắt chập
- Là loại mặt cắt được vẽ ghép vào hình chiếu của vật thể.
- Đường bao bằng nét liền mảnh.
- Áp dụng đối với các mặt cắt có đường bao đơn giản.
c/ Các quy ước
Mặt cắt rời đối xứng thường đặt theo đường kéo dài của nét cắt. Lúc này, trục đối xứng của mặt cắt trùng với nét cắt.
Mặt cắt chập và mặt cắt rời không đối xứng đặt ở chỗ cắt lìa, hoặc ở đường kéo dài của nét cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt và mũi tên chỉ hướng chiếu.
Các trường hợp còn lại đều phải đặt tên. Cách đặt tên giống như ở phần hình cắt. Trường hợp mặt cắt được xoay đi 1 góc, phải có mũi tên cong trên đầu.
Nếu mp cắt đi qua trục các lỗ nón, trụ, cầu, thì trên mặt cắt đường bao của mặt tròn xoay được vẽ đầy đủ trong hình cắt.
Sử dụng các kí hiệu giống nhau cho các mặt cắt giống nhau thuộc cùng 1 vật thể. Cho phép vẽ mặt cắt đại diện.
Mặt cắt nghiêng
Là mặt cắt thu được trên mặt phẳng cắt không song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản.
4/ Hình trích
Là hình biểu diễn một phần vật thế ( thường với tỉ lệ phóng to)
Nếu phần nhỏ này trên hình biểu diễn tương ứng chưa thể hiện được hình dạng cũng như kích thước , ta khoanh phần hình biểu diễn bằng 1 vòng tròn, đánh số , biểu diễn bằng một hình biểu diễn riêng với tỉ lệ khác
5/ Hình cắt trục đo
Để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể, trên hình chiếu trục đo cũng thường vẽ hình cắt.
Chọn các mp cắt sao cho hình cắt trục đo vừa thể hiện được cấu tạo bên trong, vừa giữ được hình dạng bên ngoài của vật thể.
Thông thường, người ta sử dụng các mp cắt là mp đối xứng, hay song song với mp toạ độ, cắt đi ¼ vật thể.
b/ Phương pháp dựng : 2 phương pháp.
Phương pháp 1 :
Vẽ HCTĐ của toàn bộ vật thể.
Sử dụng các mp cắt, cắt 1 phần vật thể
Dựng từng khối của vật thể.
Gạch mặt cắt .
Phương pháp 2 :
Vẽ mặt cắt trước
Dựng HCTĐ phần còn lại sau mặt cắt
Gạch mặt cắt.
Sau khi vẽ HCTĐ, tẩy các nét không cần thiết, vẽ các yếu tố liên quan đến HCTĐ
c/ Qui ước
Cắt dọc qua gân, vật liệu vẫn được gạch cả phần gân chịu lực.
Dựng hệ trục bên cạnh HCTĐ minh hoạ góc giữa các trục, hệ số biến dạng, hướng nghiêng của hình gạch mặt cắt.
I Khái niệm hình cắt - mặt cắt
1 Khái niệm
Giả sử dùng mp A cắt vật thể làm 2 phần
Phần 1 : Phần giữa mắt người quan sát và mp cắt
Phần 2 : Phần giữa mp cắt và mp hình chiếu cơ bản.
Nếu bỏ phần 1, chiếu toàn bộ phần 2 lên mặt phẳng cơ bản, ta được hình cắt
Nếu chỉ vẽ lại phần vật thể thuộc mp cắt lên mp hình chiếu cơ bản, ta được mặt cắt
c. Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt
Các đường gạch kẻ bằng nét liền mảnh, khoảng cách từ 2-8mm
Các đường gạch nghiêng 45 độ so với phương nằm ngang
Trường hợp khó nhận biết hình, đường gạch có thể nghiêng 30 hoặc 60 độ
Mặt cắt của cùng 1 chi tiết gạch giống nhau, khác chi tiết thì gạch khác nhau.
Mặt cắt có bề rộng lớn thì vẽ ở biên, mặt cắt có bề rộng <2mm thì tô đen
- Bản vẽ cần thể hiện các loại vật liệu mới, thì phải dùng kí hiệu phụ, ghi chú.
2. Phân loại hình cắt
2.1 Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt
Hình cắt đứng : mp cắt // P1
Hình cắt bằng : mp cắt // P2
Hình cắt cạnh : mp cắt // P3
Hình cắt nghiêng : mp cắt không // với bất kì mp hình chiếu nào
hình cắt đứng hình cắt cạnh
a/ Phân loại theo số lượng mặt phẳng cắt
Hình cắt đơn giản : là hình cắt nhận được khi dùng một mp cắt đơn giản.
Hình cắt dọc : mp cắt dọc trục hoặc theo chiều dài chiều cao của vật thể.
Hình cắt ngang : mp cắt vuông góc với với chiều dài chiều cao của vật thể.
Hình cắt phức tạp : là hình cắt nhận được khi sử dụng 2 hay nhiều mặt phẳng cắt
Hình cắt bậc : Là hình cắt nhận được khi mp cắt song song với mp hình chiếu biểu diễn hình cắt.
Hình cắt xoay : là hình cắt nhận được khi có 1 mp cắt song song với mp biểu diễn hình cắt, mp còn lại hợp với mp thức nhất 1 góc. Sau khi cắt xong, xoay về trùng mp cắt thứ nhất để vẽ hình cắt xoay.
c/ Các qui ước
Mp cắt được biểu diễn bằng nét cắt tại các vị trí đầu, cuối, nơi chuyển tiếp.
Nét cắt không được chạm vào đường bao của vật thể hay đường kích thước.
Dùng mũi tên chạm vào nét cắt để chỉ hướng chiếu sau khi cắt
Dùng chữ cái in hoa đặt tên cho hình cắt, đặt ở trên hướng nằm ngang, cạnh mũi tên chỉ hướng chiếu. Cặp chữ cái in hoa được vẽ bằng nét liền đậm, đặt ở phía trên hình cắt.
Nếu mp cắt trùng với mp đối xứng của vật thể và các hình cắt đặt ở vị trí hình chiếu tương ứng , thì không cần thể hiện vị trí mp cắt trên hình chiếu và trên hình cắt không cần ghi chú hay kí hiệu gì.
Để giảm bớt số lượng hình biểu diễn, trong trường hợp vật thể đối xứng, cho phép vẽ ½ hình chiếu và ½ hình cắt.
Nửa hình chiếu đặt ở phía bên trái, nửa hình cắt đặt ở phía bên phải. Lúc này, hình được gọi là hình cắt ghép
Ranh giới giữa hình cắt và hình chiếu của hình cắt ghép là trục đối xứng vẽ bằng nét chấm gạch mảnh.
Hình chiếu đứng Hình cắt đứng Hình cắt ghép
Trường hợp hình cắt ghép có nét liền đậm trùng với trục đối xứng, thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách.
Nét này vẽ lệch sang phần hình chiếu hay hình cắt phụ thuộc vào nét liền đậm thuộc nửa hình cắt hay nửa hình chiếu
Trong hình cắt ghép, cho phép bỏ các nét đứt ở phần hình cắt hoặc phần hình chiếu nếu nó được thể hiện rõ ở phần còn lại.
Khi cắt dọc trục các chi tiết như : trụ đặc , nan hoa, gân chịu lực, đinh tán, bu lông thì không gạch mặt cắt. Riêng đối với hình cầu không gạch cả khi cắt dọc lẫn cắt ngang (viên bi)
3/ Phân loại mặt cắt
a/ Mặt cắt rời :
Là mặt cắt được vẽ riêng ra ngoài hình biểu diễn của vật thể.
Đường bao bằng nét liền đậm
- Được sử dụng khi đường bao mặt cắt phức tạp
b/ Mặt cắt chập
- Là loại mặt cắt được vẽ ghép vào hình chiếu của vật thể.
- Đường bao bằng nét liền mảnh.
- Áp dụng đối với các mặt cắt có đường bao đơn giản.
c/ Các quy ước
Mặt cắt rời đối xứng thường đặt theo đường kéo dài của nét cắt. Lúc này, trục đối xứng của mặt cắt trùng với nét cắt.
Mặt cắt chập và mặt cắt rời không đối xứng đặt ở chỗ cắt lìa, hoặc ở đường kéo dài của nét cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt và mũi tên chỉ hướng chiếu.
Các trường hợp còn lại đều phải đặt tên. Cách đặt tên giống như ở phần hình cắt. Trường hợp mặt cắt được xoay đi 1 góc, phải có mũi tên cong trên đầu.
Nếu mp cắt đi qua trục các lỗ nón, trụ, cầu, thì trên mặt cắt đường bao của mặt tròn xoay được vẽ đầy đủ trong hình cắt.
Sử dụng các kí hiệu giống nhau cho các mặt cắt giống nhau thuộc cùng 1 vật thể. Cho phép vẽ mặt cắt đại diện.
Mặt cắt nghiêng
Là mặt cắt thu được trên mặt phẳng cắt không song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản.
4/ Hình trích
Là hình biểu diễn một phần vật thế ( thường với tỉ lệ phóng to)
Nếu phần nhỏ này trên hình biểu diễn tương ứng chưa thể hiện được hình dạng cũng như kích thước , ta khoanh phần hình biểu diễn bằng 1 vòng tròn, đánh số , biểu diễn bằng một hình biểu diễn riêng với tỉ lệ khác
5/ Hình cắt trục đo
Để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể, trên hình chiếu trục đo cũng thường vẽ hình cắt.
Chọn các mp cắt sao cho hình cắt trục đo vừa thể hiện được cấu tạo bên trong, vừa giữ được hình dạng bên ngoài của vật thể.
Thông thường, người ta sử dụng các mp cắt là mp đối xứng, hay song song với mp toạ độ, cắt đi ¼ vật thể.
b/ Phương pháp dựng : 2 phương pháp.
Phương pháp 1 :
Vẽ HCTĐ của toàn bộ vật thể.
Sử dụng các mp cắt, cắt 1 phần vật thể
Dựng từng khối của vật thể.
Gạch mặt cắt .
Phương pháp 2 :
Vẽ mặt cắt trước
Dựng HCTĐ phần còn lại sau mặt cắt
Gạch mặt cắt.
Sau khi vẽ HCTĐ, tẩy các nét không cần thiết, vẽ các yếu tố liên quan đến HCTĐ
c/ Qui ước
Cắt dọc qua gân, vật liệu vẫn được gạch cả phần gân chịu lực.
Dựng hệ trục bên cạnh HCTĐ minh hoạ góc giữa các trục, hệ số biến dạng, hướng nghiêng của hình gạch mặt cắt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Anh Quân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)